Khủng hoảng khí hậu ảnh hưởng như thế nào

Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu

[ĐCSVN] - Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người

Hiện tượng băng tan do sự ấm lên của trái đất [ảnh minh họa]

Thế nào là biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu. Theo đó, việc gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này.

Một số tác động của biến đổi khí hậu

Mực nước biển đang dâng lên

Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.

Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ. Lấy một ví dụ, các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng – nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người – đang co lại khoảng 37m mỗi năm.

Các bờ biển đang biến mất. Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều những khu vực khác trên thế giới đang bị đe dọa bởinước biển dângngày càng cao.

Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất.

Các hệ sinh thái bị phá hủy

Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe.

Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.

Mất đa dạng sinh học

Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.

Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.

Chiến tranh và xung đột

Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.

Do nhiệt độ trái đấtnóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao.

Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh.

Xung đột ở Darfur [Sudan] xảy ra một phần là do các căng thẳng của biến đổi khí hậu.

Dịch bệnh

Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh.

Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.

Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.

Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước [ảnh minh họa]

Hạn hán

Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trêntrái đấtđang và sẽ chịu cảnh đói khát.

Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.

Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.

Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.

Bão lụt

Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi.

Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão. Chính mức nhiệt cao trên đại dương và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng.

Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão. Nhữngcơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi.

Thiệt hạiđến kinh tế

Các thiệt hại về kinh tế dobiến đổi khí hậu gâyra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.

Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới./.


VH [Tổng hợp]

Cơ sở khoa họcSửa đổi

Mặc dù ngôn ngữ mạnh mẽ đã được sử dụng từ lâu trong vận động chính trị, truyền thông, nhưng cho đến cuối những năm 2010, cộng đồng khoa học theo truyền thống vẫn bị hạn chế nhiều hơn trong ngôn ngữ của họ.[13] Tuy nhiên, trong một tuyên bố vào tháng 11 năm 2019 được công bố trên tạp chí khoa học BioScience vào tháng 1 năm 2020 , một nhóm hơn 11.000 nhà khoa học đã lập luận rằng mô tả hiện tượng nóng lên toàn cầu là tình trạng khẩn cấp về khí hậu hoặc khủng hoảng khí hậu là phù hợp hơn.[14] Các nhà khoa học tuyên bố rằng cần phải có "sự gia tăng quy mô đáng kể trong nỗ lực" để bảo tồn sinh quyển, nhưng lưu ý "những dấu hiệu đáng lo ngại sâu sắc" bao gồm sự gia tăng bền vững về số lượng vật nuôi, sản xuất thịt, mất cây che phủ, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, vận tải hàng không và phát thải Carbon dioxide— đồng thời với các xu hướng gia tăng về tác động khí hậu như nhiệt độ tăng, băng tan toàn cầu và thời tiết khắc nghiệt.[6]

Cũng vào tháng 11 năm 2019, một bài báo được xuất bản trên Nature kết luận rằng chỉ riêng bằng chứng từ các điểm xung đột khí hậu cho thấy rằng "chúng ta đang ở trong tình trạng khẩn cấp của hành tinh", xác định tình trạng khẩn cấp là một sản phẩm của rủi ro và cấp bách, với cả hai yếu tố được đánh giá là "cấp bách".[15] Bài báo trên Nature tham khảo các Báo cáo đặc biệt gần đây của IPCC [2018, 2019] cho thấy các điểm giới hạn riêng lẻ có thể bị vượt quá với mức nhiệt trung bình toàn cầu chỉ là 1—2°C [mức độ ấm lên hiện tại là ~1°C], với một loạt các điểm giới hạn trên toàn cầu có thể với sự ấm lên nhiều hơn.[15]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “United States House Select Committee on the Climate Crisis / About”. climatecrisis.house.gov. United States House of Representatives. 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2019. Crediting Shawna Faison and House Creative Services.
  2. ^ a b c d e Sobczyk, Nick [ngày 10 tháng 7 năm 2019]. “How climate change got labeled a 'crisis'”. E & E News [Energy & Environmental News]. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ Center for International Environmental Law. [1990]. “Selected International Legal Materials on Global Warming and Climate Change”. American University International Law Review. 5 [2]: 515. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2019.
  4. ^ Vickers, Emma [ngày 17 tháng 9 năm 2019]. “When Is Change a 'Crisis'? Why Climate Terms Matter”. Bloomberg. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ Mukheibir, Pierre; Mallam, Patricia [ngày 30 tháng 9 năm 2019]. “Climate crisis – what's it good for?”. The Fifth Estate. Australia. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ a b Ripple, William J.; Wolf, Christopher; Newsome, Thomas M.; Barnard, Phoebe; Moomaw, William R. [ngày 1 tháng 1 năm 2020]. “World Scientists' Warning of a Climate Emergency”. BioScience [bằng tiếng Anh]. 70 [1]: 8–12. doi:10.1093/biosci/biz088. ISSN0006-3568.
  7. ^ Samenow, Jason [ngày 29 tháng 1 năm 2018]. “Debunking the claim 'they' changed 'global warming' to 'climate change' because warming stopped”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ Maibach, Edward; Leiserowitz, Anthony; Feinberg, Geoff; Rosenthal, Seth; Smith, Nicholas; Anderson, Ashley; Roser-Renouf, Connie [tháng 5 năm 2014]. “What's in a Name? Global Warming versus Climate Change”. Yale Project on Climate Change, Center for Climate Change Communication. doi:10.13140/RG.2.2.10123.49448.
  9. ^ Yoder, Kate [ngày 29 tháng 4 năm 2019]. “Why your brain doesn't register the words 'climate change'”. Grist. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2019.
  10. ^ Hodder, Patrick; Martin, Brian [ngày 5 tháng 9 năm 2009]. “Climate Crisis? The Politics of Emergency Framing”. Economic and Political Weekly. 44 [36]: 53, 55–60. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2019.
  11. ^ “Words That [Don't] Matter: An Exploratory Study of Four Climate Change Names in Environmental Discourse / Investigating the Best Term for Global Warming”. naaee.org. North American Association for Environmental Education. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2019.
  12. ^ Dean, Signe [ngày 25 tháng 5 năm 2019]. “ScienceAlert Editor: Yes, It's Time to Update Our Climate Change Language”. Science Alert. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2019.
  13. ^ Bedi, Gitanjali [ngày 3 tháng 1 năm 2020]. “Is it time to rethink our language on climate change?”. Monash Lens. Monash University [Melbourne, Australia]. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2020.
  14. ^ Carrington, Damian [ngày 5 tháng 11 năm 2019]. “Climate crisis: 11,000 scientists warn of 'untold suffering'”. The Guardian [bằng tiếng Anh]. ISSN0261-3077. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2020.
  15. ^ a b Lenton, Timothy M.; Rockström, Johan; Gaffney, Owen; Rahmstorf, Stefan; Richardson, Katherine; Steffen, Will; Schellnhuber, Hans Joachim [2019]. “Climate tipping points — too risky to bet against”. Nature [bằng tiếng Anh]. 575 [7784]: 592–595. doi:10.1038/d41586-019-03595-0. PMID31776487.

Trẻ em Việt Nam có “nguy cơ cao” chịu tác động của khủng hoảng khí hậu - UNICEF

Lần đầu tiên, UNICEF xếp hạng các quốc gia dựa trên nguy cơ rủi ro và mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và môi trường; trong đó, trẻ em Việt Nam xếp thứ 37 trên thế giới về mức độ dễ bị tổn thương

20 Tháng 8 2021

UNICEF Việt Nam\Trương Việt HùngTrẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu; điều này đe dọa đến sức khỏe, giáo dục và sự an toàn của các em.

  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

NEW YORK, HÀ NỘI ngày 20/8/2021 – Theo báo cáo của UNICEF phát hành ngày hôm nay, thanh thiếu niên Việt Nam là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu; điều này đe dọa đến sức khỏe, giáo dục và sự an toàn của các em.

‘Khủng hoảng khí hậu là cuộc khủng hoảng về quyền trẻ em: Giới thiệu chỉ số rủi ro khí hậu liên quan tới trẻ em’ là phân tích toàn diện đầu tiên được thực hiện về rủi ro khí hậu từ góc độ của trẻ em. Trong phân tích này, các quốc gia được xếp hạng dựa trên nguy cơ rủi ro của trẻ em trước các cú sốc về khí hậu và môi trường, chẳng hạn như lốc xoáy và các đợt nắng nóng, cũng như mức độ dễ bị tổn thương của trẻ em trước các cú sốc, dựa trên khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu của trẻ em.

Báo cáo được thực hiện và phát hành với sự hợp tác của tổ chức Fridays for Future nhân dịp kỷ niệm ba năm phong trào biểu tình vì khí hậu toàn cầu do thanh niên lãnh đạo. Báo cáo cho thấy khoảng 1 tỷ trẻ em - gần một nửa trong số 2,2 tỷ trẻ em trên toàn thế giới - sống tại 33 quốc gia được phân loại là có “nguy cơ cực kỳ cao”. Các kết quả của báo cáo cho thấy số lượng trẻ em hiện đang bị ảnh hưởng; các con số có thể trở nên tồi tệ hơn khi tác động của biến đổi khí hậu tăng nhanh.

Báo cáo cho thấy trẻ em Việt Nam tiếp xúc nhiều với ô nhiễm không khí và lũ lụt. Báo cáo kêu gọi đầu tư vào hành động bảo vệ khí hậu và bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo lợi ích phát triển và đảm bảo tương lai bền vững cho trẻ em. Ngoài ra, các biện pháp như phục hồi xanh sau COVID-19, cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và giáo dục về khí hậu có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc bảo vệ tương lai của trẻ em khỏi tác động của biến đổi khí hậu.

Bà Lesley Miller, Phó Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết “Khủng hoảng khí hậu là cuộc khủng hoảng về quyền trẻ em”. “Môi trường sống ở Việt Nam ngày càng có nhiều rủi ro hơn đối với trẻ em; nhưng nếu chúng ta hành động ngay từ bây giờ, chúng ta có thể ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Đảm bảo tiếp cận mạng lưới an sinh phù hợp và các dịch vụ tăng cường khả năng chống chịu – như nước sạch, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, sẽ giúp bảo vệ tương lai của trẻ em.”

Chỉ số rủi ro khí hậu liên quan tới trẻ em [CCCI] cho thấy:

  • 240 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của lũ lụt ven biển;
  • 330 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của lũ lụt ven sông;
  • 400 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của lốc xoáy;
  • 600 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của các bệnh do vector truyềnbệnh;
  • 815 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của ô nhiễm chì;
  • 820 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của các đợt nắng nóng;
  • 920 triệu trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của khan hiếm nước;
  • 1 tỷ trẻ em có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí cao vượt mức cho phép[1]

Ước tính có khoảng 850 triệu trẻ em – tương đương 1/3 trẻ em trên toàn thế giới – sống trong các khu vực có ít nhất bốn trong số những cú sốc về khí hậu và môi trường xảy ra chồng chéo. Có tới 300 triệu trẻ em – tương đương 1/7 trẻ em trên toàn thế giới – sống trong các khu vực có ít nhất năm cú sốc lớn.

Báo cáo cũng cho thấy sự chênh lệch giữa các khu vực phát thải khí nhà kính và các khu vực trẻ em phải chịu những tác động lớn nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Tổng lượng phát thải của ba mươi ba quốc gia có nguy cơ cực kỳ cao chỉ chiếm 9% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Ngược lại, tổng lượng phát thải của 10 quốc gia phát thải cao nhất chiếm tới gần 70% lượng phát thải trên toàn cầu. Chỉ một trong số các quốc gia này được xếp hạng ‘nguy cơ cực kỳ cao’ trong bảng chỉ số.

Bà Lesley Miller cho biết “Những thay đổi đáng sợ về môi trường mà chúng ta đang chứng kiến trên khắp hành tinh là gây ra bởi một số ít quốc gia, nhưng có rất nhiều quốc gia đang phải gánh chịu hậu quả”. “Trẻ em Việt Nam lo lắng về những mối đe dọa do biến đổi khi hậu và môi trường xuống cấp đối với tương lai của trẻ em. Các em đang kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới thực hiện hành động một cách kiên quyết để giảm phát thải khí nhà kính và tất cả cộng đồng toàn cầu cùng hành động để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả trẻ em.”

Nếu chúng ta không khẩn trương thực hiện hành động cần thiết để giảm phát thải khí nhà kính, trẻ em sẽ tiếp tục phải chịu thiệt hại nhiều nhất. So với người lớn, trẻ em cần nhiều thức ăn và nước uống trên một đơn vị trọng lượng cơ thể hơn, ít có khả năng chống chịu trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn, và dễ bị ảnh hưởng hơn bởi hóa chất độc hại, thay đổi nhiệt độ, và bệnh tật, v.v…

UNICEF đang kêu gọi các chính phủ, doanh nghiệp, và các bên liên quan:

  1. Tăng cường đầu tư về khả năng chống chịu, và thích ứng với biến đổi khí hậu trong các dịch vụ chính cho trẻ em. Để bảo vệ trẻ em, cộng đồng và những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước các tác động tồi tệ nhất của tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra, các dịch vụ quan trọng phải được tăng cường tính thích ứng, bao gồm hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường, các dịch vụ y tế và giáo dục.
  2. Giảm phát thải khí nhà kính. Để ngăn ngừa các tác động tồi tệ nhất của khủng hoảng khí hậu, cần thực hiện hành động toàn diện và khẩn cấp. Các quốc gia phải cắt giảm lượng phát thải ít nhất là 45% [so với mức năm 2010] vào năm 2030 để giữ nhiệt độ không tăng quá 1,5 độ C.
  3. Giáo dục cho trẻ em về khí hậu và trang bị cho các em kỹ năng xanh. Đây là những kỹ năng rất quan trọng để trẻ em thích ứng và chuẩn bị trước các tác động của biến đổi khí hậu. Trẻ em và thanh thiếu niên sẽ phải đối mặt với toàn bộ hậu quả tàn khốc của khủng hoảng khí hậu và mất an ninh nguồn nước, trong khi các em không phải là đối tượng gây ra tình trạng đó. Chúng ta cần thể hiện trách nhiệm đối với tất cả thanh thiếu niên và thế hệ tương lai.
  4. Thu hút sự tham gia của thanh thiếu niên trong tất cả các cuộc đàm phán và quyết định về khí hậu của quốc gia, trong khu vực và trên toàn cầu, bao gồm cả tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu [COP26]. Trẻ em và thanh thiếu niên phải được tham gia trong tất cả các quyết định liên quan đến khí hậu.
  5. Đảm bảo việc phục hồi sau đại dịch COVID-19 mang tính xanh, hòa nhập, và phát thải ít khí carbon, nhằm không gây tổn hại đến năng lực của các thế hệ tương lai trong việc giải quyết và ứng phó với khủng hoảng khí hậu.

#####

Ghi chú cho Ban biên tập:

Chỉ số rủi ro khí hậu liên quan tới trẻ em được xây dựng với sự phối hợp của một số đối tác, trong đó bao gồm Hợp tác Xây dựng Dữ liệu dành cho Trẻ em [Data for Children Collaborative].

Nhằm giúp giới trẻ toàn cầu dễ dàng tiếp cận báo cáo này, UNICEF đã hợp tác với tổ chức Climate Cardinals - một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế do thanh niên lãnh đạo, chuyên chuyển đổi các nghiên cứu và thông tin về biến đổi khí hậu để có thể tiếp cận giới trẻ và các nhà lãnh đạo nhất nhiều nhất có thể.

Toàn văn báo cáo [tiếng Anh]

Tải nội dung đa phương tiện

Cần thêm thông tin, mời liên hệ:

  • Nguyễn Thị Thanh Hương, UNICEF Việt Nam, 84-24-38500225; +84-904154678; email:

[1] Mức phơi nhiễm trung bình hàng năm>35µg/m3

Liên hệ báo chí

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương

Chuyên gia Truyền thông

UNICEF Việt Nam

ĐT: +84 [024] 38500225

ĐT: +84 [0]904154678

Email:

Video liên quan

Chủ Đề