Lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng nhà nước mới nhất năm 2022

Số liệu mới cập nhật từ Tổng cục thống kê cho thấy, tính đến ngày 20/6, và so với cuối năm 2021, tín dụng tăng 8,51% [so với mức 5,47% vào 2021], cung tiền M2 tăng 3,3% [so với 3,48% vào 2021] và huy động vốn tăng 3,97% [so với 3,13% vào 2021].

Như vậy, chưa đầy 6 tháng đầu năm, lượng tín dụng bơm mới vào thị trường đạt hơn 888 nghìn tỷ đồng, trong khi đó chỉ có 434 nghìn tỷ được huy động thêm từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Điều này rõ ràng tạo áp lực đáng kể lên mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua.

Trên thực tế, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã lần lượt điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức trung bình tăng từ 0,3-1,0 điểm điểm phần trăm, chủ yếu vào giai đoạn cuối quý 1 và đầu quý 2.

Thậm chí, mới đây, hai ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chi phối là BIDV và Agribank vừa qua cũng đã tăng 0,1 điểm phần trăm cho kỳ hạn trên 12 tháng.

Trong nửa cuối năm 2022, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt. Trong điều kiện phù hợp sẽ thông qua việc nới trần tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

“Tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước tính đạt 15-16%, và mức tăng trưởng này là tăng trưởng danh nghĩa, thường có xu hướng cao hơn bình thường trong bối cảnh lạm phát. Áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 37% về 34% sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10”, nhóm nghiên cứu tại SSI dự báo.

Tương tự, Công ty Chứng khoán VnDirect nhìn nhận, đà tăng lãi suất huy động sẽ chậm lại trong quý 3/2022 vì nhu cầu huy động vốn thấp do nhiều ngân hàng đã tạm hết dư địa để tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, đà tăng này có thể tăng tốc trở lại trong quý 4/2022 sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

“Lãi suất huy động dự báo có thể tiếp tục tăng thêm 0,3 - 0,5 điểm % trong 6 tháng cuối năm 2022. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên mức khoảng 5,9-6,1%/năm [bình quân] vào cuối năm 2022, mức này vẫn thấp hơn so với mặt bằng trước đại dịch là khoảng 7%/năm”, VnDirect nêu quan điểm.

Do đó, VnDirect cho rằng, các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp với lượng “tiền mặt” lớn có thể được hưởng lợi từ môi trường lãi suất tăng. Bởi lẽ, các doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt ròng và các doanh nghiệp có tỷ lệ tiền mặt ròng cao [bao gồm tiền mặt cộng với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn và dài hạn] có thể không bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất tăng và thậm chí được hưởng lợi từ lãi tiền gửi tăng.

Nhìn chung, VnDirect đánh giá, lĩnh vực ngân hàng là đại diện tốt nhất cho sự hồi sinh của nền kinh tế Việt Nam.

Trong ngắn hạn, ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ việc Chính phủ triển khai gói bù lãi suất với tổng giá trị 43.000 tỷ đồng [tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng nợ] trong hai năm 2022-2023. Điều này giúp các ngân hàng duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và giảm bớt việc phải cắt giảm một phần lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như giai đoạn 2020-2021 vừa qua.

Về dài hạn, lãi suất cho vay tăng sẽ bù đắp cho lãi suất huy động tăng và giúp ngành ngân hàng cải thiện hệ số NIM và khả năng sinh lời. Cụ thể, gói cấp bù lãi suất dự báo có thể giảm lãi suất cho vay trung bình từ 0,2 đến 0,4 điểm % vào năm 2022. Tuy nhiên, tác động thực tế của gói bù lãi suất với doanh nghiệp và nền kinh tế có thể giảm bớt nếu các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay thông thường khác để bù đắp việc tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng Nhà nước vừa có nội dung trả lời một số băn khoăn, thắc mắc của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp người dân liên quan đến việc thực hiện gói hỗ trợ 2% lãi suất thực hiện theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN.

Các khoản thấu chi có được hỗ trợ lãi suất hay không?

Theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước [NHNN] quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng [TCTD], chi nhánh ngân hàng nước ngoài [NHNg] đối với khách hàng, việc cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán là một trong các phương thức cho vay, vì vậy, ngân hàng thương mại [NHTM] được hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay từ phương thức cho vay này khi xác định thuộc đối tượng và đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP.

Gói hỗ trợ lãi suất được thực hiện theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP. Ảnh: T.L

Khách hàng vay để trả nợ cho khoản vay đã được tài trợ tại ngân hàng thương mại khác có được hỗ trợ lãi suất không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 31/2022/NĐ-CP, khách hàng được hỗ trợ lãi suất cần có mục đích sử dụng vốn vay thuộc các ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất; do đó, các khoản vay với mục đích để trả nợ cho khoản vay khác không được hỗ trợ lãi suất.

Khoản vay mới chỉ quá hạn nợ gốc dưới 10 ngày, chưa chuyển nhóm nợ 2, vẫn trả đủ lãi vay đúng ngày thì có được hỗ trợ lãi suất hay không?

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 31/2022/NĐ-CP, khoản vay có số dư nợ gốc quá hạn/lãi chậm trả [bao gồm cả trường hợp quá hạn/chậm trả dưới 10 ngày] không được hỗ trợ lãi suất đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ nằm trong khoảng thời gian có số dư nợ gốc bị quá hạn.

Khoản vay bù đắp vốn tự có/vốn vay bên thứ ba để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc phương án, dự án kinh doanh có được hỗ trợ lãi suất không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 31/2022/NĐ-CP, khách hàng được hỗ trợ lãi suất cần có mục đích sử dụng vốn vay thuộc các ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất do đó, các khoản vay với mục đích để hoàn vốn tự có hoặc trả nợ cho bên thứ ba không được hỗ trợ lãi suất. II. Về nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ lãi suất

Mức ưu đãi hỗ trợ lãi suất là 2%, tương ứng với khoản hỗ trợ 40.000 tỷ đồng. Ảnh: T.L

Khoản vay được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ 01/01/2022 đến trước ngày ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP, ngân hàng thương mại đã thu lãi của khách hàng và không thực hiện hỗ trợ lãi suất [do chưa ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP] thì khách hàng có được hỗ trợ lãi suất bù lại không?

Khoản 5 Điều 3 Nghị định 31/2022/NĐ-CP quy định: Việc hỗ trợ lãi suất áp dụng đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại các kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2023. Như vậy, khách hàng không được hỗ trợ lãi suất đối với các kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ phát sinh trước ngày Nghị định 31/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Trường hợp khách hàng có khoản vay khác bị quá hạn, nhóm nợ CIC của khách hàng không phải là nhóm 1 thì khách hàng có được tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho khoản vay đang được hỗ trợ lãi suất không?

Tại thời điểm trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ lãi, khoản vay đang được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN không có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả, đáp ứng các nguyên tắc, điều kiện được hỗ trợ lãi suất thì ngân hàng thương mại vẫn hỗ trợ lãi suất cho toàn bộ kỳ thu lãi đó [không phụ thuộc vào tình trạng khoản vay khác và nhóm nợ CIC của khách hàng].

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 31/2022/NĐ-CP: Khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay … và chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác. Đề nghị NHNN hướng dẫn cách xác định để biết khách hàng “chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác”?

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 31/2022/NĐ-CP quy định đối với khoản vay chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác [không phải quy định đối với khách hàng]. Khoản vay tại ngân hàng nào do ngân hàng đó trực tiếp thẩm định, quyết định cho vay, do đó ngân hàng có trách nhiệm xác định khoản vay đó đã được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác hay chưa./.

Thị trường

  • Tin tức

  • Tin BVSC
    Tin thị trường
    Tin kinh tế
    Tin tài chính- Ngân hàng
    Tin bất động sản
    Tin ngành - hàng hóa
    Tin doanh nghiệp
    Tin đấu giá
    Nhận định chuyên gia

  • Lịch sự kiện

  • Công cụ đầu tư

  • Top doanh nghiệp
    Tìm kiếm, lọc cổ phiếu
    Tải dữ liệu Metastock/AmiBroker

Tài chính - Ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn giảm lãi suất cho vay 2%/năm

Zing - 26 Tháng Năm 2022 -

Facebook |
Twitter |
Google |
In tin |
Gửi email |

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 03/2022 hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Theo Thông tư mới, các ngân hàng thương mại sẽ phải xác định trước và đăng ký hạn mức hỗ trợ lãi suất trong 2 năm 2022-2023 theo tỷ trọng dư nợ cho vay. Ngoài ra, các nhà băng cũng phải đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất chi tiết cho từng năm theo Nghị định số 31/2022.

Trường hợp tổng số tiền hỗ trợ lãi suất đăng ký của các ngân hàng thương mại trong 2 năm 2022 và 2023 nhỏ hơn hoặc bằng40.000 tỷ đồng, NHNN sẽ xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với từng ngân hàng thương mại theo đăng ký trước đó.

Tuy nhiên, nếu tổng số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký của các ngân hàng lớn hơn40.000 tỷ đồng, NHNN sẽ xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất đối với từng ngân hàng thương mại.

Trong đó, hạn mức NHNN xác định sẽ bằng tích số giữa40.000 tỷ đồngvà tỷ trọng dư nợ cho vay đến 31/12/2021 của từng ngân hàng thương mại trên tổng dư nợ cho vay của các nhà băng có đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, hạn mức này sẽ không vượt quá số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của từng ngân hàng.

Dựa vào kết quả xác định hạn mức trong 2 năm kể trên, NHNN xác định hạn mức hỗ trợ lãi suất trong năm 2022 đối với từng ngân hàng bằng số tiền hỗ trợ lãi suất các nhà băng đã đăng ký trước đó. Còn lại, hạn mức hỗ trợ lãi suất trong năm 2023 sẽ là phần dư còn lại sau khi đã trừ hạn mức xác định năm 2022.

Thông tư 03/2022 của NHNN cũng cho biết đến quý III/2023, trong trường họp cần thiết, căn cứ báo cáo của các ngân hàng thương mại, NHNN sẽ xem xét, điều chỉnh hạn mức hỗ trợ lãi suất giữa các ngân hàng.

Về phương thức hỗ trợ lãi suất, Thông tư mới quy định đến thời điểm trả nợ của từng kỳ hạn, các ngân hàng có thể lựa chọn thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng theo một trong các phương thức.

Một là, giảm trừ trực tiếp số tiền lãi vay được hỗ trợ. Hai là, thực hiện thu toàn bộ tiền lãi vay trong kỳ rồi hoàn trả tiền lãi được hỗ trợ.

Cơ quan quản lý tiền tệ yêu cầu trong quá trình cho vay, các ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm xác định và ghi rõ nội dung mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với quy định. Cùng với đó, thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định, nếu từ chối hỗ trợ phải có văn bản thông báo cho khách hàng.

Các ngân hàng cũng phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay theo đúng mục đích sử dụng; theo dõi, lưu trữ hồ sơ, hạch toán, thống kê riêng các khoản vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định.

Với các đơn vị thuộc NHNN, cơ quan quản lý yêu cầu thành lập và tham gia tổ công tác hỗ trợ lãi suất liên ngành. Trong đó, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế là đầu mối theo dõi kết quả hỗ trợ lãi suất của ngân hàng; Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo, thống kê phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Nghị định và Thông tư.

Với Vụ Tài chính kế toán, NHNN yêu cầu hướng dẫn các vấn đề về hạch toán kế toán liên quan đến cho vay hỗ trợ lãi suất, thanh toán, quyết toán hỗ trợ lãi suất, thu hồi số lãi tiền vay đã được hỗ trợ lãi suất. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện thanh tra, giám sát việc cho vay của các ngân hàng…

Tin mới

Tỷ giá tăng, lợi - hại cân bằng 01/08/2022
Những ngân hàng được “chọn mặt gửi vàng” nới hạn mức tín dụng 01/08/2022
MB sắp bán 5 lô đất gần 2.000 m2 tại Đồng Nai giá khởi điểm 16 tỷ đồng 01/08/2022
Lãi suất liên ngân hàng liên tục thay đổi 01/08/2022
Cuộc đua lãi suất và công nghệ giúp các ngân hàng tăng trưởng tiền gửi thế nào trong 6 tháng đầu năm? 31/07/2022
Lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước giảm tốc độ bơm tiền 29/07/2022
Có nên cấm ngân hàng cho vay góp vốn, hợp tác đầu tư? 29/07/2022
Chủ tịch DongABank giữ chức Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM 29/07/2022
MB: Lợi nhuận quý II/2022 tăng 75,7%, tăng nắm giữ TPDN, giảm dự phòng rủi ro 29/07/2022
Tiền trong ngân hàng ngày càng đắt 29/07/2022

Tin trước

Tỷ giá USD/VND đi ngang sau phiên biến động mạnh 26/05/2022
Vay tiền mua nhà thời siết tín dụng bất động sản: Lãi suất thế nào, có khó vay? 26/05/2022
“Nước làm mát” động cơ lãi suất ngày càng nhiều 26/05/2022
Chủ tịch Quốc hội: ‘Không nên đặt vấn đề xây dựng luật xử lý nợ xấu’ 26/05/2022
Lãi suất qua đêm rơi về sát 1%, tiền vẫn bơm đều qua OMO 25/05/2022
Ngân hàng sẵn sàng triển khai hỗ trợ lãi suất 25/05/2022
Lãi suất tiếp tục tăng, tiền nhàn rỗi tìm về ngân hàng 25/05/2022
Chặn rủi ro từ nợ xấu 25/05/2022
Cuối năm 2020, nợ thuế tăng gần 14.000 tỷ đồng, loạt địa phương đột biến 25/05/2022
Sắp có thêm đợt nới room tín dụng mới, ngân hàng nào sẽ được cấp hạn mức cao nhất? 25/05/2022

Tin nổi bật

Bản tin nhà đầu tư - Quý II.2022
Thông báo lãi suất áp dụng cho kỳ tính lãi...
Thông báo về việc kết quả chào bán cạnh...
THÔNG BÁO CHÀO BÁN CẠNH TRANH THEO LÔ C...
THÔNG TIN ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CẠNH TRANH CÔNG...

Các chỉ số CK thế giới

  • Châu Mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu

Thị trường Chỉ số Thay đổi


Xem thêm

Nghe/ xem bình luận của BVSC

  • Hướng dẫn GD cổ phiếu lô lẻ
  • Hướng dẫn GD qua điện thoại
  • Xem thêm

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán BẢO VIỆT

Điều khoản sử dụng website | Mạng lưới BVSC | Liên hệ

Khách hàng cá nhân

  • Công cụ giao dịch trực tuyến
  • Dịch vụ môi giới chứng khoán
  • Dịch vụ lưu ký chứng khoán
  • Quản lý tài khoản và Tra cứu thông tin
  • Giao dịch ký quỹ

Khách hàng tổ chức

  • Dịch vụ môi giới Chứng khoán
  • Sản phẩm và dịch vụ gia tăng
  • Dịch vụ tư vấn đầu tư

Ngân hàng đầu tư

  • Sản phẩm dịch vụ
  • Thành tích và giải thưởng
  • Câu hỏi thường gặp
  • Liên hệ

Hội sở

Địa chỉ: Tầng 1, 4 và 7, tòa nhà số 8 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Điện thoại: [84-24] 3928 8080- Fax: [84-24] 3928 9888
Email:

Chi nhánh Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 8, Tòa nhà Tập đoàn Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: [84-28] 3914 6888- Fax: [84-28] 3914 7999
Email:

Video liên quan

Chủ Đề