Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến môi trường sức khỏe con người và sinh vật

Bài 21: Ôn tập chương 1 – Câu 12 trang 64 SGK Công nghệ 10. Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh và biện pháp hạn chế.

Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh và biện pháp hạn chế.

– Ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật:

+ Do sử dụng không đúng quy trình, sử dụng nhiều với nồng độ cao… làm cháy, táp lá ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, giảm chất lượng nông sản.

+ Diệt trừ cả sinh vật có ích, phá vỡ cân bằng sinh thái

+ Xuất hiện quần thể sinh vật gây hại kháng thuốc.

– Ảnh hưởng đến môi trường

+ Thuốc hoá học BVTV theo nước mưa, nước tưới trôi xuống đất, ngấm vào nguồn nước gây ô nhiễm đất, nước ảnh hưởng xấu đến sinh vật thuỷ sinh.

+ Thuốc tồn lưu trong cơ thể cây trồng, vật nuôi theo thức ăn vào người gây bệnh hiểm nghèo.

Quảng cáo

+ Thực phẩm có dư thừa thuốc hoá học BVTV có thể gây ngô độc cấp tính.

– Biện pháp hạn chế:

+ Chỉ dùng thuốc hoá học BVTV khi dịch hại tới ngưỡng gây bệnh.

+ Sử dụng thuốc có hệ số chọn lọc cao, phân huỷ nhanh

+ Sử dụng đúng thời gian, đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng

+ Bảo quản phải tuân thủ quy định an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    Câu 1 trang 60 Công nghệ 10: Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật.

    Lời giải:

    Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật là:

    – Gây hiệu ứng cháy, táp lá, thân, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm số lượng và chất lượng nông sản.

    – Ngoài khả năng tiêu diệt sâu bệnh thì nó cũng những thiên địch sống trên đồng ruộng, trên đất, trong nước.

    – Tạo điều kiện để hình thành những dạng dịch đột biến có thể chịu được thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

    Câu 2 trang 60 Công nghệ 10: Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh.

    Lời giải:

    – Lượng thuốc hóa học tích lũy trong sản phẩm của trồng trọt, khi con người hoặc vật nuôi ăn phải có thể bị ngộ độc.

    – Thuốc hóa học ngấm vào nước, đất ngấm vào động vật thủy sinh, nông sản, gây ra một số bệnh, ngộ độc cho con người.

    Câu 3 trang 60 Công nghệ 10: Trình bày những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường xung quanh.

    Lời giải:

    Những biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật:

    – Chỉ sử dụng khi dịch đến ngưỡng có hại, các biện pháp khác tỏ ra không hiệu quả nữa.

    – Cần chọn lọc khi sử dụng thuốc, ưu tiên những loại có khả năng phân hủy nhanh trong môi trường.

    – Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, không được sử dụng quá nồng độ hoặc liều lượng.

    – Tuân thủ những quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    Thuốc bảo vệ thực vật cần được bảo quản và sử dụng một cách hợp lí để đem đến những lợi ích cần thiết, ngược lại nó sẽ có những ảnh hưởng xấu không chỉ đối với sinh vật mà còn cả môi trường mà con người sinh sống.

    Định nghĩa:

    – Là những hợp chất hóa học có nguồn gốc từ nhiên nhiên được tổng hợp bằng con đường công nghiệp dùng cho ngành nông nghiệp để phòng chống các đối tượng gây hại cho cây trồng và nông sản trên khu vực trồng trọt.

    – Là tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản để tạo thành những cá thể mới.

    I. Ảnh hưởng của thuốc lên quần thể sinh vật.

    a] Nguyên nhân

    – Do thuốc có phổ độc rất rộng . Một loại thuốc nhưng dùng chung cho nhiều cây trồng là nhiều loại sâu róm khác nhau.

    – Việc sử dụng thuốc không như hướng dẫn được ghi trên bao bì

    + Sử dụng nồng độ quá đậm đặc và liều lượng cao.

    + Sử dụng nhiều loại thuốc trên một cây trồng hoặc ngược lại, điều này dẫn đến các đột biến có khả năng chịu đựng với liều lượng cao hơn.

    + Sử dụng các loại thuốc mà Bộ Y tế không cho phép sử dụng.

    b] Ảnh hưởng như thế nào?

    – Gây ảnh hưởng xấu đến thực vật, gây mất cân bằng trong hệ thống sinh trưởng của cây ngoài ra làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.

    – Các loại thuốc được phun bị vây ra các khu vực xung quanh, làm ảnh hưởng đến môi trường cũng như hệ sinh thái của các sinh vật có lợi.

    II. Ảnh hưởng của thuốc đến môi trường

    a] Nguyên nhân

    – Do sử dụng thuốc không hợp lí.

    – Do thuốc tích lũy trong môi trường sinh sống.

    b] Ảnh hưởng như thế nào?

    – Gây ô nhiễm đối với môi trường đất, nước, không khí.

    – Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các vật nuôi xung quanh.

    III. Biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc.

    – Khi sinh vật gây hại đến ngưỡng không cho phép mới nên áp dụng việc phun thuốc.

    – Sử dụng thuốc có tính chọn lọc và làm theo hướng dẫn sử dụng .

    – Sử dụng đúng nồng độ, liều dùng, thời gian

    – Cần bảo quản đúng nơi an toàn để bảo vệ mọi thứ xung quanh.

    ♣ Chú ý:

    – Phun thuốc theo hướng gió

    – Di chuyển theo hướng ngược chiều gió

    – Trang bị cẩn thận trang phục khi mặc phun thuốc

    – Hạn chế cơ thể và các hành động  tiếp xúc với thuốc

    – Không được phun thuốc khi nắng quá gắt hoặc trời sắp mưa

    – Tiêu hủy các loại vỏ chai bao bì đựng sản phẩm

    – Tách biêt khu cất giữ thuốc và khu sinh hoạt

     Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người và môi trường sống, hệ sinh thái đang là vấn đề nghiêm trọng đáng báo động tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy những ảnh hưởng này là gì? Đâu là phương pháp xử lý hiệu quả? Cùng Biogecy tìm hiểu rõ hơn.

    1/ Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người và môi trường

    Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] là tên gọi chung để chỉ các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp nhằm diệt sâu, bệnh, cỏ dại, các côn trùng gây hại, động vật gặm nhấm để bảo vệ cây trồng, các kho lương thực hàng hóa… Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc BVTV, dùng sai cách, dùng bừa bãi của con người đã và đang tác động không hề nhỏ đến môi trường sống, gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của con người.


    Hình 1. Hình ảnh nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

    Tồn dư thuốc BVTV trong đất sẽ gây hại trực tiếp cho cây trồng. Đặc biệt là nhóm Clo có trong nó cực kỳ khó phân hủy trong nhiều năm. Điều này dẫn đến việc lượng tồn dư khi ở lại trong đất quá lâu sẽ sinh ra một hợp chất mới. Thường sẽ có độc tính cao hơn cả bản thân nó ban đầu.

    Ví dụ: Sản phẩm tồn lưu của DDT [DICLODIPHENYLTRICLOETAN] trong đất là DDE có tác dụng như thuốc trừ sâu. Tác hại đối với sự phát triển của phôi bào trứng chim độc hơn DDT từ 2-3 lần.

    Loại thuốc Aldrin tương tự như DDT, có khả năng tồn lưu trong môi trường sinh thái đất. Tạo thành sản phẩm “Dieldrin” mà độc tính của nó cao hơn Aldrin nhiều lần. Thuốc diệt cỏ 2.4-D tồn lưu trong môi trường sinh thái đất cũng có khả năng tích lũy trong quả hạt cây trồng.

    Như vậy, việc lạm dụng thuốc BVTV sẽ gây hại trực tiếp cho cây trồng, đất đai, phá hủy thế cân bằng của sinh vật, hệ sinh thái, gây ra nhiều hệ lụy khôn thường khó hồi phục với môi trường xung quanh.


    Hình 2. Bao bì các loại thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho môi trường

    Các thuốc trừ sâu dẫn xuất từ EDBC [Acid Ethylene Bis Dithiocarbamate] như Maned, Propionate không có tính độc cao đối với động vật máu nóng. Không tồn tại lâu trong môi trường. Nhưng lượng dư của chúng trên nông sản như khoai tây, cà rốt,… dưới tác dụng của nhiệt độ có thể tạo thành ETV [Ethylenethiourea]. Mà ETV, qua nghiên cứu cho chuột ăn gây ung thư và đẻ ra chuột quái thai.

    Thuốc BVTV, có tác dụng bảo vệ cây trồng trước các loại dịch hại như: cỏ dại, côn trùng, nấm bệnh,… Dư lượng thuốc BVTV còn là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiếp xúc, người sử dụng. Đó là nguy cơ tiềm ẩn của một số bệnh ung thư do nhiễm hóa chất BVTV.

    Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản và trong môi trường [đất, nước, không khí] sẽ tham gia vào chuỗi thức ăn của con người. Bắt đầu quá trình gây hại trực tiếp cho con người & môi trường. Tác hại của chúng ngay lập tức, tiềm ẩn và tích lũy theo thời gian. Một số loại hóa chất BVTV và hợp chất của chúng qua xét nghiệm cho thấy có thể gây quái thai và bệnh ung thư cho con người và gia súc.

    Con đường lây nhiễm độc chủ yếu là qua ăn, uống [tiêu hóa] 97.3%, qua da và hô hấp chỉ chiếm 1,9% và 1,8%. Thuốc gây độc chủ yếu là Volfatoc [77,3%], sau đó là 66 [14,7%] và DDT [8%].

    Hình 3. Tác hại của hóa chất BVTV đối với con người

    [Nguồn: Tổng cục môi trường, 2009]

    Thông thường, các loại hóa chất BVTV xâm nhập vào cơ thể con người và động vật chủ yếu từ 3 con đường sau:

    • Hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lông ngoài da;
    • Đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống;
    • Đi vào khí quản qua đường hô hấp.

    Môi trường thành phần như đất, nước, không khí là một hệ thống hoàn chỉnh có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự ô nhiễm của môi trường này sẽ tác động đến môi trường xung quanh và ngược lại.

    Chu trình phát tán hóa chất BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp

    2/ Giải pháp giảm thiểu tác động của thuốc BVTV đến con người và môi trường

    Để giảm thiểu các tác động của thuốc BVTV đến con người và môi trường, các chuyên gia khuyến khích bà con cần tuân thủ các nguyên tắc sử dụng đúng chuẩn như:

    • Chỉ sử dụng thuốc BVTV trong trường hợp thực sự cần thiết, tránh lạm dụng.
    • Chỉ sử dụng loại thuốc BVTV ít độc, có thương hiệu, nhãn mác rõ ràng đối với người, gia súc.
    • Đối với người tiến hành phun thuốc BVTV cần chú ý đựng chai, hộp thuốc cẩn thận, bảo quản nơi khô ráo. Khi sử dụng cần pha loãng theo đúng nồng độ, dùng bao nhiêu pha bấy nhiêu, không nên pha nhiều. Khi pha cần pha nơi thoáng, rộng rãi, đầu hướng gió. Khi phun cần trang bị bảo hộ như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ… Phun kho trời râm mát. Sau khi phun cần súc rửa chai lọ với xà phòng 3-5%, nước vôi soda 3-5%, ngâm giặt quần áo. Với dư lượng thừa cần chôn sâu 0.5m tại bãi hoang xa nhà dân, xa nguồn nước, bãi chăn gia súc…

    Tuy nhiên để đảm bảo được ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Tốt nhất bà con cần chuyển đổi từ hình thức canh tác sử dụng thuốc BVTV sang canh tác hữu cơ. Để an toàn cho cả người trồng trọt – người sử dụng. Đảm bảo được tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu.

    Để giải bài toán về dư lượng thuốc BVTV, các nhà khoa học đưa ra phương pháp sử dụng phân vi sinh nông nghiệp nhằm mang lại thực phẩm an toàn nhất cho con người. Trong đó được ưa chuộng nhất phải kể đến dòng phân vi sinh Quantum Growth [bao gồm Quantum Light và Quantum VSC] đã được tạo ra bởi Viện nghiên cứu sinh Thái Hoa Kỳ để phục vụ cho hoạt động trồng trọt.

    Hình 6. Sản phẩm phân vi sinh Quantum Growth – Đồng hành cùng nông sản sạch

    Tổ hợp vi sinh trong phân vi sinh sạch Quantum Growth kết hợp với các thành phần tự nhiên của đất để cung cấp các lợi ích sau:

    + Lưu giữ và sản xuất nước, chịu được hạn hán.

    + Tăng sức khoẻ thực vật [tăng mức Brix], tăng lượng rễ và phát triển cây trồng.

    + Điều khiển được sự thất thoát phân bón do chảy trôi. Phân huỷ phân bón đến mức cân bằng nhờ vi sinh.

    + Nảy mầm hạt nhanh hơn, dự trữ chất dinh dưỡng, giảm sự chảy trôi các chất dinh dưỡng.

    + Cố định Cacbon và nitơ trong đất.

    + Vi khuẩn quang hợp làm tăng sức khỏe của thực vật và rễ.

    + Có thể tăng năng suất tăng hiệu quả 30-50%.

    Quantum Growth – Vi sinh sạch cho nông sản sạch, góp phần vào công tác xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ phát triển tại Việt Nam!

    Liên hệ Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn!

    chế phẩm vi sinh nông nghiệp, phân vi sinh, Quantum Growth, Quantum- Light, Quantum- VSC, vi sinh sạch cho nông sản sạch, vi sinh sạch Quantum Growth

    Video liên quan

    Chủ Đề