Làm thể nào để xây dựng các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu

Đặt vấn đề > Ý nghĩa của đề tài > Tổng quan nghiên cứu > Đối tượng và Khách thể nghiên cứu > Phạm vi [không gian, thời gian, nội dung nghiên cứu] > Câu hỏi nghiên cứu > Giả thuyết nghiên cứu > Phương pháp nghiên cứu > Khung phân tích.

Ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số nội dung liên quan tới câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Đây là thông tin tối quan trọng trong nghiên cứu khoa học, song lại thường xuyên bị xem nhẹ khi xây dựng đề cương nghiên cứu

6. Câu hỏi nghiên cứu là gì ?

Câu hỏi nghiên cứu [research question] là trạng thái nghi vấn về vấn đề nghiên cứu, nhất thời chưa có lời giải đáp. Có thể thấy, điều duy nhất cần làm với câu hỏi nghiên cứu chính là: trả lời nó

Bạn cần hiểu ràng, bản chất của nghiên cứu khoa học là việc bắt đầu từ sự tò mò quan sát sau đó đặt ra các câu hỏi và đi tìm câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi đó. Tuy rằng câu hỏi nghiên cứu đã được manh nha hình thành từ lúc bạn xác định vấn đề nghiên cứu hay quan sát nhưng đôi khi chỉ mới tồn tại ở dạng quan niệm hoặc khái niệm chưa rõ ràng.

Bạn đang xem: Ví dụ về giả thuyết nghiên cứu

Để hình thành nên câu hỏi nghiên cứu, bạn cần phát biểu một cách gãy gọn về việc nghiên cứu của bạn sẽ đi trả lời cho câu hỏi nào. Bạn nên tránh việc đưa ra một câu hỏi quá lớn, hoặc thiếu tự tin mà đưa ra câu hỏi quá manh mún. Thay vào đó, hãy tách câu hỏi lớn ra thành từ 2 - 3 câu hỏi nhỏ, đủ chi tiết cho các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Theo kinh nghiệm, việc đi tìm câu trả lời cho từng câu hỏi sẽ là nội dung phân tích được trình bày gọn trong mỗi chương của báo cáo nghiên cứu; còn đề mục của chương chính là trạng thái không nghi vấn của chính câu hỏi đó.

Ví dụ: Câu hỏi: Hiện tượng xăm mình của giới trẻ Việt Nam hiện nay biểu hiện qua các chiều cạnh nào? Trả lời: hiện tượng xăm mình của giới trẻ Việt Nam có thể được biểu hiện của các chiều cạnh cụ thể như: số lượng hình xăm, vị trí xăm và thời điểm xăm. Triển khai trong báo cáo: Chương 2: Thực trạng xăm mình của giới trẻ Việt Nam hiện nay. 2.1. Số lượng hình xăm; 2.2. Vị trí xăm; 2.3. Thời điểm xăm

Câu hỏi nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc xác định đích đến của nghiên cứu. Thiếu câu hỏi nghiên cứu, bạn sẽ khó lòng xác định được nội dung cụ thể cần thực hiện và dễ dàng lạc lối sau một thời gian triển khai. Tương tự như vấn đề nghiên cứu, hãy dành cho mình một khoảng thời gian đủ để đưa ra các chiều cạnh cần khai thác trong mỗi vấn đề thay vì lao đầu vào làm khảo sát

Xin được trích dẫn câu nói của Bernard Marr, nhà khoa học dữ liệu lớn nổi tiếng trong thế kỷ XXI: "Đừng bắt đầu bằng dữ liệu, hãy bắt đầu bằng câu hỏi". Điều này có nghĩa rằng các nghiên cứu nên được định hướng bởi hệ thống các câu hỏi, kế đến đi tìm dữ liệu phù hợp để trả lời và cần chắc chắn rằng câu trả lời hoàn toàn tương thích và logic với câu hỏi, kể cả khi đáp án là một con số 0 tròn trĩnh.

7. Giả thuyết nghiên cứu

Nếu câu hỏi nghiên cứu là trạng thái nghi vấn về vấn đề nghiên cứu, thì giả thuyết nghiên cứu [research hypothesis] là câu trả lời tạm thời cho câu hỏi nghiên cứu. Điều duy nhất ta cần làm với giả thuyết nghiên cứu là đi tìm bằng chứng để chấp nhận [accept] hay bác bỏ nó [reject].

Giả thuyết nghiên cứu là một vấn đề trừu tượng dễ làm nản lòng những người đang tập tành làm nghiên cứu khoa học. Nếu nhìn nhận mọi chuyện theo một góc nhìn bình dân hơn, bạn có thể nhận ra việc chúng ta sử dụng giả thuyết hằng ngày nhưng không phải khi nào cũng để ý. Hãy tạm quên đi sự khô khan của khoa học và quay lại với các tiểu thuyết ngôn tình.

---

Thử liên tưởng tới việc một cô gái tự hỏi, ví dụ: “Anh ấy có yêu mình không nhỉ?”. Sau đó cầm bông hoa trên tay và ngắt từng cánh hoa, cùng câu nói: “Yêu” , “Không yêu”, “Yêu” , “Không yêu”...

Các bạn có thể thấy, việc cô gái đặt nghi vấn về tình cảm của chàng trai giành cho mình - chính là câu hỏi nghiên cứu. Câu trả lời cho câu hỏi này có thể diễn ra hai khả năng: Hoặc, bị từ chối tình cảm [Không yêu] hoặc là được đáp lại tình cảm ấy [Có yêu]. Cả hai khả năng này đều chưa xảy ra trong thực tế, nên chỉ là câu trả lời tạm thời cho câu hỏi nghiên cứu. Nói một cách cơ học - đây chính là giả thuyết nghiên cứu.

Hãy làm rõ hơn về điều này. Một giả thuyết thường được phát biểu theo hai dạng, "giả thuyết không" [null hypothesis, ký hiệu là H0] và "giả thuyết đối" [alternative hypothesis, ký hiệu là H1]. Giả thuyết không phát biểu về hiện trạng không tồn tại của hiện tượng, trong khi đối thuyết là giả thuyết ngược lại với giả thuyết không

Quay trở lại với câu chuyện của cô gái, các giả thuyết có thể được phát niểu như sau:

Giả thuyết H0 = cô gái bị từ chàng trai chối tính cảm [không yêu]Giả thuyết H1 = cô gái nhận được tình cảm đáp lại từ chàng trai [có yêu]

Công việc của nhà nghiên cứu lúc này là đi tìm bằng chứng để có thể bác bỏ hoặc chấp nhận các khả năng có thể xảy ra nhằm trả lời câu hỏi ban đầu. Để kiểm chứng được các khả năng này [kiểm chứng giả thuyết], cô gái quyết định đi hỏi thẳng chàng trai hoặc gạ chuyện vu vơ xem thử tình cảm của anh chàng giành cho mình như thế nào - đây chính là hoạt động nghiên cứu.

Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu cho ra kết quả sơ bộ:

Tình huống 1: Giả sử, chàng trai có các biểu hiện đại loại như tiến đên ôm hôn cô gái này nồng nhiệt, gật đầu đồng ý, cười hạnh phúc... ngụ ý “anh cũng yêu em” và cô gái này cũng hiểu được tín hiệu đó - bạn có thể chấp nhận giả thuyết H1, bác bỏ giả thuyết H0.

=> Trả lời câu hỏi nghiên cứu: “Chàng trai có tình cảm với cô gái”.

Tình huống 2: Giả sử, chàng trai này không hề có các biểu hiện trên, thậm chi còn có các biểu hiện như cao chạy xa bay, hay một đi không trở lại - ngụ ý “anh không yêu em” và cô gái này cũng hiểu được tín hiệu đó - bạn có thể chấp nhận giả thuyết H0, bác bỏ giả thuyết H1.

Xem thêm: Nghệ Thuật Nói Chuyện Hài Hước Và Vui Tính, 5 Điều Cần Nhớ Để Nói Chuyện Hài Hước Hơn

=> Trả lời câu hỏi nghiên cứu: “Chàng trai không có tình cảm với cô gái”.

Vấn đề nghiên cứu xem như đã được giải quyết !

---

Tất nhiên trên đây chỉ là câu chuyện vui giúp bạn hình dung được giả thuyết nghiên cứu. Trong thực tế nghiên cứu khoa học, các bạn sẽ cần phát biểu giả thuyết gãy gọn, rõ ràng, khúc chiết hơn. Bài viết này chỉ kỳ vọng các bạn có thể hình dung được giả thuyết nghiên cứu là gì.

Cũng lưu ý với các bạn rằng, giả thuyết nghiên cứu [research hypothesis] có một chút khác biệt với giả thuyết thống kê [statistical hypothesis].

Giả thuyết nghiên cứu rộng hơn giả thuyết thống kê và là câu trả lời tạm thời cho cả nghiên cứu tịnh tính lẫn định lượng. Trong khi giả thuyết thống kê dựa mức ý nghĩa thống kê [statistical significance] để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết nên thường được sử dụng như công cụ chủ lực trong nghiên cứu định lượng.

Quan điểm cho rằng nghiên cứu định tính chỉ có câu hỏi nghiên cứu; nghiên cứu định lượng chỉ có giả thuyết nghiên cứu; còn nghiên cứu hỗn hợp thì có cả hai là chưa thỏa đáng. Vì bản chất của nghiên cứu là trả lời câu hỏi thông qua việc đặt câu hỏi và kiểm định câu trả lời. Vậy nên câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu là thành phần không thể thiếu trong mọi nghiên cứu.

Kết luận

Hãy chắc chắc rằng bạn sẽ trả lời câu hỏi và kiểm định giả thuyết trước khi khép lại nghiên cứu của mình. Câu trả lời cho hai phần này không chỉ dược trình bày trong phần nội dung chính mà còn được nhắc lại một cách rõ ràng ở phần kết luận. Đừng quên rằng bản chất sâu sa của nghiên cứu không phải là việc đi tìm câu trả lời đúng / sai mà tìm bằng chứng để chấp nhận / hay bác bỏ một giả thuyết khoa học.

Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tới !

---

Tài liệu tham khảo chính:

Gordon Mace & Francois Petry [2013], “Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội”, NXB Tri thứcMichel Beaud [2014], “Nghệ thuật viết luận văn”, NXB Tri thứcNguyễn Xuân Nghĩa [2010], “Phương pháp & kĩ thuật trong nghiên cứu xã hội”, NXB Phương ĐôngNguyễn Văn Tuấn [2018], “Phân tích dữ liệu với R”, NXB Tổng hợp TP. HCMNguyễn Văn Tuấn [2018], “Đi vào nghiên cứu khoa học”, NXB Tổng hợp TP. HCMPhan Văn Quyết & Nguyễn Quý Thanh [2001], “Phương pháp nghiên cứu Xã hội học”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

[Last Updated On: 23/07/2021 By Lytuong.net]

Tim hiểu về khái niệm Giả thuyết; Đặc tính, cấu trúc & Cách đặt giả thuyết; mối quan hệ giữa giả thuyết và vấn đề khoa học.

Giả thuyết là gì? Bản chất?

Giả thuyết là một sự phỏng đoán, một sự khẳng định tạm thời, bao gồm mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến [variable] tham gia trực tiếp vào trong đối tượng muốn nghiên cứu. Xét mối quan hệ giữa giả thuyết nghiên cứu và với vấn đề khoa học [vấn đề nghiên cứu], thì nếu như vấn đề khoa học là “câu hỏi” thì giả thuyết chính là “câu trả lời”

Một giả thuyết là một phát biểu tạm thời, có thể đúng, về hiện tượng mà người nghiên cứu đang muốn tìm hiểu. Nhưng dù sao giả thuyết cũng vẫn chỉ là một điều ước đoán, còn cần phải kiểm nghiệm để chấp nhận hay bác bỏ. Nhiệm vụ của nghiên cứu là thu thập dự liệu, luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết đó. Nhưng nếu như không có giả thuyết trong nghiên cứu khoa học, thì công trình nhiều nghiên cứu chẳng qua là sự tích lũy các những thông tin rời rạc.

Trong một đề tài nghiên cứu có thể có nhiều giả thuyết khác nhau. Mỗi giả thuyết được nghiên cứu riêng rẽ và chứng minh bằng các dữ liệu, luận cứ thu thập được trong từng trường hợp.

Trước một vấn đề nghiên cứu không bao giờ chỉ tồn tại một câu trả lời duy nhất. Chính vì vậy giả thuyết nghiên cứu có tính đa phương án trước một vấn đề nghiên cứu.

Giả thuyết là câu trả lời ướm thử hoặc là sự tiên đoán để trả lời cho câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu.

Chú ý: giả thuyết không phải là sự quan sát, mô tả hiện tượng sự vật, mà phải được kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực nghiệm.

Phân loại giả thuyết khoa học

Người nghiên cứu cần căn cứ vào bản chất của vấn đề nghiên cứu để đưa ra giả thuyết phù hợp. Theo chức năng của nghiên cứu khoa học, giả thuyết được phân chia thành các laọi già thuyết mô tả, giả thuyết giải thích, giả thuyết dự báo và già thuyết dự báo.

  • Giả thuyết mô tả, áp dụng trong nghiên cứu mô tả, là giả thuyết về về trạng thái sự vật.
  • Giả thuyết giải thích, áp dụng trong nghiên cứu giải thích, là giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến một trạng thái sự vật mà người nghiên cứu quan tâm.
  • Giả thuyết giải pháp, áp dụng trong các nghiên cứu về giải pháp. Đó là các phương án giả định về một giải pháp hoặc một mô hình mẫu.
  • Giả thuyết dự báo, áp dụng trong các nghiên cứu về dự báo, là giả thuyết về trạng thái của sự vật tại một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nào đó trong tương

Các đặc tính của giả thuyết

Giả thuyết có những đặc tính sau:

  • Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không thay trong suốt quá trình nghiên cứu.
  • Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết.
  • Giả thuyết càng đơn giản càng tốt.
  • Giả thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả

Một giả thuyết tốt phải thoả mãn các yêu cầu sau:

  • Phải có tham khảo tài liệu, thu thập thông
  • Phải có mối quan hệ nhân – quả.
  • Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu.

Mối quan hệ giữa giả thuyết và “vấn đề” khoa học

Sau khi xác định câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu hình thành ý tưởng khoa học, tìm ra câu trả lời hoặc sự giải thích tới vấn đề chưa biết [đặt giả thuyết]. Ý tưởng khoa học nầy còn gọi là sự tiên đoán khoa học hay giả thuyết giúp cho người nghiên cứu có động cơ, hướng đi đúng hay tiếp cận tới mục tiêu cần nghiên cứu. Trên cơ sở những quan sát bước đầu, những tình huống đặt ra [câu hỏi hay vấn đề], những cơ sở lý thuyết [tham khảo tài liệu, kiến thức đã có,…], sự tiên đoán và những dự kiến tiến hành thực nghiệm sẽ giúp cho người nghiên cứu hình thành một cơ sở lý luận khoa học để xây dựng giả thuyết khoa học.

Thí dụ, khi quan sát thấy hiện tượng xoài rụng trái, một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để giảm hiện tượng rụng trái nầy [vấn đề nghiên cứu]. Người nghiên cứu sẽ xây dựng giả thuyết dựa trên cơ sở các hiểu biết, nghiên cứu tài liệu, … như sau: Nếu giả thuyết cho rằng NAA làm tăng sự đậu trái xoài Cát Hòa Lộc. Bởi vì NAA giống như kích thích tố Auxin nội sinh, là chất có vai trò sinh lý trong cây giúp tăng sự đậu trái, làm giảm hàm lượng ABA hay giảm sự tạo tầng rời. NAA đã làm tăng đậu trái trên một số loài cây ăn trái như xoài Châu Hạng Võ, nhãn …, vậy thì việc phun NAA sẽ giúp cây xoài Cát Hòa Lộc đậu trái nhiều hơn so với cây không phun NAA.

Cấu trúc của một “giả thuyết”

Cấu trúc có mối quan hệ “nhân-quả”

Cần phân biệt cấu trúc của một “giả thuyết” với một số câu nói khác không phải là giả thuyết. Thí dụ: khi nói: “Cây trồng thay đổi màu sắc khi gặp lạnh” hoặc “Tia ánh sáng cực tím gây ra đột biến”, câu này như là một câu kết luận, không phải là câu giả thuyết.

Đôi khi giả thuyết đặt ra không thể hiện mối quan hệ ướm thử và không thể thực hiện thí nghiệm để chứng minh. Thí dụ: “tôi chơi vé số, vậy thì tôi sẽ giàu” hoặc “nếu tôi giữ ấm men bia, vậy thì nhiều hơi gas sẽ sinh ra”.

Cấu trúc của một giả thuyết có chứa quá nhiều “biến quan sát” và chúng có mối quan hệ với nhau. Khi làm thay đổi một biến nào đó, kết quả sẽ làm thay đổi biến còn lại. Thí dụ: Cây trồng quang hợp tốt sẽ cho năng suất cao. Có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây

Một cấu trúc “giả thuyết” tốt phải chứa đựng “mối quan hệ nhân-quả” và thường sử dụng từ ướm thử “có thể”.

Thí dụ: giả thuyết “Phân bón có thể làm gia tăng sự sinh trưởng hay năng suất cây trồng”. Mối quan hệ trong giả thuyết là ảnh hưởng quan hệ giữa phân bón và sự sinh trưởng hoặc năng suất cây trồng, còn nguyên nhân là phân bón và kết quả là sự sinh trưởng hay năng suất cây trồng.

Cấu trúc “Nếu-vậy thì”

Một cấu trúc khác của giả thuyết “Nếu-vậy thì” cũng thường được sử dụng để đặt giả thuyết như sau:

“Nếu” [hệ quả hoặc nguyên nhân] … có liên quan tới [nguyên nhân hoặc hệ quả] …, “Vậy thì” nguyên nhân đó có thể hay ảnh hưởng đến hệ quả.

Thí dụ: “Nếu vỏ hạt đậu có liên quan tới sự nẩy mầm, vậy thì hạt đậu có vỏ nhăn có thể không nẩy mầm”.

Một số nhà khoa học đặt cấu trúc này như là sự tiên đoán và dựa trên đó để xây dựng thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết. Thí dụ: Nếu dưỡng chất N có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lúa, vậy thì bón phân N có thể làm gia tăng năng suất lúa.

Cách đặt giả thuyết

Điều quan trọng trong cách đặt giả thuyết là phải đặt như thế nào để có thể thực hiện thí nghiệm kiểm chứng “đúng” hay “sai” giả thuyết đó. Vì vậy, trong việc xây dựng một giả thuyết cần trả lời các câu hỏi sau:

  1. Giả thuyết nầy có thể tiến hành thực nghiệm được không?
  2. Các biến hay các yếu tố nào cần được nghiên cứu?
  3. Phương pháp thí nghiệm nào [trong phòng, khảo sát, điều tra, bảng câu hỏi, phỏng vấn, …] được sử dụng trong nghiên cứu?
  4. Các chỉ tiêu nào cần đo đạt trong suốt thí nghiệm?
  5. Phương pháp xử lý số liệu nào mà người nghiên cứu dùng để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết?

Một giả thuyết hợp lý cần có các đặc điểm chính sau đây:

  • Giả thuyết đặt ra phải phù hợp và dựa trên quan sát hay cơ sở lý thuyết hiện tại [kiến thức vốn có, nguyên lý, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu tương tự trước đây, hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo], nhưng ý tưởng trong giả thuyết là phần lý thuyết chưa được chấp nhận.
  • Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả năng đúng hay sai [thí dụ, một tỷ lệ cao những người hút thuốc lá bị chết do ung thư phổi khi so sánh với những người không hút thuốc lá. Điều này có thể tiên đoán qua kiểm nghiệm].
  • Giả thuyết đặt ra có thể làm thí nghiệm để thu thập số liệu, để kiểm chứng hay chứng minh giả thuyết [đúng hay sai].

Tóm lại, giả thuyết đặt ra dựa trên sự quan sát, kiến thức vốn có, các nguyên lý, kinh nghiệm trước đây hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo, kết quả nghiên cứu tương tự trước đây để phát triển nguyên lý chung hay bằng chứng để giải thích, chứng minh câu hỏi nghiên cứu. Xét về bản chất logic, giả thuyết được đặt ra từ việc xem xét bản chất riêng, chung của sự vật và mối quan hệ của chúng hay gọi là quá trình suy luận. Quá trình suy luận là cơ sở hình thành giả thuyết khoa học.

Thí dụ: khi quan sát sự nẩy mầm của các hạt đậu hoặc dựa trên các tài liệu nghiên cứu khoa học người nghiên cứu nhận thấy ở hạt đậu bình thường, hạt no, vỏ hạt bóng láng thì nẩy mầm tốt và đều [đây là một kết quả được biết qua lý thuyết, tài liệu nghiên cứu trước đây,…]. Như vậy, người nghiên cứu có thể suy luận để đặt ra câu hỏi đối với các hạt đậu có vỏ bị nhăn nheo thì nẩy mầm như thế nào? [Đây là câu hỏi]. Giả thuyết được đặt ra là “Nếu sự nẩy mầm của hạt đậu có liên quan tới vỏ hạt, vậy thì hạt đậu có vỏ nhăn có thể không nẩy mầm”. Đây là một giả thuyết mà có thể dễ dàng làm thí nghiệm để kiểm chứng.

Kiểm chứng giả thuyết qua so sánh giữa tiên đoán với kết quả thí nghiệm

Bên cạnh việc kiểm nghiệm, một yếu tố quan trọng là đánh giá sự tiên đoán.

Nếu như sự tiên đoán được tìm thấy là không đúng [dựa trên kết quả hay bằng chứng thí nghiệm], người nghiên cứu kết luận rằng giả thuyết [một phần giả thuyết] “sai” [nghĩa là bác bỏ hay chứng minh giả thuyết sai]. Khi sự tiên đoán là đúng [dựa trên kết quả hay bằng chứng thí nghiệm], kết luận giả thuyết là “đúng”.

Thường thì các nhà khoa học vận dụng kiến thức để tiên đoán mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Thí dụ: giả thuyết đặt ra trên sự tiên đoán là “Nếu gia tăng phân bón, làm gia tăng năng suất, vậy thì các cây đậu được bón phân nhiều hơn sẽ cho năng suất cao hơn”. Nếu sự tiên đoán không dựa vào kiến thức khoa học, tài liệu nghiên cứu đã làm trước đây thì sự tiên đoán có thể vượt ra ngoài kết quả mong muốn như thí dụ ở Hình 4.1: Đáp ứng của năng suất theo liều lượng phân N cung cấp ở cây đậu.

Hình 1. Năng suất đậu theo lượng N bón [không dựa trên kiến thức khoa học hay thực nghiệm]

Rõ ràng trong thực tế cho thấy, năng suất chỉ có thể gia tăng đến một mức độ cung cấp phân N nào đó [Hình 4.2]. Để xác định mức độ phân N cung cấp cho năng suất cao nhất [gần chính xác], thì nhà nghiên cứu cần có hiểu biết về “qui luật cung cấp dinh dưỡng” và một số tài liệu nghiên cứu trước đây về phân bón,… từ đó sẽ đưa ra một vài mức độ có thể để kiểm chứng.

Hình 2. Sự đáp ứng năng suất theo cung cấp phân bón N

Video liên quan

Chủ Đề