Khoa ngôn ngữ học là gì

Ngôn ngữ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống, giúp cho con người giao tiếp, diễn đạt ý tưởng, mong muốn, cảm xúc với nhau. Trong những năm gần đây, Ngôn ngữ học là một ngành khoa học dần trở nên quan trọng và ngày càng được các bạn trẻ săn đón. Sau đây, hãy cùng Isinhvien tìm hiểu tất tần tật về ngành học này nhé! 

Ngôn ngữ học [Linguistics] là ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ. Ngôn ngữ học gồm các hệ thống tri thức này ở mọi khía cạnh của chúng: hệ thống tri thức đó được cấu tạo như thế nào, nó được tiếp thu như thế nào, nó được sử dụng như thế nào trong việc sản xuất và hiểu thông điệp, nó thay đổi như thế nào theo thời gian?

Nhiều người nghĩ rằng, ngôn ngữ học là học nhiều thứ tiếng. Tuy nhiên, trọng tâm của các nhà ngôn ngữ học là nghiên cứu về cấu trúc, cách sử dụng và tâm lý của ngôn ngữ nói chung. Ngôn ngữ học mang đến cho người học những kiến thức, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của con người nói chung và tiếng Việt nói riêng. 


Với Ngôn ngữ học, người học sẽ được học những môn học chuyên về lý thuyết như Ngữ âm học [Phonetics], Âm vị học [Phonology], Cú pháp học [Syntax], Ngữ nghĩa học [Semantics],… Những môn học này giúp người học nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết Ngôn ngữ học. Còn với những môn học như Ngôn ngữ học đối chiếu, Ngôn ngữ học văn hóa, Ngôn ngữ học xã hội, Phong cách học, Ngôn ngữ văn chương,… sẽ giúp người học có thêm những kỹ năng trình bày, soạn thảo văn bản, xử lý ngôn ngữ.

Ngoài ra, với những môn học có tính ứng dụng cao như: Ngôn ngữ học ứng dụng, Ngôn ngữ học máy tính, Ngôn ngữ học báo chí, Ngôn ngữ học truyền thông,… giúp người học có thể tiếp cận và xử lý những vấn đề liên quan đến giảng dạy, truyền thông, biên tập,… và một số lĩnh vực khác. 

– Kiến thức giáo dục đại cương Ngôn ngữ học [Bắt buộc]: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Xã hội học đại cương, Tâm lý học đại cương, Hán văn cơ bản, Chữ Nôm, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Thống kê cho khoa học xã hội, Môi trường và phát triển.


– Kiến thức giáo dục đại cương Ngôn ngữ học [Tự chọn]: Lịch sử văn minh thế giới, Logic học đại cương, Nhân học đại cương, Mỹ học đại cương, Chính trị học đại cương, Tôn giáo học đại cương.

– Kiến thức cơ sở ngành Ngôn ngữ học [Bắt buộc]: Dẫn luận ngôn ngữ học, Thực hành văn bản tiếng Việt, Ngữ âm tiếng Việt, Từ vựng tiếng Việt, Ngữ pháp tiếng Việt, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Từ loại và từ loại tiếng Việt, Ngôn ngữ học xã hội, Lịch sử tiếng Việt, Các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

– Kiến thức cơ sở ngành Ngôn ngữ học [Tự chọn]: Chữ viết và lịch sử chữ Quốc ngữ, Danh học: Nhân danh và Địa danh, Ngôn ngữ và văn hoá , Soạn thảo và biên tập văn bản hành chính, Thành ngữ học và thành ngữ tiếng Việt, Từ điển học, Từ và từ tiếng Việt.

– Kiến thức chuyên ngành Ngôn ngữ học [Bắt buộc]: Âm vị học, Các loại hình ngôn ngữ, Điền dã ngôn ngữ học, Ký hiệu học, Ngôn ngữ báo chí, Ngôn ngữ học đại cương, Ngôn ngữ học đối chiếu, Ngôn ngữ văn chương, Ngữ pháp chức năng, Phong cách học tiếng Việt, Phương ngữ học và phương ngữ tiếng Việt, Lý thuyết và thực hành văn bản, Các phạm trù ngữ pháp của vị từ, Tiếng Anh chuyên ngành ngôn ngữ học 1, Tiếng Anh chuyên ngành ngôn ngữ học 2, Nhập môn các lý thuyết cú pháp, Nhập môn Ngôn ngữ học ứng dụng, Lịch sử ngôn ngữ học: các trường phái, Thực tập thực tế.


– Kiến thức chuyên ngành Ngôn ngữ học [Tự chọn]: Ferdinand de Saussure với giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, Ngôn ngữ học tâm lý, Ngôn ngữ học và lý thuyết phiên dịch, Từ Hán-Việt, Logic hình thức và logic phi hình thức, Ngôn ngữ quảng cáo, Vấn đề ngữ pháp hóa, Ngôn ngữ và Giới, Nhập môn Phân tích diễn ngôn, Nhập môn tình thái và tình thái tiếng Việt, Thực tập hướng nghiệp, Khóa luận.

Hiện nay, ở khu vực phía Nam có các cơ sở đào tạo ngành Ngôn ngữ học như: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG – TP.HCM. Còn ở khu vực phía Bắc thì có trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Ngoài ra, Đại học Khoa học – Đại học Huế cũng là một trong những cơ sở đào tạo Ngôn ngữ học uy tín.

Cơ hội việc làm của ngành Ngôn ngữ học khá đa dạng. Về mảng công tác nghiên cứu – giảng dạy thì người học có thể làm về nghiên cứu ngôn ngữ học và Việt ngữ học hay nghiên cứu liên ngành với thần kinh học, tâm lý học, xã hội học, nhân học, v.v. Còn với các công việc sử dụng kiến thức ngôn ngữ học thì người học có thể làm công tác biên tập, phóng viên hoặc viết các loại slogan và content trong các sự kiện khác nhau. Ngoài ra, người học có thể học cao học và nghiên cứu sinh tại Việt Nam và học cao học tại nước ngoài.


Trên đây là những thông tin về ngành Ngôn ngữ học. Isinhvien mong rằng sẽ giúp được các bạn bước đầu hình dung tổng quan về ngành Ngôn ngữ học và các cơ hội việc làm của Ngôn ngữ học. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn có một ngày tốt lành.

Ngôn ngữ học là một chuyên ngành thuộc khối xã hội có nhiệm vụ nghiên cứu về đối tượng chính là hệ thống các  ngôn ngữ.

Ngoài học ngôn ngữ thì nó còn học về các kiến thức, lý thuyết, kĩ năng phân tích và khả năng ứng dụng của các ngôn ngữ trên khắp thế giới nói chung và tiếng việt nói riêng.

Các vấn đề cơ bản trong nghiên cứu có phạm vi không hề nhỏ. Nó bao gồm ba mặt tiếp cận chính : hình thái của ngôn ngữ, ngữ nghĩa của ngôn ngữ và hoàn cảnh của ngôn ngữ.

Theo quan niệm của ngôn ngữ học thì khi phân tích, ngôn ngữ của loài người là một hệ thống liên kết giữa các âm thanh với nhau. Các âm thanh đó được hình thành nhờ âm vị và hình vị cấu tạo thành rồi được truyền tải thông qua lời nói. Và nhiệm vụ của ngành ngôn ngữ học là đi tìm hiểu là phân tích những âm vị, hình vị đó.

Mặt khác, bộ môn còn nghiên cứu về ý nghĩa của các câu từ gắn với từng hoàn cảnh, thời kì, giai đoạn cụ thể và những chuyển biến của nó theo dòng chảy của văn hóa, xã hội.

Nhà ngôn ngữ học

Những người nghiên cứu về ngôn ngữ chính là các nhà ngôn ngữ học. Theo thống kê cho thấy phần lớn các nhà nghiên cứu tìm hiểu về bản chất sự khác nhau giữa các ngôn ngữ trên thế giới và từ đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khả năng ngôn ngữ của loài người. Các nhà ngôn ngữ học của Việt Nam nổi tiếng có thể kể đến như : nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, Hoàng Tuệ, Nguyễn Hiến Lê,…

Các kĩ năng cơ bản cần có để trở thành một nhà ngôn ngữ học

Để trở thành nhà ngôn ngữ học không hề đơn giản, bên cạnh vốn kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ thì ngoài ra bạn phải đáp ứng đủ các kĩ năng sau thì mới có khả năng hoạt động trong hiệu quả và thành công trong công việc.

- Kĩ năng trình bày và soạn thảo văn bản

- Kĩ năng quan sát, phân tích và tổng hợp

- Kĩ năng giao tiếp

- Kĩ năng làm việc nhóm

- Kĩ năng sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin

- Kĩ năng sử dụng và điều khiển ngôn ngữ

Xem ngay: Những bí mật khó tin về ngành ngôn ngữ Pháp

Sự hình thành của ngôn ngữ và ngôn ngữ học thế giới

Trong thời kì nguyên thủy có lẽ chậm nhất vào nửa cuối thế kỉ IV trước công nguyên, để đáp ứng nhu cầu giao tiếp qua lao động và gắn kết cộng đồng thì ngôn ngữ đã ra đời. Các tài liệu ngôn ngữ cổ nhất được tìm thấy tại Hi Lạp, Ấn Độ và Ả Rập.

Qua năm tháng, ngôn ngữ trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của con người cho nên vì vậy loài người cũng trở nên dần quan tâm và xây dựng cả một hệ thống khoa học về nó. Đó chính là ngôn ngữ học.

Bộ môn nghiên cứu một cách có hệ thống về ngôn ngữ đã được hình thành từ Ấn Độ vào thời kì đồ sắt. Cơ sở đầu tiên là việc phân tích và tìm hiểu về tiếng Phạn. Hàng loại cuốn sách Pratishakhya chính mà minh chứng về những hiểu biết, sự quan sát biến đổi về từ ngữ rồi cho ra những quy luật ngữ pháp cực hoàn chỉnh và cô đọng.

Sự hình thành của ngôn ngữ học Việt Nam

Sự ra đời của nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam vào năm 1945 thì đó cũng là lần đầu tiên tiếng Việt đã chính thức trở thành ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Điều đó chính là tiền đề để ngành ngôn ngữ học ra đời.

Nhiệm vụ chính và quan trọng được đưa ra đối với ngành là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đưa ngôn ngữ Việt Nam từ tiếng nói của một dân tộc bị áp bức, thuộc địa nay trở thành quốc gia độc lập giữ vững chủ quyền dân tộc. Điều này cũng có nghĩa là phải gánh vác trọng trách đưa tiếng Việt từ vị thế kém phát triển lên ngôn ngữ của toàn dân, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Sự hình thành ngôn ngữ học đã gắn liền với hệ thống các trường đại học tại Việt Nam. Tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, ngành ngôn ngữ học đã được thành lập vào năm 1977 và cùng thời điểm với sự ra đời của khoa Ngữ văn Việt Nam [ bao gồm khoa báo chí – ngữ văn và khoa ngôn ngữ - văn học ].

Cho đến nay, ngành ngôn ngữ học đã được phát triển rộng rãi và thành lập trên nhiều trường đại học khác nhau mang trong mình trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao ở các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và cử nhân, góp phần phát triển kiến thức ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng.

Chúng ta có thể đưa ra một vài những nét chính trong sự nghiệp phát triển của đất nước qua những đóng góp quan trọng của ngành Ngôn ngữ học tại Việt Nam .

Đầu tiên phải kể đến đó chính là việc đưa tiếng Việt trở thành một thứ ngôn ngữ thoả mãn những yêu cầu giáo dục của đất nước sự và cũng như là đóng góp cho sự thống nhất trong tính đa dạng ngôn ngữ của tiếng việt ta. Tiếp đến là việc cung cấp một hệ thống vốn từ và thuật ngữ đảm bảo diễn tả chuẩn xác ngữ nghĩa cho tất cả các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin, khoa học xã hội và nhân văn, chính trị, ngoại giao,… hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Có lẽ với những đóng góp vừa rồi thì so với các nước trong khu vực và một số nước có hoàn cảnh lịch sử, điều kiện xã hội giống chúng ta thì không có nước nào đã tạo ra được những thành tích tuyệt vời và những đóng góp lớn lao như nước Việt Nam

Rõ ràng, những thành tựu ấy là một kết quả đáng tự hào của những người tiên phong đi đầu, những nhà ngôn ngữ học lỗi lạc, bền bỉ thực hiện qua nhiều năm trời.

3. Lợi ích khi theo học ngôn ngữ học

Các sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học sẽ có các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc ở Việt Nam, phục vụ hữu ích cho giảng dạy, nghiên cứu và công tác quản lý của Nhà nước về ngôn ngữ tiếng Việt và văn hóa đất nước Việt Nam.

Được rèn luyện các kĩ năng cơ bản như kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích và tổng hợp, kĩ năng trình bày và soạn thảo văn bản, kĩ năng sử dụng ngoại ngữ,…

Tạo cơ hội cho việc nghiên cứu, giảng dạy và nghiên cứu, tư vấn về văn hóa ngôn ngữ.

Các khoa ngôn ngữ học đào tạo tại Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều trường trên cả nước đang nỗ lực mở rộng và đào tạo chuyên ngành này. Một số trường có thể kể đến gồm :

- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [ Đại học quốc gia Hà Nội – HCM ]

- Đại học Ngôn ngữ, đại học quốc gia Hà Nội

- Đại học Sư phạm HN

- Đại học Hà Nội

- Đại học Ngoại Ngữ

4. Ngành ngôn ngữ học ra làm gì ?

Tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ học, các sinh viên có thể có cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực và đảm nhiệm được nhiều vị trí khác nhau. Vì thế khi tim viec lam tai Dong Nai và nhiều nơi khác không khó để các bạn sinh viên ngành ngôn ngữ học có thể tìm được một công việc thích hợp. Hiện nay thị trường làm việc ngành này khá đa dạng và mở ra nhiều cơ hội mới cho các bạn trẻ. Đây có lẽ được đánh giá là chương trình đào tạo hữu ích cho cả các sinh viên và cho toàn xã hội.

Biên tập viên

Được trang bị kiến thức sâu sắc và căn bản về ngôn ngữ, sau khi học xong bạn sẽ có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng viết lách và trình bày văn bản. Biên tập viên làm công việc biên tập trong các nhà xuất bản, các tòa soạn sách báo và đài phát thanh truyền hình nhằm mang đến những xuất bản phẩm có nội dung và hình thức hoàn hảo.

Nhiệm vụ cụ thể của bạn :

- Biên tập và thiết kế sản phẩm xuất bản

- Sửa chữa lỗi chính tả, ngữ pháp về nội dung, hình thức của tác phẩm

- Đưa ra yêu cầu nội dung với xuất bản phẩm

Yêu cầu của công việc :

- Nắm chắc kiến thức xã hội và có kĩ năng diễn đạt tốt

- Khả năng phát hiện và xử lí lỗi sai

- Có khả năng sáng tạo, viết lách hay

- Kiên trì, tỉ mẩn trong công việc

Những nơi hay tuyển dụng biên tập viên :

- Các nhà xuất bản : nhà xuất bản giáo dục, nhà xuất bản đại học quốc gia, nhà xuất bản đại học sư phạm,…

- Các cơ quan về báo chí truyền thông : đài phát thanh truyền hình, tòa soạn, cơ quan báo điện tử,…

Giảng viên ngôn ngữ học

Sau khi học xong, sinh viên có thể thực hiện giảng dạy bộ môn cho sinh viên Việt Nam tại các trường đại học hoặc có thể tham gia dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Hiện nay, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng tăng lên trong khi số lượng giáo viên đáp ứng không đủ. Vậy nên có thể nói đây là công việc đang thực sự hot và khát nhân sự cho những ai đam mê và theo học ngôn ngữ học.

Một số nơi hay tuyển dụng: 

- Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.

- Khoa Ngôn ngữ học

- Trung tâm chuyên giảng dạy tiếng việt cho người nước ngoài

- Viện nghiên cứu ngôn ngữ học

Ngày nay việc làm giảng dạy được tuyển dụng rất nhiều tại các trung tâm trên toàn quốc để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Vì vậy nhiều cơ hội viec lam binh phuoc cho người dân mong muốn tìm kiếm việc làm.

Nghiên cứu viên

Nghiên cứu viên có chức năng nghiên cứu ngôn ngữ dưới nhiều góc độ và vị trí khác nhau có thể là : ngôn ngữ học dân tộc thiểu số, ngôn ngữ học miền Bắc, ngôn ngữ học vị thành niên,.. Ngoài nghiên cứu, họ còn có nhiệm vụ xây dựng các chính sách để phát triển và bảo tồn ngôn ngữ, biên soạn nên sách giáo khoa và từ điển.

Các đơn vị tuyển dụng bạn nên chú ý như :

- Các viện nghiên cứu ngôn ngữ học

- Việc Đông Nam Á

- Viện thông tin khoa học xã hội Việt Nam

Hiện nay do thiếu lượng lớn nhân sự nên các viện đều có những đợt tuyển dụng lớn. Bạn có thể tìm hiểu và đăng kí ứng tuyển ngay nha.

Làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng

Cử nhân ngành ngôn ngữ học có thể đảm đương các công việc liên quan viết lách và sử dụng ngôn ngữ như : dẫn chương trình, sáng tác kịch bản chương trình hay phim truyện, viết lời thoại, xây dựng kịch bản chương trình truyền hình, viết tin tức, xây dựng thực hiện phóng sự,… Đặc biệt thực tế nhiều người trong số đó đã trở thành những nhà báo xuất sắc góp phần cho sự phát triển của đất nước và xã hội.

Quản lý hành chính văn phòng

Một công việc tưởng chừng như không liên quan này thực chất lại rất phù hợp với các cử nhân ngành Ngôn ngữ học. Họ có thể đảm đượng công việc quản lý hệ thống giấy tờ văn bản và viết các loại giấy tờ nếu cần thiết.

Biên tập, dịch thuật và xuất bản

Trong thời gian qua, các sinh viên ngôn ngữ đang thực hiện rất tốt các công việc của mình tại các cơ quan xuất bản, dịch thuật. Được hỗ trợ rất tốt từ kiến thức ngành học của mình nên phải nói là công việc ở đây rất thích hợp với họ. Những nhiệm vụ cụ thể như : biên tập lại sách, tạp chí ; biên phiên dịch ; biên soạn sách giáo khoa hoặc sách tham khảo,…

Nhà phê bình, sáng tác văn học nghệ thuật

Khả năng phân tích chuyên sâu cùng kĩ năng sử dụng từ ngữ lĩnh hoạt sẽ giúp các sinh viên ra trường hoàn toàn có khả năng để trở thành các nhà phê bình hoặc sáng tác văn học. Một công việc đầy niềm vui, mang tính nghệ thuật lớn sẽ làm cho tâm hồn trở nên văn thơ trữ tình hơn.

Làm việc tại trung tâm bệnh viện liên quan đến chữa trị bệnh lý ngôn ngữ

Ngày nay các chứng bệnh liên quan đến ngôn ngữ ngày càng nhiều như rối loạn ngôn ngữ, thất ngôn, nói ngọng nói lắp,.. và cử nhân ngôn ngữ hoàn toàn có đủ kiến thức để hỗ trợ trị liệu, nghiên cứu các căn bệnh đó.

Hiện nay nhu cầu tuyển dụng nhanh nhân viên ngành ngôn ngữ học ngày càng tăng cao không chỉ tại các thành phố lớn mà hiện nay các công việc này bạn hoàn toàn có thể tìm thấy được trên các bản tin viec lam o tay ninh hay một số tỉnh thành phố khác. Vì vậy đừng bỏ lỡ mất cơ hội việc làm mà bạn mong muốn ngay trên trang Timviec365.vn

Với các thông tin cơ bản trên, timviec365 hy vọng bài viết này sẽ có ích và trả lời được thắc mắc của các bạn về câu hỏi: ngành ngôn ngữ học ra làm gì ?

Video liên quan

Chủ Đề