Tình trạng sức khỏe của phi nhung

Ca sĩ Phi Nhung qua đời vì Covid-19

[NLĐO]- Sau 1 tháng điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy [TP HCM], ca sĩ Phi Nhung đã qua đời trưa 28-9, hưởng dương 51 tuổi.

  • Những lời tâm sự của ca sĩ Phi Nhung trước lúc qua đời

  • Trizzie Phương Trinh: Ca sĩ Phi Nhung trở nặng sau 1 tháng điều trị Covid-19

  • Bệnh tình của Phi Nhung bất ngờ trở nặng?

  • Thực hư chuyện "người nhà thuê chuyên cơ gấp đưa Phi Nhung về Mỹ điều trị Covid-19"

Trước đó, rạng sáng 23-9, nhiều thông tin cho biết tình trạng sức khỏe của ca sĩ Phi Nhung bỗng chuyển biến xấu sau một thời gian được điều trị tích cực.

Phi Nhung nhập viện điều trị Covid-19 từ ngày 19-8. Lúc đầu cô tỉnh táo nhưng sau đó bệnh chuyển biến nặng nên được đưa sang Bệnh viện Chợ Rẫy vào tối 26-8.

Phi Nhung từng được tôn vinh tại giải Mai Vàng 2018 do Báo Người Lao Động tổ chức ở hạng mục Ca sĩ hát nhạc âm hưởng dân ca được yêu thích nhất.

Người thân ca sĩ Phi Nhung cho biết, trước khi dương tính với SARS-CoV-2, mọi người dặn Phi Nhung cẩn thận khi ra ngoài làm từ thiện bởi ca sĩ chưa tiêm vắc-xin.

Nhiều người còn khuyên nữ ca sĩ về Mỹ sớm đoàn tụ với con gái nhưng Phi Nhung muốn ở lại, tham gia các hoạt động thiện nguyện.

"Phi Nhung còn nói chị đừng lo, em cẩn thận lắm. Hai chị em đã bàn chuyện khi Phi Nhung về Mỹ sẽ làm show gây quỹ để lấy tiền mua máy thở ủng hộ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM" - người này nói.

Trước khi mắc Covid-19, Phi Nhung tham gia vào một số bếp ăn từ thiện tại TP HCM. Nữ ca sĩ mắc Covid-19 vì có tiếp xúc gần với vài ca F0. Do dương tính với SARS-CoV-2, nữ ca sĩ phải hủy chuyến bay và một show diễn ở Mỹ vào ngày 22-8.

Phi Nhung sinh ngày 10-4-1970 tại Pleiku, có cha là người Mỹ và mẹ là người Việt.



Ca sĩ Phi Nhung tích cực hoạt động từ thiện khi về nước

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, Phi Nhung chỉ được theo học đến hết lớp 6, sau đó chuyển sang làm nghề may mặc để kiếm sống, trong khi mẹ cô lấy chồng và có thêm 5 người con.

  • Nghệ sĩ bàng hoàng, tiếc thương ca sĩ Phi Nhung

Năm 1982, mẹ Phi Nhung qua đời khi cô mới được 10 tuổi. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Phi Nhung phải về ở với ông bà ngoại. Cô phải kiếm tiền và chăm sóc 5 đứa em cùng mẹ khác cha và mấy đứa cháu.

Lớn lên trong một hoàn cảnh khó khăn, Phi Nhung đã có ước mơ trở thành một ca sĩ từ nhỏ. Năm 1989, Phi Nhung qua Mỹ làm nhiều nghề và cô bén duyên với ca hát.

Từ nhỏ Phi Nhung đã thích nghe những bài cải lương và dân ca, điều này đã thể hiện trong những nhạc phẩm cô hát sau này. Từ năm 2002, Phi Nhung chính thức được phép trở về biểu diễn tại Việt Nam và trở thành ca sĩ độc quyền của trung tâm băng nhạc Rạng Đông vào năm 2005.

Ca sĩ Phi Nhung được chẩn đoán bị biến chứng nặng Covid-19, đông đặc phổi và hoại tử một phần phổi; kèm cơn bão Cytokyne, suy đa cơ quan. Bệnh nhân được chạy ECMO [tim phổi nhân tạo], lọc máu liên tục.

Nguồn tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết các y bác sĩ bệnh viện đã nỗ lực hết mình để cứu chữa nhưng ca sĩ Phi Nhung không qua khỏi. N.Thạnh

Cuối giờ chiều nay [28/9], thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM cho biết, đêm qua, ca sĩ Phi Nhung bắt đầu trở nặng và tụt huyết áp, các bác sĩ đã nỗ lực hồi sức cho bệnh nhân đến sáng ngày 28/9. Đến trưa nay, bệnh nhân bắt đầu yếu dần, tim đập rời rạc, các chỉ số sinh tồn giảm dần đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12h15.

TS.BS Trương Dương Tiển – Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu khu D, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trước đó, ca sĩ Phi Nhung được chuyển đến Khoa Hồi sức Cấp cứu Khu D, Bệnh viện Chợ Rẫy lúc 21 giờ 33 ngày 26/8/2021, trong tình trạng sốc, tụt huyết áp, thở máy.

Ngay khi nhập viện, ca sĩ Phi Nhung đã được lọc máu tích cực, tối ưu máy thở và theo dõi.

Đến ngày 5/9, tình trạng bệnh nhân có cải thiện tích cực. Bệnh nhân tỉnh, hiểu và thực hiện được y lệnh của bác sĩ.

"Có những thời điểm, bác sĩ quyết định chuyển mode thở để giúp bệnh nhân tập thở và cai máy thở, tuy nhiên đến đêm ngày 6/9, bệnh nhân bị tràn khí màng phổi 2 bên, chuyển biến xấu, nguy kịch tưởng như không qua khỏi", TS.BS Trương Dương Tiển cho hay.

Ca sĩ Phi Nhung đã có diễn biến sức khỏe trồi sụt bất thường những ngày cuối đời.

Ngày 7/9, sau khi hội chẩn, bệnh nhân được phẫu thuật màng phổi 2 bên và đặt ECMO.

Sau can thiệp, tình trạng bệnh nhân có cải thiện lên, tuy nhiên, màng phổi bên phải của bệnh nhân vẫn tràn khí và chảy máu rỉ rả.

Vào ngày 24/9, ê-kip điều trị quyết định phẫu thuật để cầm máu và giải quyết tình trạng tràn khí màng phổi phải cho bệnh nhân.

Kết quả giải phẫu ghi nhận mô phổi trong phổi có 2 kén bị vỡ, mô phổi đã bị hoại tử rải rác nhiều nơi, bác sĩ tiến hành cắt kén và tiến hành cầm máu nhưng tình trạng mô phổi bị đông đặc và hoại tử, nhũng nhiều nơi rất khó cầm máu, ê-kip điều trị quyết định làm xẹp mô phổi phải để phổi nghỉ ngơi hơn 1 ngày mới bắt đầu cho thông khí trở lại.

Mặc dù được các bác sĩ hết sức cố gắng giành giật sự sống nhưng ca sĩ Phi Nhung đã không thể vượt qua được. Chị đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12h15 phút trưa nay.

Cũng theo thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Phi Nhung bị hoại tử một phần phổi, bão Cytokine, suy đa cơ quan. Trước đó, chị được chạy ECMO, lọc máu và được điều trị bằng các loại thuốc cao cấp nhất.

Theo các bác sĩ, bình thường, người khỏe mạnh khi bị virus tấn công, hệ miễn dịch sẽ phản ứng, cơ thể tiết ra chất cytokine để ức chế virus. Tuy nhiên, một số người tiết ra quá nhiều cytokine, gây ảnh hưởng các phủ tạng.

Bão Cytokine là hiện tượng hệ miễn dịch cơ thể phản ứng quá mức, giải phóng ồ ạt chất cytokine gây viêm, tổn thương nặng và khiến các cơ quan nội tạng suy kiệt.

Trong đợt dịch thứ 4, không thể thống kê có bao nhiêu bệnh nhân COVID-19 mắc cơn bão Cytokine.

Một thống kê của Trung tâm hồi sức tích cực [ICU] người bệnh COVID-19, Bệnh viện dã chiến số 16, trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai hồi giữa tháng 9, cho thấy bão Cytokine là một triệu chứng điển hình của bệnh nhân trong đợt dịch này mà các bác sĩ điều trị phải đối mặt.

TS Đỗ Ngọc Sơn, Phụ trách Trung tâm ICU người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 16 cho biết 70% bệnh nhân COVID-19 điều trị tại đây mắc hội chứng Cytokine.

Còn tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi, có giai đoạn cao điểm cuối tháng 7, đầu tháng 8, hầu như ngày nào bệnh viện này cũng có bệnh nhân gặp "cơn bão Cytokine", có thời điểm lên đến gần 30 ca. Trung bình khi bệnh nhân rơi vào cơn bão, chỉ cần khoảng 1 ngày là sẽ diễn tiến đến nguy kịch, có nguy cơ tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

"Cơn bão Cytokine" thường xuất hiện ở tuần đầu và tuần thứ hai phát bệnh. Nếu bệnh nhân được điều trị, may mắn thoát ra khỏi, thì có thể hồi phục sau khoảng hai tuần điều trị" - BS Đỗ Ngọc Sơn cho hay.

Thu Nguyên


Video liên quan

Chủ Đề