Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng acb năm 2023

"Làn sóng" tăng lãi suất tiền gửi đang mạnh lên khi các ngân hàng quốc doanh cũng tham gia và xuất hiện nhà băng trả lãi 7,5% một năm.

Ảnh minh họa.

Trong số 36 ngân hàng được khảo sát mới đây, có 14 nhà băng điều chỉnh lãi suất tăng. Đây là thời điểm có nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm nhất kể từ đầu năm đến nay.

Nhìn chung các ngân hàng tăng lãi suất ở tất cả kỳ hạn, phổ biến với biên độ trên 0,2% một năm. Nhiều nhà băng điều chỉnh mạnh 0,5% một năm như ABBank, ACB, Sacombank... Thậm chí, KienlongBank tăng đến 0,6% một năm cho tiền gửi một tháng tại quầy, mức tăng tương tự cũng được Techcombank áp cho kỳ hạn 6 và 9 tháng... Ngân hàng có mức tăng lãi suất tiết kiệm mạnh nhất hiện nay là Sacombank khi cộng thêm 0,65% một năm cho tiền gửi 9 tháng tại quầy và online.

So với tháng trước, lãi suất tiết kiệm 12 tháng toàn thị trường tăng 9 điểm cơ bản lên bình quân 6,16% tại quầy - mức tăng mạnh nhất từ đầu năm tới nay. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất gửi online nhích thêm 3 điểm cơ bản, lên 6,37%. Với lãi suất tiền gửi trên 6% áp tại quầy có 23 ngân hàng; còn gửi online là 26 đơn vị.

Trong đợt này, vị trí quán quân về lãi suất cũng đã đổi chủ. CBBank đang dẫn đầu thị trường khi trả 7,45% cho tiền gửi 12 tháng tại quầy và 7,5% cho khách hàng gửi tiết kiệm online, tăng 0,3% so với trước. Mức lãi suất cao nhất thị trường được nhà băng này lập mới chỉ sau 3 tháng SCB vươn lên dẫn đầu thị trường khi trả lãi 7,3%.

Ngoài ra, việc các ngân hàng quốc doanh điều chỉnh lãi suất tiết kiệm sau thời gian dài cũng khiến tình hình thêm nóng lên. Vietcombank mới đây cộng 0,1% một năm vào lãi suất tiền gửi 1, 3 và 12 tháng tại quầy. Với khách hàng gửi tiết kiệm online, đơn vị này nâng 0,2% một năm ở tất cả kỳ hạn phổ biến. Hiện Vietcombank trả 5,6% cho tiền gửi 12 tháng tại quầy và 5,8% với kênh online.

Trước đó, BIDV và Agribank cũng đã điều chỉnh lãi suất tăng 0,1% cho kỳ hạn 12 tháng. Tuy nhiên các ngân hàng quốc doanh vẫn xếp ở nhóm cuối bảng với mức lãi tiền gửi rất thấp. Lãi suất tiết kiệm 12 tháng của Agribank, Vietcombank, BIDV và Vietinbank đang thấp hơn mức trung bình toàn thị trường từ 0,57-0,65%.

Trái ngược xu hướng tăng lãi suất, HDBank kỳ này là nhà băng duy nhất điều chỉnh giảm với biên độ rất sâu từ 0,2-1,8% một năm. Tiền gửi 12 tháng tại quầy của HDBank có mức giảm thấp nhất còn tiền gửi online 6 tháng có mức giảm mạnh nhất.

Dưới đây là mức lãi suất sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức [cho khoản tiền dưới 1 tỷ đồng], không tính thỏa thuận thực tế của ngân hàng với từng khách [khách quen, VIP, gửi tiền nhiều - nhưng dưới một tỷ]. Lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy.

Lãi suất huy động tiếp tục tăng trong thời gian tới là dự báo chung của nhiều công ty chứng khoán. Theo SSI Research, lãi suất huy động có thể tăng thêm 0,5-0,7% nếu hạn mức tín dụng được nới. Lãi suất tiết kiệm cả năm có thể tăng 1-1,5%.

Cùng quan điểm, Chứng khoán ACB [ACBS] dự báo lãi suất huy động tiếp tục tăng thêm khoảng 0,5% để bổ sung nguồn vốn trong nửa cuối năm nay. Con số trên được đưa ra trên giả định các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng và đẩy mạnh cho vay vào dịp cuối năm.

Zalo thu phí người dùng từ ngày 1/8/2022

Từ ngày 1/8, ứng dụng nhắn tin qua internet [OTT] phổ biến nhất tại Việt Nam – Zalo bắt đầu tính gói thuê bao đối với người dùng, đồng thời cắt giảm một số tính năng của bản miễn phí.

Theo VnExpress

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn khá cao

Các chuyên gia cho rằng việc tăng lãi suất huy động được cho rằng phù hợp với xu hướng toàn cầu bởi hiện tại, theo Quỹ tiền tệ Quốc tế, có đến 75 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất.

Đầu tháng Tám, một loạt ngân hàng thương mại áp dụng biểu lãi suất tiền gửi mới được điều chỉnh tăng ở nhiều kỳ hạn. Các chuyên gia cho rằng điều này là do nhu cầu vốn tăng cao, tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng 9,35% trong 6 tháng đầu năm, trong khi đó lượng tiền gửi trong nửa đầu năm chỉ tăng hơn 4%.

Techcombank vừa điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn với mức tăng khá cao. Cụ thể, kỳ hạn từ 7-11 tháng, ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất từ 4%/năm lên mức cao nhất 5,55% năm [tùy độ tuổi, số tiền gửi]; khách gửi kỳ hạn từ 13-23 tháng lãi suất tăng lên 5,95%/năm thay vì mức 4,7%/năm ở biểu lãi suất trước.

Mức lãi suất tiền gửi hiện cao nhất tại Techcombank là 6,4%/năm thay vì mức 5,4%/năm của biểu lãi suất trước. Như vậy, lãi suất huy động tăng thêm cao nhất tại ngân hàng này khoảng 1,2 điểm %. Đây là lần đầu tiên Techcombank điều chỉnh tăng lãi suất trong khoảng 5 tháng qua.

Tại ngân hàng VPBank cũng vừa cập nhật biểu lãi suất mới từ đầu tháng, với mức tăng ở các kỳ hạn. Khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng tại quầy, khoảng tiền dưới 300 triệu đồng lãi suất là 5,2%/năm, tăng 0,4 điểm % so với trước đó; lãi suất gửi kỳ hạn 12 tháng cũng tăng thêm 0,1%-0,2 điểm % tùy khoản tiền gửi, lên mức cao nhất là 6,5%/năm.

Hiện lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy của VPBank cao nhất là 6,7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng tùy khoản tiền gửi. Khách hàng gửi online, lãi suất cao nhất lên tới 7%/năm khi khách gửi từ 50 tỷ đồng trở lên cho kỳ hạn 36 tháng.

MB cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn với mức điều chỉnh tăng từ 0,18%- 0,43%; trong đó kỳ hạn 6 tháng điều chỉnh tăng tới 0,43%, qua đó đưa lãi suất tăng lên 4,87%/năm.

Tuy nhiên đó vẫn chưa phải mức tăng cao nhất. Ngân hàng Kiên Long còn tăng đến 0,6%/năm cho tiền gửi 1 tháng tại quầy, đưa lãi suất kỳ hạn này lên mức trần 4%/năm.

Tại các kỳ hạn khác, ngân hàng này cũng điều chỉnh tăng từ 0,3%-0,6%/năm với khách hàng cá nhân và từ 0,3%-0,8%/năm với khách hàng doanh nghiệp. Hiện tại, các mức lãi suất tiết kiệm cao nhất tại KienlongBank là 7,2%/năm cho kỳ hạn 24 tháng và 7,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng.

Các ngân hàng khác như ABBank, ACB, Sacombank... cũng đã có thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất với mức tăng 0,5% ở một số kỳ hạn.

Một ngân hàng lớn cũng nhập cuộc làn sóng tăng lãi suất huy động gần đây là Vietcombank đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12-60 tháng lên mức 5,4%/năm, tăng thêm 0,1 điểm % so với trước đó. Đây là lần điều chỉnh lãi suất huy động đầu tiên của Vietcombank suốt thời gian qua.

Có thể nói, đến thời điểm này, trong các ngân hàng thương mại nhà nước đã có Vietcombank, BIDV và Agribank tăng nhẹ lãi suất đầu vào, riêng VietinBank vẫn chưa có động thái điều chỉnh lãi suất huy động. Hiện mức lãi suất huy động cao nhất tại 4 ngân hàng này vẫn là 5,6%/năm cho các kỳ hạn gửi dài.

Hiện lãi suất tiết kiệm cao nhất trên 7% bao gồm: SCB [7,6%], Kienlongbank [7,3%]; Techcombank [7,1%]. Tuy nhiên, để được hưởng mức lãi này khách hàng phải gửi kỳ hạn từ 13 tháng, với khoản tiền từ vài chục tỷ đồng trở lên.

Đáng chú ý, biểu lãi suất huy động của ABBank xuất hiện mức lãi suất lên tới 8,8% kỳ hạn 13 tháng, tăng 0,5% so với đầu tháng Bẩy - đây cũng là mức lãi suất tham chiếu cho các khoản vay tại ABBank.

Tăng lãi suất nguyên nhân từ đâu?

Phân tích của các chuyên gia cho thấy, việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng một phần là để hút nguồn tiền gửi nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng cao cho phục hồi kinh tế. Tính đến hết tháng Sáu, tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng 9,35%, trong khi đó lượng tiền gửi trong nửa đầu năm chỉ tăng hơn 4%.

Theo bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty chứng khoán VNDIRECT: "Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh khi số lượng thành lập doanh nghiệp mới cũng như số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã đưa ra kế hoạch mở rộng sản xuất, mở rộng nhà máy cũng như tăng chuỗi bán lẻ hàng hóa".

Tại báo cáo kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm, tiến sỹ Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cũng đã phân tích trong nửa đầu năm, lãi suất huy động của các ngân hàng có xu hướng tăng với mức 0,5%-1 điểm % chủ yếu ở các kỳ hạn từ 6-12 tháng.

Nguyên nhân là do thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng không còn dồi dào như năm 2021, nhu cầu tín dụng tăng cao, khi tăng trưởng tín dụng 6 tháng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021… đã kéo theo nhu cầu vốn tăng.

Các chuyên gia cũng cho rằng việc tăng lãi suất huy động được cho rằng phù hợp với xu hướng toàn cầu bởi hiện tại, theo Quỹ tiền tệ Quốc tế có đến 75 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất để ứng phó với gia tăng lạm phát.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện để tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, qua đó có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

Mặt khác, Công ty Chứng khoán ACB [ACBS] dự báo lãi suất huy động tiếp tục tăng thêm khoảng 0,5% để bổ sung nguồn vốn trong nửa cuối năm nay. Con số trên được đưa ra trên giả định các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng và đẩy mạnh cho vay vào dịp cuối năm.

Chuyên gia Công ty chứng khoán SSI cũng nhận định, một số ngân hàng sẽ có nhu cầu tăng vốn dài hạn, do mức trần tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ được điều chỉnh từ 37% xuống 34% và cho vay dài hạn có thể là động lực tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm 2022.

Vì vậy, theo chuyên gia SSI, lãi suất huy động có thể tăng thêm 50-70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Cả năm 2022, lãi suất huy động có thể tăng 1%-1,5%. Lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới sẽ cao hơn 1%-2% so với năm 2021. Trong khi đó, thông thường phải mất từ 1-2 quý để lãi suất cho vay đối với các khoản vay dài hạn cũ điều chỉnh lại hoàn toàn theo lãi suất huy động.

SSI dự báo diễn biến của lãi suất trong năm 2023 có thể sẽ có sự khác biệt giữa nửa đầu năm và nửa cuối năm. Nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ vẫn chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm 2023, với CPI theo ước tính là 5,2%. Sau đó, lãi suất huy động có thể sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2023, khi áp lực lạm phát giảm dần [CPI theo ước tính là 3,4% trong nửa cuối năm 2023]. Trong cả năm, lãi suất huy động dự kiến sẽ tăng khoảng 70-80 điểm cơ bản và tiệm cận mức trước Covid-19 tại một số ngân hàng.

Đồng thời, các chuyên gia cho rằng, chính sách áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 04/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ tháng 8 giúp người gửi tiền có thêm phần lợi cũng được xem là "cú hích".

Chủ Đề