Kiểm toán viên hành nghề là gì

Kiểm toán, kế toán là công việc không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ. Công tác kế toán, kiểm toán ngoài việc đóng vai trò quan trọng và nền tảng cho sự minh bạch và chính xác về số liệu tài chính của doanh nghiệp còn là nền tảng để doanh nghiệp có thể thu hút thêm vốn đầu tư, tạo đà cho sự tăng tốc phát triển trong tương lai. Vậy Kiểm toán độc lập là gì? Hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • Kiểm toán độc lập là gì?
  • Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập
  • Giá trị của báo cáo kiểm toán độc lập
  • Ý kiến kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Trong đó:

– Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.

Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

– Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập

– Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.

– Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.

– Độc lập, trung thực, khách quan.

– Bảo mật thông tin.

Giá trị của báo cáo kiểm toán độc lập

Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập sau khi kết thúc việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.

Giá trị của báo cáo kiểm toán độc lập được quy định tại Điều 7 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:

– Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.

– Báo cáo kiểm toán tuân thủ đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.

– Báo cáo kiểm toán hoạt động đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.

– Báo cáo kiểm toán được sử dụng để:

+ Cổ đông, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan;

+ Cơ quan nhà nước quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

+ Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.

Ý kiến kiểm toán độc lập

– Căn cứ vào kết quả kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và các nội dung khác đã được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

– Bộ Tài chính quy định nội dung không được ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán phù hợp với chuẩn mực kiểm toán.

– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đại diện chủ sở hữu đối với đơn vị được kiểm toán có quyền yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán giải trình về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Kiểm toán độc lập là gì? Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email:

Kiểm toán viên cần những gì?

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính; - Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.

Kiểm toán viên cao cấp là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 trong Quyết định số 1950/QĐ-KTNN 2019 đã nêu rõ chức danh Kiểm toán viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước, đảm nhiệm trọng trách trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước.

Kiểm toán viên nhà nước là gì?

Kiểm toán viên nhà nước là công chức nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm vào các ngạch kiểm toán viên nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.” Như vậy, kiểm toán viên nhà nước chính công chức nhà nước, làm việc trong Kiểm toán nhà nước thực hiện các nghĩa vụ về kiểm toán nhà nước.

Trách nhiệm của kiểm toán viên là gì?

Kiểm toán viên chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với đối tượng bị thiệt hại. Khi xẩy ra các thiệt hại cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra. Các kiểm toán viên không thể bảo đảm cho các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán khỏi các rủi ro tiềm tàng trong kinh doanh, đầu tư, cho vay…

Chủ Đề