Làm thế nào để học sinh thích học Lịch sử

Vấn đề giới trẻ, trong đó có nhiều học sinh không thích học môn lịch sử đã được dư luận xã hội đề cập từ lâu. Nói đến học môn lịch sử là nhiều em lắc đầu, chê vừa dài, vừa khó nhớ. Không ít trường hợp học sinh còn mừng rỡ khi môn học lịch sử không phải là môn thi bắt buộc, mà là môn tự chọn và tất nhiên là khi thi tốt nghiệp THPT, học sinh đó sẽ không chọn thi môn lịch sử. 

Do vậy mà kiến thức về lịch sử của nhiều học sinh rất mơ hồ, chung chung, không nhớ, không hiểu về các sự kiện và nhân vật lịch sử. Ninh Bình là vùng đất hiếu học, nhưng cũng có nhiều học sinh không thích học môn lịch sử, nên kết quả không cao. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2020- 2021, điểm trung bình môn lịch sử là thấp nhất, đạt 5,62; [trong khi đó, môn toán là 7,06; vật lý 7,01; sinh học 5,82; ngữ văn 6,82; địa lý 7,36; tiếng Anh 6,36 và giáo dục công dân 9,07].

Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc dạy môn lịch sử còn nặng về việc học thuộc và thiếu tính hấp dẫn. Chương trình sách giáo khoa môn lịch sử khô cứng, không hấp dẫn, nhiều mốc thời gian khó nhớ, khó  thuộc,  dễ gây nhầm lẫn cho học sinh. Đã thế, không ít nơi vẫn còn dạy và học môn lịch sử bằng cách: thầy, cô giảng- học sinh nghe; thầy, cô đọc- học sinh chép. Sau đó, khi kiểm tra học sinh học thuộc những lời thầy, cô cho chép hoặc như sách giáo khoa. Mà các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ bao lâu nay. Những vấn đề như: bối cảnh lịch sử, nội dung, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, bài học… hầu  như đã được định hình sẵn, ít có thể thêm, bớt gì được, nên tính hấp dẫn không cao. 

Do đó, những kiến thức lịch sử rất khó vào đầu óc học sinh chứ chưa nói đến sự vận dụng, phân tích, tổng hợp và phát triển thêm. Nguyên nhân nữa là môn lịch sử được phân chủ yếu vào nhóm thuộc các ngành trường đại  học về lĩnh vực xã hội, do vậy mà các em học sinh ít quan tâm, chủ yếu là bắt buộc phải học, học cho khỏi bị điểm kém, điểm liệt, học cho "qua", còn tập trung chủ yếu vào học các môn thi đại học như: Toán, Lý, Hóa, Sinh học… và ngoại ngữ để vào các ngành, trường đang "hot". Với động cơ học tập như thế nên học sinh cũng không yêu thích môn lịch sử. 

Các bậc phụ huynh hoặc là ít quan tâm, "việc học là của con", hoặc là cũng định hướng cho con em mình học gì mà sau này vào các trường đại học liên quan đến kinh tế để lo cuộc sống tương lai. Nhà trường, thầy, cô giáo cũng không thể can thiệp bắt học sinh phải yêu thích môn lịch sử để học cho giỏi được. 

Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự tác động của truyền thông như: tivi, mạng xã hội, điện thoại, máy tính, sách, báo, phim, tranh ảnh… làm cho học sinh có nhiều trò giải trí sinh động, tươi mới, hấp dẫn hơn nhiều so với môn lịch sử khô khan. Thế nên, hình như môn học lịch sử ngày càng bị người trẻ xa rời.

Lịch sử là một môn khoa học xã hội rất quan trọng. Học lịch sử để hiểu biết về truyền thống văn hóa và các giá trị tốt đẹp của dân tộc, của ông cha ta ở một vùng quê hay của đất nước, từ đó bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và văn hóa Việt Nam. Bác Hồ đã từng dạy: "Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Đất nước ta đã có hàng nghìn năm lịch sử với biết bao những chiến công anh hùng chói lọi trong quá trình dựng nước và giữ nước. 

Ninh Bình là vùng đất lịch sử với biết bao tên đất, tên người đã tạc vào lịch sử của dân tộc bằng những tượng đài bất diệt, tiêu biểu như: Đinh Tiên Hoàng đế- người sáng lập Nhà nước Đại Cồ Việt- nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam, mở nền "chính thống thủy". Lịch sử của một vùng đất, một dân tộc cũng như cuộc đời của một con người, có lúc thăng, lúc trầm, có những chiến công hiển hách, lẫy lừng, nhưng có những trang sử đầy đau thương, uất hận. Dù là lúc nào thì mạch nguồn dòng chảy lịch sử cũng không bao giờ dứt. Sự kiện lịch sử này là tiền đề, là điểm xuất phát của sự kiện lịch sử tiếp nối và sự kiện tiếp nối có thể lại là nguyên nhân của sự kiện sau. 

Mặc dù không thể tái hiện được các  sự kiện lịch sử đó nhưng bằng những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ giúp chúng ta hiểu được những hoạt động của cha, ông ta trong không gian và thời gian lịch sử cụ thể. Từ đó, các thế hệ đi sau có thể rút ra các bài học có giá trị cho mình, cả sự thành công và thất bại mà những người đi trước đã trải qua. Càng có độ lùi về thời gian của sự kiện lịch sử, con người càng có sự nhìn nhận, đánh giá một cách khoa học, công tâm, khách quan đối với những gì mà lịch sử đã diễn ra. 

Nếu không học lịch sử, lớp trẻ hôm nay sẽ không thể tự hào với những chiến công phá Tống, bình Chiêm, đánh giặc Nguyên, đuổi giặc Minh, diệt giặc Thanh của các bậc tiền nhân thưở trước. Không thể hiểu và biết ơn công lao trời biển của Bác Hồ- Người đã ra đi tìm con đường cứu nước, giành độc  lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. 

Từ ngày có Đảng, có Bác Hồ lãnh đạo, nhân dân ta đã đứng lên đánh giặc Pháp, đuổi phát xít Nhật, đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Không học lịch sử, không thể tự hào khi nghe tên tuổi những anh hùng dân tộc như: Lý Thường  Kiệt,  Trần  Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ  Chí  Minh,  Võ  Nguyên  Giáp.... và càng không thể sục sôi khí thế của Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ… cùng nhiều tên đất, tên sông mà mỗi khi nhắc  đến kẻ thù đều khiếp sợ. 

Ngày nay, các em học sinh được sách mới, áo hoa đến trường là có biết bao mồ hôi, xương, máu của các bậc tiền nhân, các anh hùng, liệt sỹ đã đổ xuống cho mảnh đất này. Nếu không học lịch sử sẽ không nhớ Tổ quốc, ông cha, trái với đạo lý tốt đẹp "uống nước, nhớ nguồn" của dân tộc ta. 

Học môn lịch sử cùng với những kiến thức văn hóa sẽ góp phần vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, ý chí, nghị lực cho học sinh- những chủ nhân tương lai của đất nước- để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, tiếp nối truyền thống lịch sử hào hùng của các thế hệ đi trước. 

Vì vậy, đã đến lúc cần phải thay đổi nhận thức của các cấp quản lý giáo dục, của các thầy, cô giáo, các bậc phụ huynh và toàn xã hội về vai  trò của môn lịch sử trong giáo dục cho các em học sinh. Năm học mới 2021-2022 đã bắt đầu. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với ngành giáo dục đào tạo, hy vọng sẽ có nhiều em học sinh thích học môn lịch sử và kết quả điểm trung bình trung môn lịch sử của kỳ thi THPT năm sau sẽ cao hơn năm trước.

Nguyễn Đông

Khi nhắc đến môn Lịch sử nhiều bạn học sinh tỏ ra chán nản và ngán ngẫm bởi chỉ nghĩ đến những sự kiện lịch sự dày đặc cùng với các con số thì các bạn đã không có chút ký ức gì rồi. Việc này gây khó khăn rất lớn trong việc học tập tốt môn Lịch sử thế nên việc tìm được phương pháp học tập đúng đắn là rất cần thiết. Hôm nay chúng mình sẽ giúp tất cả các bạn học sinh giải đáp thắc mắc về phương pháp học tốt môn Lịch sử, mời bạn cùng theo dõi!

10 bí quyết chinh phục môn Lịch Sử 

1. Lên kế hoạch học tập chi tiết

Đặc thù của môn Lịch sử là rất nhiều sự kiện và thời gian. Để có thể ghi nhớ rõ được nó thì chúng ta cần chia nhỏ thời gian học ra, bởi bạn không thể nào dồn hết một giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện vào đầu cùng một lúc đâu. Thế nên phương pháp “mưa dầm thấm lâu” sẽ thích hợp nhất với môn Lịch sử.

2. Học bằng sơ đồ tư duy

Phương pháp học môn lịch sử bằng sơ đồ tư duy giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức rất tốt

Phương pháp học bằng sơ đồ tư duy có lẽ đã không còn xa lạ gì với học sinh ngày nay, bởi mức độ hiệu quả của nó rất cao. Đặc biệt là với bộ môn sự kiện cùng những con số dày đặc như lịch sử thì phương pháp này vô cùng phù hợp. Bạn hãy vẽ ra một sơ đồ tư duy, sau đó phân chia sự kiện thành những nhánh nhỏ và phân tích.

Xem thêm: Sách Bí Quyết Chinh Phục Điểm Cao Kì Thi THPT Quốc Gia

3. Học nhóm cùng bạn bè

Phương pháp này vô cùng dễ ghi nhớ bài học, khi cùng nhau học chúng ta có thể dễ dàng trao đổi bài học, phân tích những sự kiện lịch sử. Cách học này vô cùng thoải mái, các bạn có thể chủ động thời gian và học hỏi từ bạn bè.

4. Không học vẹt

Có rất nhiều nguyên nhân làm chúng ta nhớ nhầm sự kiện lịch sử và phổ biến nhất chính là “học vẹt”, vì không hiểu gì nên các bạn rất dễ nhớ nhầm. Hãy hiểu chứ đừng học một cách máy móc, cách học này sẽ khiến việc học của bạn trở nên nặng nề và khó có hứng thú với môn học này.

5. Nắm chắc kỹ năng ghi nhớ

Đối với môn Lịch sử kỹ năng ghi nhớ vô cùng quan trọng, bởi sự kiện lịch sử và thời gian vô cùng nhiều nếu bạn chỉ học một cách hời hợt thiếu khoa học thì khó có thể nhớ hết được. Nhiều học sinh chỉ học chứ không hiểu dẫn đến tình trạng nhớ nhầm sự kiện và thời gian. Điều này khiến cho rất nhiều bạn đau đầu khi mùa thi đến, thậm chí là sợ hãi. Cách thông minh nhất là bạn nên sắp xếp thời gian và ghi nhớ một cách hiệu quả.

6. Học theo từ khóa

Bạn hãy tìm cho mình một từ khóa để việc ghi nhớ một cách hiệu quả hơn, có thể viết từ khóa lên giấy nhớ sau đó dán ở nơi bạn hay nhìn để ghi nhớ. Hoặc có thể đặt tên bằng “từ khóa” cho các giai đoạn lịch sử. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ sự kiện lịch sử hơn.

7. Tập rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích sự kiện

Nếu chỉ học như một cái máy, không tổng hợp hay phân tích sự kiện thì bạn sẽ khó có thể nhớ rõ từng mục một. Thế nên sau khi học xong hãy dành thời gian tổng hợp sự kiện sau đó phân tích để tạo ấn tượng và dễ dàng ghi nhớ.

8. Tạo niềm hứng thú trong khi học

Hãy nghĩ về một Lịch sử thật nhẹ nhàng, chúng ta học để ghi nhớ công ơn của ông cha ta. Học để biết về những cột mốc Lịch sử chói lói của đất nước ta. Tự tạo cho bản thân niềm hứng thú trong học tập chứ đừng nghĩ về nó như một cơn ác mộng.

9. Không học đối phó

Học để đối phó với những bài kiểm tra trên lớp đã không còn lạ đối với nhiều bạn học sinh ngày nay thế nhưng nó chỉ là cách tạm thời. Về lâu dài các bạn sẽ không đọng lại được bất cứ điều gì, phương pháp học tập này sẽ làm cho các bạn thụ động, chỉ khi kiểm tra mới học. Tạo nên cảm giác chán nản và không muốn cố gắng.

10. Học qua sách, tài liệu và phim ảnh

Nếu những con chữ trong sách vở quá khô khan bạn có thể thử xem phim học đọc thêm những cuốn sách về lịch sử, biết đâu sẽ tạo cho bạn sự hứng thú thì sao. Bởi phim ảnh sẽ mang đến cho bạn những hình ảnh sinh động hơn, sách sẽ đem đến cho bạn nhiều góc nhìn khác nhau về lịch sử.

Cuối cùng, hãy xác định cho mình một mục tiêu rõ ràng khi học, điều đó không có gì là khó. Việc có định hướng sẽ giúp bạn có hứng thú hơn trong việc học thế nên đừng quên xác định mục tiêu nhé. Ngay từ ngày hôm nay, đừng chần chừ hay chờ đợi bất cứ điều gì bạn nhé, hãy bắt tay vào học luôn nào. Nắm vững những kiến thức cơ bản từ trong sách giáo khoa trước rồi hãy tìm đến những nguồn tài liệu khác bạn nhé. Nếu thấy bài viết này hay và bổ ích bạn hãy chia sẻ đến nhiều người bạn của mình nữa nhé! Chúc bạn học tập thật tốt và gặt hái được nhiều thành quả cao trong học tập, đặc biệt là môn Lịch sử.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này, sắp tới Sách Hay 24h sẽ phát triển thêm nhiều chuyên mục khác nhau. Hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của bạn, thân!

Video liên quan

Chủ Đề