Học sinh lớp máy được sử dụng điện thoại

Như Thanh Niên đã thông tin, Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về điều lệ trường học, trong đó có điểm mới là “học sinh THCS, THPT được dùng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập khi được giáo viên cho phép. Đồng thời, giáo viên không còn bị cấm sử dụng điện thoại di động khi đang dạy trên lớp”. Quy định này lập tức gây ra nhiều luồng ý kiến tranh luận.

Coi chừng “con dao hai lưỡi”

Nhiều bạn đọc [BĐ] “là phụ huynh đây này” đã bày tỏ lo lắng. Nỗi lo từ chuyện “tụi nhỏ giỡn làm hư hoặc mất điện thoại rồi kêu phụ huynh vô trường thì mệt lắm thầy cô ơi” [BĐ Ân Dương] đến chuyện “học sinh nhắn tin, chat với nhau trong giờ học làm sao giáo viên kiểm soát được?” [BĐ Trần Đức].

BĐ Triêm Nguyễn Ngọc lo xa hơn khi nhận xét: “Có khi nảy thêm tình trạng đồng phục điện thoại nữa. Chưa kể không phải ai cũng có điện thoại thông minh để phục vụ học tập. Và cũng không phải ai có điện thoại thông minh đều biết dùng đúng lúc. Người lớn còn chật vật với “cơn nghiện” điện thoại thông minh, huống hồ đây là lứa tuổi THCS, THPT đang “ăn chưa no, lo chưa tới” mà trông chờ, kêu gọi vào sự tự giác của các em thì khó quá”. Còn BĐ Huu Cam Nguyen ý kiến: “Xin hỏi có bao nhiêu đứa trẻ có điện thoại thông minh mà không chơi game, xem YouTube hay vào mạng xã hội... Chưa kể cái này còn gây áp lực cho các gia đình nghèo không có tiền sắm điện thoại thông minh cho con đi học. Tôi không đồng ý với ý tưởng này”.

BĐ Khoa sau khi “đồng ý rằng nếu các em dùng điện thoại thông minh đúng cách thì rất tốt khi ngồi tại lớp học nhưng kiến thức bài học sẽ trải rộng không biên giới”, nhưng vẫn lo: “Còn ngược lại thì tác hại khôn lường vì giao điện thoại cho học sinh mang vào lớp học có thể là con dao hai lưỡi”.

Lo thì cứ lo, nhưng cũng nhiều BĐ nhìn thấy điểm mới từ Thông tư 32 chính là một cải tiến. BĐ Quang Nghĩa viết: “Gần đây Bộ Giáo dục có rất nhiều cải tiến theo các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Tôi rất mừng vì công nghệ 4.0 không là khẩu hiệu suông. Đáng buồn là vẫn còn một bộ phận tư duy còn lạc hậu hay chỉ trích”.

Để giải quyết những nỗi lo lắng có thật từ phụ huynh, nhưng không bỏ qua lợi ích thấy rõ từ việc xem điện thoại thông minh là một “học cụ mở”, BĐ Triết Trương viết: “Học sinh là trẻ em, cần được giáo dục. Không phải cứ giao máy móc rồi mặc định các em có ý thức dùng đúng mục đích” và hiến kế: “Học sinh chỉ cần được cấp máy tính bảng dùng tại trường, chỉ cài những ứng dụng phục vụ việc học, khóa các trang mạng xã hội. Mạng wifi của trường, nhà trường quản lý internet đầu ra”.

“Suy cho cùng thì việc cho phép hay không cho phép sử dụng điện thoại trong giờ học đều tùy thuộc vào quyết định của giáo viên. Thầy cô có quản lý được không, bài giảng xây dựng như thế nào… là tùy ở thực tế chủ động của từng người đứng lớp”, BĐ Nguyên Võ Lâm “chốt”.

Quy định là cho phép học sinh dùng điện thoại trong giờ học nhưng chỉ phục vụ học tập... Lại khổ cho giáo viên rồi. Quản lý, theo dõi học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học thì còn bao nhiêu thời gian để giảng bài?

Dương Văn Tuấn

Học sinh lên lớp cần rèn luyện tư duy chứ không phải dùng điện thoại lên Google hỏi. Cho bài tự luận thì về nhà muốn lên mạng sao cũng được, nhưng ở lớp học thì không nên dùng điện thoại. Có không ít em từ nhỏ quen sử dụng máy tính thì về sau không thể tính nhẩm đơn giản.

Leon

Tin liên quan

Tại Điều lệ trường THCS và THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học mới ban hành, thay vì cấm hoàn toàn học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, thì học sinh sẽ chỉ không được “sử dụng điện thoại và thiết bị khác trong giờ học khi đang học trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT Nguyễn Xuân Thành trao đổi về vấn đề quản lý việc sử dụng điện thoại đối với học sinh trong trường học.

Phóng viên: Thưa Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành, quy định mới của Bộ GD-ĐT được hiểu là cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học và đang gây ra sự không đồng tình từ phía thầy cô giáo, cha mẹ học sinh. Ông có thể nói rõ về quy định này?  

Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành: Quy định này nằm trong Điều 37 của Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT với nhiều đổi mới về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, quy định về những hành vi học sinh không được làm, trong đó nêu rõ học sinh không được “sử dụng điện thoại và thiết bị khác trong giờ học khi đang học trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.

Quy định cũ trước đây là cấm hoàn toàn học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.

Ở quy định mới, vẫn ghi là những hành vi học sinh không được làm, và về cơ bản thời gian trong giờ học, học sinh vẫn không được phép sử dụng điện thoại. Các em chỉ được sử dụng điện thoại khi giáo viên thấy thật sự cần thiết và cho phép thôi.

Theo đó, với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, ở một giờ học cụ thể hay một hoạt động học cụ thể, nếu giáo viên thấy việc sử dụng điện thoại đáp ứng tốt cho việc khai thác các tư liệu học tập để học sinh thực hiện các hoạt động học ấy thì giáo viên có thể cho phép.

Phóng viên: Hiện nay, ngay cả trên thế giới vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về việc cho học sinh mang điện thoại đến trường, sử dụng điện thoại trong lớp học… Quan điểm của ông về việc quản lý việc sử dụng điện thoại của học sinh trong trường học Việt Nam ra sao?

Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành: Thứ nhất, việc cho phép học sinh dùng hay không dùng điện thoại trong giờ học là do giáo viên. Quy định này cũng tương đồng như các nước khác, cho học sinh mang điện thoại đến trường nhưng cơ bản là không được sử dụng trong giờ học. Học sinh chỉ được sử dụng điện thoại khi thầy cô cho phép để cùng thầy cô thực hiện một hoạt động học tập.

Thứ hai, trong khi thực hiện hoạt động đó, thầy cô phải theo dõi, quan sát xem học sinh có những khó khăn, vướng mắc gì không, để hỗ trợ học sinh thực hiện.

Như vậy, trong trường hợp điện thoại được sử dụng như một máy tính để khai thác thông tin hỗ trợ cho hoạt động học thì các thầy cô có thể cho các em sử dụng điện thoại và khoảng thời gian đó chỉ phục vụ cho hoạt động học mà thôi.

Phóng viên: Nhiều giáo viên tỏ ra lo ngại khi phải quản lý việc sử dụng điện thoại của học sinh trong giờ học là bất khả thi, khi thông thường, sĩ số của mỗi lớp là chừng 40-45 học sinh?

Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành: Dù ở các lớp có 40 đến 45 học sinh hay sĩ số lớp ít hơn,thì trong lớp học, giờ học, giáo viên phải có trách nhiệm hướng dẫn cho học sinh học tập và “không để một học sinh nào bị bỏ quên”.

Khi tổ chức hoạt động học, giáo viên phải quan sát tất cả các học sinh theo các hoạt động học của mình. Không chỉ riêng việc sử dụng điện thoại mà học sinh làm việc riêng thì giáo viên đều có thể phát hiện được.

Phóng viên: Như vậy, với quy định mới, có thể hiểu rằng việc sử dụng điện thoại trong lớp học của học sinh vẫn nằm trong tầm kiểm soát của giáo viên?

Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành: Quy định của Bộ GD-ĐT là học sinh không được sử dụng điện thoại và các thiết bị khác khi đang học ở trên lớp mà không phục vụ cho việc học và không được sự cho phép của giáo viên.

Quy định này đưa ra để bảo đảm ở một nơi nào đó, một lúc nào đó có điều kiện thuận lợi, giáo viên không bị hạn chế về việc cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh như một phương tiện để hỗ trợ học tập.

Xin trân trọng cảm ơn Vụ trưởng!

HOA LÊ

  • Bùi Thư
  • BBC News Tiếng Việt

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Theo quy định mới, học sinh THCS và THPT có thể sử dụng điện thoại trong lớp nếu giáo viên cho phép.

Sau thời gian bị cấm tiệt, sắp tới học sinh phổ thông Việt Nam có thể được sử dụng điện thoại trong lớp học. Quy định mới được công bố, tranh cãi lập tức bùng nổ.

Thông tư 32/2020 của Bộ GD&ĐT, có hiệu lực từ ngày 1/11, có một số thay đổi đáng chú ý. Cụ thể, học sinh các cấp THCS, THPT có thể sử dụng điện thoại di động trong giờ học, nếu được giáo viên cho phép.

Điều 37 quy định về các hành vi mà học sinh không được làm có nội dung: "Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép".

Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học [Bộ GD&ĐT] - cho biết quy định này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần tra cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên.

Nhân "Đường lên đỉnh Olympia'' bàn về người tài và giáo dục VN

Từ Mỹ nhìn về giáo dục ở Việt Nam

Quy định này gây tranh cãi gay gắt ở Việt Nam về cách dùng và cách quản lý điện thoại của học sinh trong giờ học như thế nào để đảm bảo cho mục đích học tập và không rơi vào nghiện game, mạng xã hội. Nhiều người cho rằng quy định mới rất nguy hiểm, tạo ra một "thế hệ cúi đầu", chỉ biết cắm mặt vào điện thoại.

Ở Mỹ, việc mang và sử dụng điện thoại ở trường học không bị cấm theo quy định của chính quyền liên bang, với lý do nhiều trường học tin rằng điện thoại sẽ là công cụ hữu hiệu giúp cho việc học tập.

Tại Nhật, với chính sách mới vừa được thông qua vào tháng 7/2020, học sinh từ cấp 2 sẽ được phép mang điện thoại đến trường để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Tại trường, các em được yêu cầu cất điện thoại vào tủ cá nhân để tránh mất tập trung trong giờ học.

Phạm Khắc Việt Khôi, học sinh lớp 12 trường Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia TP HCM, chia sẻ với BBC: "Em thấy quy định mới này hợp lý, đơn giản bởi có kèm điều kiện là giáo viên đồng ý, tức là tiết học đó cần phải sử dụng điện thoại để thực hiện yêu cầu của thầy cô. Giáo viên đã bố trí, lên giáo án của tiết đó với việc sử dụng điện thoại thì mình không có gì phải bàn cãi".

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thay đổi quy định là để phục vụ cho mục đích học tập theo sự phát triển của công nghệ thông tin. Việc này giúp không hạn chế những hoạt động dạy học nếu thầy cô thấy rằng học sinh sử dụng điện thoại thông minh để truy cập vào nguồn học liệu trên mạng sẽ hiệu quả hơn, giúp thúc đẩy đổi mới phương pháp tổ chức dạy và học.

Trả lời BBC, Phạm Khắc Việt Khôi chia sẻ rằng học sinh trường Phổ thông Năng khiếu khá chú trọng trong việc tự học và tự tìm hiểu, kiểm tra thông tin nên hầu hết bạn bè xung quanh đều ủng hộ việc sử dụng điện thoại trong lớp để làm bài.

Khôi nói: "Việc sử dụng điện thoại trong giờ học phụ thuộc từng tiết học. Sẽ có những thầy cô cho phép sử dụng để tìm tài liệu, có thầy cô không cho sử dụng để các bạn không lợi dụng làm việc riêng. Qua đợt dịch vừa rồi, có nhiều thầy cô yêu cầu phải có điện thoại để làm bài tập chứ thầy cô không phát giấy, đề để phòng lây nhiễm".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều trường học trong thời gian Covid, đã chuyển đổi hình thức kiểm tra trên máy tính, điện thoại thay vì trên giấy.

Quang Huy, trước đây học trường quốc tế Nam Sài Gòn [SSIS] tại Việt Nam, nói với BBC: "Em ủng hộ sự mở rộng tinh thần tự do trong lớp học. Quy định cấm sử dụng điện thoại ở Việt Nam không được thực hiện nghiêm ngặt ở nhiều trường nên bỏ đi cũng không vấn đề gì. Mối quan tâm duy nhất của em là quy định này không thực sự phù hợp với cách dạy học ở những trường theo kiểu châu Á".

Huy chia sẻ thêm rằng khi học ở trường quốc tế Nam Sài Gòn, bạn vẫn được sử dụng điện thoại thoải mái, ngay từ cấp 2: "Ở trường em, học sinh dùng laptop cho việc học hết. Bài vở đều trên mạng nên thêm điện thoại cũng không khác mấy. Mặt tích cực của việc này là văn hóa đọc email vì các thông báo của trường, thầy cô đều qua email cả. Em không rõ cấp 3 thế nào nhưng hầu hết học sinh Việt Nam cấp 2 đều chưa viết một email nào. Trong môi trường quốc tế, viết email là chuyện thường ngày nên giao tiếp giữa học sinh với trường minh bạch hơn".

Báo Tuổi Trẻ trích lời ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - nói: "Thông tư không hướng dẫn cụ thể mà hàm ý giao nhiệm vụ quản lý cho giáo viên. Điều này có thể làm khó giáo viên vì ở đô thị lớn hầu hết các lớp học có 40 đến 60 học sinh, trong giới hạn tiết học 45 phút/tiết, giáo viên phải làm rất nhiều thao tác".

Ông nói thêm: "Giờ lại giao cho họ thêm nhiệm vụ hướng dẫn học sinh dùng điện thoại di động để học tập thì hơi khó, vì họ sẽ khó có thể kiểm soát được học sinh có sử dụng điện thoại cho mục đích học tập hay không".

Cô Trịnh Thanh Quyên - giáo viên tiếng Anh trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP HCM - nói với BBC: "Quy định này sẽ gây cho giáo viên áp lực lớn. Giáo viên phải bao quát được lớp, theo dõi sát sao để tránh trường hợp các em làm việc riêng. Bình thường nói chuyện, ăn uống, làm bài tập môn khác đã khó để xử lí, với điện thoại ngày càng nhỏ gọn, các em có thể giấu rất khéo và qua mắt giáo viên dễ dàng. Đa số cần có sự hỗ trợ giám sát từ giám thị ngoài hành lang".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều người cho rằng quy định mới sẽ gia tăng gánh nặng và trách nhiệm cho giáo viên.

Tuy nhiên, cô Quyên cho biết cá nhân cô ủng hộ quy định mới. Cô lý giải: "Người dạy không phải là toàn năng, học trò cần tự tìm hiểu và trau dồi thông qua các công cụ tìm kiếm. Điện thoại sẽ hỗ trợ quá trình tự học rất hiệu quả, giúp người học chủ động hơn".

"Việc sử dụng điện thoại để học tập là một xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, đặc biệt với môn ngoại ngữ như tiếng Anh. Kiến thức tiếng Anh là vô hạn, sách vở không thể bao quát hết, không cập nhật kịp thời, cần tra cứu thêm trên mạng để mở rộng hiểu biết, tiếp xúc với các kiến thức mới và ngôn ngữ thực tế mà người bản xứ dùng", cô Quyên nhìn nhận.

Ông Thái Hạo - giáo viên Trường THPT Chuyên Bình Long, Bình Phước - viết trên Facebook cá nhân: "Trong trường hợp này, chiếc điện thoại là một công cụ học tập. Về bản chất nó không khác gì một cuốn Atlat địa lý, một bảng tuần hoàn hóa học, một cuốn từ điển, hay bất kỳ một cuốn sách nào khác. Chúng giống nhau vì đều chứa thông tin và tri thức. Sự khác nhau nằm ở chỗ, một chiếc điện thoại thì chứa nhiều hơn cả triệu lần [thậm chí hàng tỉ lần] một cuốn sách. Sự khác nhau thứ 2 là, để tìm thấy thông tin mà mình cần trong 1 cuốn sách thì phải đọc từ đầu tới cuối, còn một chiếc điện thoại thì chỉ mất vài giây để gõ từ khóa".

Ông cho rằng nếu có một phương pháp đúng thì những chiếc điện thoại sẽ là cây đũa thần trong tay học trò.

Ông phân tích: "Dạy học giải quyết vấn đề phải trở thành yêu cầu trọng yếu trong phương pháp của giáo viên. Phương pháp này không những không mâu thuẫn, mà ngược lại, còn là tiến bộ trong giáo dục với mục tiêu phát triển tư duy".

Trái ngược với học sinh, phụ huynh lại rất lo lắng về việc này. Bà Nguyễn Ngọc Thảo, có con đang học lớp 10 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền [TP HCM], nói với BBC: "Ngay cả với người lớn, chuyện sử dụng điện thoại đã khó kiểm soát. Thế hệ Gen Z như con tôi được tiếp xúc công nghệ từ nhỏ, cách học cũng trở nên linh hoạt hơn. Nhưng trước khi trao cho các con công cụ mà chính bản thân người lớn cũng khó kiểm soát, cần dạy phương pháp sử dụng một cách hợp lý".

"Ranh giới của màn hình tìm kiếm thông tin với màn hình game, phim ảnh, Facebook chỉ cách nhau một cú lướt. Một lớp 35-40 học sinh, giáo viên có thể quản hết không? Chúng ta băn khoăn chuyện con cái mình thành 'thế hệ cúi đầu' vì chỉ nhìn vào màn hình điện thoại, giờ lại trao tặng thêm thời gian để các em tiếp xúc với điện thoại thì tôi hơi lo", bà Thảo nói.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều người lo lắng quy định này sẽ khiến các bạn học sinh THCS, THPT nghiện game, mạng xã hội.

Trên Facebook cá nhân, nhà báo Lê Thanh Phong viết: "Thế hệ trẻ đang bị ảnh hưởng tiêu cực từ chiếc điện thoại di động. Có nhiều em suốt ngày cắm mặt vào điện thoại, về nhà cũng không nói chuyện với ba mẹ, mất nhiều thì giờ cho thế giới ảo. Chính vì lẽ đó, hãy tạo cơ hội cho các em thoát ra khỏi chiếc máy điện thoại di động...

"Một vấn đề khác cần lưu tâm, đó là không nên để cho học sinh quá lạm dụng internet. Cái gì cũng dựa vào các công cụ thông minh hỗ trợ, dần dần sẽ hình thành thói quen bị động, lười suy nghĩ", ông viết thêm.

Sự phản đối rất gay gắt trên mạng xã hội. Thậm chí, không ít người còn cáo buộc quy định mới nhằm giúp các hãng sản xuất điện thoại bán hàng.

Vì sao VN cần giáo dục khai phóng và cải cách đại học?

Từ Mỹ nhìn về giáo dục ở Việt Nam

Về phía học sinh, Việt Khôi thừa nhận quy định mới có thể tăng việc học sinh dùng mạng xã hội, thậm chí quay cóp: "Đặc biệt là đối với học sinh cấp 3 như em. Ở độ tuổi cần có bạn bè, vui chơi, điều khá hiển nhiên là phần lớn các bạn thà lướt Facebook, xem YouTube còn hơn là phải học đạo hàm, tích phân. Tất nhiên vẫn có những bạn thích học hơn chơi, nhưng theo em quan sát thì phần trăm đó rất ít".

Về vấn đề này, cô Quyên lý giải: "Tương lai, Bộ cũng định hướng thi trên máy tính nên có các phần mềm chặn truy cập trang khác ngoài trang đang làm bài để tránh gian lận thi cử. Bên trường tôi xài phần mềm, nếu trong lúc làm bài học sinh rời khỏi sẽ bị chặn không cho làm bài tiếp", cô nói.

Nói về cách ứng phó với nguy cơ nghiện điện thoại, Việt Khôi chia sẻ: "Bản thân em tự biết là em có khả năng kiểm soát bản thân kém, nên em xin bố mẹ điện thoại hiện đại vừa đủ dùng thôi. Suốt cấp 1 đến cấp 2, em sử dụng điện thoại 'cục gạch', đến cấp 3 sử dụng lại smartphone đã chai pin từ mẹ em nên mỗi lần em sử dụng quá mức hay chơi game quá nhiều, máy tự sập nguồn", Khôi bộc bạch.

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}

  • Video liên quan

    Chủ Đề