Mắt bị lần là gì

Ảnh minh họa. Nguồn: healthfacts.ng

Khi bạn tiết ra quá nhiều nước mắt hoặc khi việc thoát nước mắt bị tắc nghẽn, mắt bạn sẽ bị chảy nước mắt. Nước mắt có thể sẽ chảy xuống má hay làm ướt đẫm lông mi của bạn, giống như lúc bạn khóc vậy. Bạn có thể làm gì để cải thiện tình trạng này?

Rất nhiều việc bạn có thể làm, nhưng phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề.

Nước mắt là rất cần thiết để nuôi dưỡng và dưỡng ẩm cho mắt. Mỗi lần bạn chớp mắt là một lần bạn "rửa mắt" bằng nước mắt được sản xuất ra từ các tuyến lệ ở mí mắt trên. Những tuyến lệ này khi bị kích ứng hoặc bị viêm sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra rất nhiều nước mắt. Nước mắt thường sẽ thoát ra khỏi mắt và đi vào mũi thông qua các ống dẫn ở các hốc mắt.

Những người bị chảy nước mắt thường sẽ bị tiết ra rất nhiều nước mắt, trong đó bao gồm nước, dầu và chất nhầy. Lượng nước mắt thừa này có thể có nguyên nhân là do:

Hội chứng khô mắt

Nghe có vẻ vô lý, nhưng hội chứng khô mắt có thể dẫn đến tình trạng chảy nước mắt. Khi mắt bị khô, mắt sẽ bị kích thích và cảm thấy không thoải mái. Tình trạng này sẽ kích hoạt các tuyến lệ sản xuất ra quá nhiều nước mắt làm "quá tải" các ống dẫn nước mắt tự nhiên.

Việc sản xuất nước mắt sẽ giảm dần theo tuổi, do vậy, hội chứng khô mắt thường gặp ở người cao tuổi. Một số bệnh hoặc một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến khô mắt. Thời tiết khô, nhiều gió cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng khô mắt là một bệnh mãn tính gọi là viêm kết – giác mạc khô [keratoconjunctivitis sicca- KCS]. Những người mắc phải hội chứng này thường sẽ sản xuất ra nhiều nước mắt, nhưng nước mắt của họ lại không có đủ nước.

Ngoài việc tiết rất nhiều nước mắt, các triệu chứng khác của hội chứng khô mắt bao gồm nhìn mờ, ngứa mắt hoặc nóng rát ở mắt. Một biện pháp có thể làm giảm các trường hợp bị khô mắt nhẹ là sử dụng nước mắt nhân tạo không cần kê đơn. Ngoài ra, với trường hợp nặng hơn sẽ phải dùng các loại thuốc kê đơn.

Dị ứng

Các chất gây ra các phản ứng dị ứng được gọi là các tác nhân dị ứng. Phản ứng với các tác nhân dị ứng có thể khiến mắt bị đỏ và kích thích, dẫn đến chảy nước mắt, nóng rát và ngứa mắt. Nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng khi ở ngoài trời là cỏ, cây, phấn hoa và cỏ dại. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất khi ở trong nhà là lông súc vật, mạt bụi nhà và nấm mốc. Trong số tất cả các nguyên nhân gây ngứa mắt và chảy nước mắt thì có một số yếu tố không thực sự là các tác nhân dị ứng, ví dụ như khí thải, hơi xịt aerosol, nước hoa và khói thuốc lá.

Nhiễm trùng

Một trong số những phản ứng của cơ thể khi mắt bị nhiễm trùng đó là chảy nước mắt. Đây là phản ứng của cơ thể để cố giữ mắt ẩm và rửa sạch các vi khuẩn và dịch nhầy. Viêm kết mạc và viêm bờ mi là hai loại nhiễm trùng thường gặp và thường gây chảy nước mắt. Nguyên nhân có thể là do nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm và phổ biến hơn là nhiễm virus. Đeo kính áp tròng cũng làm tăng nguy cơ bị viêm kết mạc. Viêm kết mạc có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt.

Triệu chứng bệnh bao gồm đau mắt, nhìn mờ, đỏ mắt, cảm giác có sạn trong mắt, chảy nước mắt, hình thành rỉ mắt vào ban đêm cùng với việc tăng tiết nước mắt.

Các tác nhân kích thích: Mắt bạn sẽ tiết ra rất nhiều phản ứng để đáp ứng lại các loại tác nhân kích thích khác nhau, như không khí khô, ánh sáng trắng, gió, khói, bụi, lông mi hoặc các chất hóa học. Mỏi mắt cũng có thể gây chảy nước mắt.

Chảy nước mắt còn có thể có nguyên nhân là do các ống dẫn nước mắt tự nhiên của mắt bị tắc nghẽn, mặc dù tình trạng này không phổ biến. Tình trạng này được gọi là hẹp tuyến lệ. Nhiễm trùng có thể lan từ các ống tuyến lệ vào đến bên trong mũi và gây sẹo. Chấn thương và phẫu thuật vùng mũi là những nguyên nhân khác gây tắc ống tuyến lệ.

Một loại chảy nước mắt khác có liên quan đến việc giảm chức năng mi mắt. Mi mắt ngoài tác dụng giúp nước mắt bao phủ toàn bộ mắt và đưa nước mắt đến các góc mắt để thoát ra ngoài thì mi mắt còn phải được "nhắm" đúng cách. Một trong số các nguyên nhân phổ biến gây chảy nước mắt gọi là tật lộn mi. Tình trạng này là hiện tượng mi mắt rũ xuống và bị kéo rời ra xa khỏi mi mắt dưới. Đây là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, khi mà mi mắt dưới của họ bị yếu đi. Tật lộn mi có thể làm mắt bị khô, đau, đỏ và nóng rát. Tật lộn mi cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng mắt.

Chảy nước mắt thường là triệu chứng chứ không phải là nguyên nhân của một vấn đề ở mắt. Triệu chứng này chắc chắn sẽ làm bạn khó chịu, nhưng trừ khi đi kèm với đau mắt hoặc đỏ mắt, còn nếu không, chảy quá nhiều nước mắt thường không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Chẩn đoán và điều trị

Bạn sẽ có thể tự tìm ra nguyên nhân khiến mắt mình bị chảy nước.

- Nếu mắt bạn cảm thấy khô, gai và không thoải mái trước khi bị chảy nước, thì rất có thể bạn bị hội chứng khô mắt.

- Nếu mắt bạn ngứa và sưng lên, thì rất có thể đó là phản ứng dị ứng.

Trong những trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn:

- Các loại thuốc nhỏ mắt không cần kê đơn để điều trị hội chứng khô mắt: Nếu khô mắt là nguyên nhân khiến mắt bạn bị chảy nước, bạn có thể làm giảm triệu chứng này bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo để giữ mắt mình luôn ẩm ướt. Nước mắt nhân tạo cũng có thể giúp bạn rửa sạch bất cứ tác nhân kích thích nào làm mắt bạn bị chảy nước, ví dụ như bụi. Sử dụng nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản là tốt nhất.

- Các loại thuốc uống không cần kê đơn giúp điều trị tình trạng dị ứng làm mắt bị chảy nước bằng cách làm gián đoạn các phản ứng dị ứng.

Một số cách đơn giản bạn có thể làm để phòng ngừa khô mắt, ngứa mắt và kích ứng mắt bao gồm thường xuyên chớp mắt khi sử dụng máy tính và nghỉ ngơi để tránh mỏi mắt. Tăng độ ẩm ở nơi làm việc nếu mắt bạn bị khô và bị kích ứng. Đeo kính râm để làm giảm các tác nhân gây kích ứng mắt từ ánh nắng mặt trời và gió, uống nhiều nước để tránh bị mất nước và duy trì lượng nước mắt cần thiết.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn bị:

- Chảy nước mắt không rõ nguyên nhân trong một thời gian dài;

- Chảy nước mắt đi kèm với đỏ mắt và chất nhầy;

- Đau mắt và chảy nước mắt;

- Chảy nước mắt và đau xoang mũi.

Bác sĩ sẽ khám mắt, tiến hành các xét nghiệm về số lượng và chất lượng nước mắt và xem cách nước mắt thoát ra khỏi mắt của bạn như thế nào. Nếu bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ kê đơn kháng sinh hoặc nếu bạn bị khô mắt hay dị ứng, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị phù hợp.

Trong những trường hợp hiếm gặp, có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật để mở các ống tuyến lệ bị tắc. Nếu ống tuyến lệ bị chít hẹp mà không bị tắc hoàn toàn, bác sĩ có thể sẽ nới rộng chúng ra.

Tật lộn mi có thể được điều trị bằng cách căng cơ giữ mi mắt về đúng vị trí.

Bạn hãy nhớ, nếu tình trạng chảy nước mắt không thuyên giảm sau khi bạn đã dùng các loại thuốc không kê đơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc y tế.

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Trang chủCác tình trạng mắtTình trạng mắt từ A-Z

Chứng sụp mí mắt là tình trạng mí mắt trên của một hoặc cả hai mắt rũ xuống. Tình trạng rũ xuống này có thể chỉ vừa đủ để nhận thấy, hoặc mí có thể sa xuống hết đồng tử.

Chứng sụp mí mắt có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em lẫn người lớn, nhưng thường xảy ra do tuổi tác.

Dấu hiệu và triệu chứng của chứng sụp mí mắt

Dấu hiệu rõ ràng nhất của chứng sụp mí mắt là mí mắt rũ xuống. Tùy thuộc vào độ sụp của mí mắt, những người bị chứng sụp mí mắt có thể khó nhìn.

Đôi khi, người ta ngửa đầu về phía sau để cố gắng nhìn bên dưới mí mắt hoặc rướn lông mày liên tục để cố gắng nâng mí mắt lên.

Mức độ sụp mí mắt thay đổi ở từng người. Nếu bạn nghĩ mình bị chứng sụp mí mắt, hãy so sánh bức ảnh khuôn mặt gần đây của bạn với bức ảnh cách đây 10 hoặc 20 năm, và bạn sẽ có thể nhận thấy sự khác biệt về da mí mắt.

Chứng sụp mí mắt trông giống như chứng nhẽo da, đây là nhóm bệnh mô liên kết khiến da chảy dưới dạng các nếp gấp. Những bệnh này gắn liền với sự hình thành mô co giãn ít hơn bình thường. Hãy thăm khám với chuyên gia chăm sóc mắt của bạn để xác định nguyên nhân gây ra chứng sa mí mắt của bạn.

Nguyên nhân gì gây ra chứng sụp mí mắt?

Chứng sụp mí mắt có thể có từ lúc sinh [chứng sụp mí mắt bẩm sinh] hoặc xảy ra do tuổi tác, chấn thương hoặc di chứng của phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc phẫu thuật khác để chỉnh sửa mắt.

Tình trạng này cũng có thể do một vấn đề với các cơ nâng mí mắt, còn được gọi là cơ nâng gây ra. Đôi khi, việc giải phẫu khuôn mặt của một người cũng có thể làm cản trở những cơ này.

Các nguyên nhân khác gây ra chứng sụp mí mắt bao gồm khối u ở mắt, rối loạn thần kinh hoặc bệnh toàn thân như tiểu đường.

Điều trị chứng sụp mí mắt

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị sụp mí mắt tốt nhất.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ kéo căng các cơ nâng để chúng có thể nâng mí mắt dễ dàng hơn, giúp bạn cải thiện hình thức và thị lực.

Trong những trường hợp rất nặng liên quan đến cơ nâng suy yếu, bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ gắn mí mắt bên dưới lông mày. Theo đó, cơ trán sẽ thay cơ nâng để nâng mí mắt.

Những rủi ro từ phẫu thuật chứng sụp mí mắt

Sau khi phẫu thuật chứng sụp mí mắt, mí mắt của bạn có thể trông không còn đối xứng, ngay cả khi các mí có vị trí cao hơn so với trước phẫu thuật. Trong trường hợp rất hiếm gặp, cử động của mí mắt cũng có thể bị ảnh hưởng.

Điều quan trọng là phải chọn bác sĩ phẫu thuật một cách cẩn thận, vì phẫu thuật được thực hiện kém có thể dẫn đến diện mạo không được như mong muốn hoặc dẫn đến khô mắt do mí mắt được nâng lên không đóng lại hoàn toàn.

Trước khi đồng ý phẫu thuật chứng sụp mí mắt, hãy hỏi xem bác sĩ phẫu thuật của bạn đã thực hiện bao nhiêu ca phẫu thuật. Đồng thời hãy yêu cầu xem các bức ảnh trước và sau phẫu thuật của các bệnh nhân đã làm phẫu thuật, và hỏi xem bạn có thể nói chuyện với ai đó trong số họ về trải nghiệm của họ được không.

Chứng sụp mí mắt ở trẻ em

Trẻ em sinh ra bị chứng sụp mí mắt ở mức vừa phải hoặc nặng phải được điều trị bằng phẫu thuật để thị lực phát triển phù hợp.

Không điều trị chứng sụp mí mắt có thể dẫn đến nhược thị [thị lực ở một mắt giảm] và thị lực kém suốt đời.

Tất cả trẻ em bị chứng sụp mí mắt, ngay cả các trường hợp nhẹ, đều phải được chuyên gia chăm sóc mắt khám tối thiểu thường niên để theo dõi biểu hiện của mí sụp và đảm bảo chứng sụp mí mắt không gây ra các vấn đề về thị lực.

Trang được xuất bản trong Tháng 8 2021

Trang được cập nhật trong Tháng 8 2021

Video liên quan

Chủ Đề