Khó khăn trong kiểm soát xử lý nồng độ cồn

Khó khăn trong kiểm soát xử lý nồng độ cồn
Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) phát biểu tại tọa đàm

(Thanhuytphcm.vn) - 11 tháng năm 2020, lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý hơn 156.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có 1.057 lái xe khách, 7.736 lái xe tải, 12.071 lái xe con. So với cùng kỳ năm 2019, số trường hợp vi phạm nồng độ bị xử lý tăng hơn 5.000 trường hợp, tăng 3,2%. Tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia có 313 vụ, chiếm 3,94%.

Thông tin trên được Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông(Bộ Công an) cho biết tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đã uống rượu bia, không lái xe”, do Báo điện tử Đại biểu Nhân dân phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức ngày 12/11.

Đại tá Đỗ Thanh Bình cho biết, lực lượng Cảnh sát giao thông gặp rất nhiều khó khăn khi xử lý lái xe đã sử dụng rượu, bia. Trung bình để xử lý nồng độ cồn đối với một trường hợp phải mất 2 tiếng. Với số lượng người vi phạm nêu trên, tính ra hơn mất 300.000 giờ/năm. Bên cạnh đó, một trường hợp vi phạm về nồng độ cồn phải có 5 cán bộ để thực hiện, trung bình mất gần 1,6 triệu lượt cán bộ xử lý vấn đề này trong một năm.

“Hiện nay, lực lượng Cảnh sát giao thông được tập huấn theo quy chuẩn, có kinh nghiệm quốc tế, trường hợp xử lý nồng độ cồn đều có dữ liệu ghi lại qua camera. Chúng tôi sẽ không nhân nhượng đối với trường hợp vi phạm về nồng độ cồn”, Đại tá Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh.

Nhắc lại vụ tai nạn giao thông thương tâm do tài xế vi phạm nồng độ cồn xảy ra tại hầm Kim Liên (Hà Nội) làm 2 phụ nữ tử vong, vụ tai nạn trên đường Láng (Hà Nội) đã cướp đi sinh mạng của một nữ lao công là lao động chính trong gia đình, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng chia sẻ, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 244/QĐ-TTg về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Sau đó Quốc hội đã xây dựng Luật Phòng, chống tác hại rượu bia. Trong quá trình thảo luận về dự án Luật này, mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, song, hình ảnh vụ tai nạn giao thông ở hầm Kim Liên khiến 2 phụ nữ tử vong thực sự đã tạo giọt nước tràn ly, củng cố quyết tâm của đại biểu Quốc hội về ban hành Luật Phòng, chống tác hại rượu bia.

Theo ông Khuất Việt Hùng, khi Luật có hiệu lực, cũng có nhiều ý kiến phản đối bởi những quy định khắt khe bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, sau khoảng 2 tuần, dư luận bắt đầu có xu hướng đổi chiều và sự ủng hộ của nhân dân tăng dần. Ông cũng khẳng định sẽ cố gắng quyết tâm duy trì thực hiện Nghị định 100/2020/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt) để góp phần thực hiện tốt Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Còn theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong, nếu đánh giá luật nào đi vào cuộc sống nhanh nhất thì có thể khẳng định là Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Văn hóa Việt Nam khiến cho việc lạm dụng rượu, bia quá nhiều. Ngành rượu, bia mỗi năm đóng góp cho ngân sách rất lớn, nhưng chi để điều trị bệnh từ rượu, bia lại lớn gấp đôi. Điều đó tác động tiêu cực tới kinh tế, đời sống, xã hội. Cùng với đó là văn hóa giao thông của Việt Nam có nhiều trường hợp chưa tuân thủ pháp luật, dẫn tới hệ lụy tai nạn giao thông vô cùng ghê gớm.

Mục tiêu của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia là giúp cho người dân thay đổi hành vi, nhận thức. Nghị định 100 với những chế tài tăng mức phạt so với trước đây, đánh vào kinh tế của từng người đã góp phần thay đổi ngay lập tức nhận thức của người Việt Nam trong sử dụng rượu, bia. Điều đó thể hiện qua 3 việc, “uống có trách nhiệm”, “sản xuất có trách nhiệm”, “buôn bán có trách nhiệm”.

Theo ông Đặng Thuần Phong, các ngành chức năng phải ban hành thêm nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện và các giải pháp phòng ngừa đi theo cho đồng bộ. Gần đây nhất, pháp luật đã có quy định xử phạt đối với người có hành vi lôi kéo người khác uống rượu. Thông điệp thay đổi nhận thức, hành vi của người dân của chúng ta đã thành công.

Thời gian qua, Công an thành phố Lào Cai tiếp tục tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng rượu, bia khi lái xe. Những kết quả đạt được đã góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Không để "lọt" người sử dụng rượu, bia khi lái xe

Đang điều khiển xe ô tô mang biển kiểm soát 24A-033.XX, ông Trần Văn N (phường Kim Tân, thành phố Lào Cai) bị lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự (Công an thành phố Lào Cai) yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả kiểm tra cho thấy ông N có nồng độ cồn 0.594 mg/lít khí thở và bị lập biên bản xử phạt 35 triệu đồng. Đây là một trong hàng chục trường hợp lái xe bị xử phạt ở khung cao nhất (từ 30 - 40 triệu đồng) trong một buổi kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự. Mức phạt này được đánh giá là rất nặng, đủ sức răn đe đối với những đã sử dụng rượu, bia những vẫn cố lái xe.

Theo quan sát của phóng viên, tất cả các lái xe ô tô, xe máy khi đi qua chốt của lực lượng chức năng đều được yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn.

Khó khăn trong kiểm soát xử lý nồng độ cồn

Trung tá Nguyễn Khánh Duy, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự (Công an thành phố Lào Cai) khẳng định: Kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó có người sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là nhiệm vụ được duy trì thường xuyên, liên tục. Hiện nay, trên địa bàn thành phố mỗi ngày chúng tôi bố trí 2 - 3 tổ làm việc không kể ngày, đêm tại các tuyến đường “nóng” mà lái xe sử dụng rượu, bia thường đi qua. Khi phát hiện người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt mức cho phép, chúng tôi sẽ lập biên bản xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Khó khăn trong kiểm soát xử lý nồng độ cồn

Sau khi triển khai Kế hoạch 299/KH-BCA-C08 về 3 tháng cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông (từ ngày 20/6 đến 20/9), các chiến sỹ Đội Cảnh sát giao thông - trật tự (Công an thành phố Lào Cai) tiếp tục căng mình làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý “ma men” lái xe. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến việc có nhiều đối tượng bất hợp tác như không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn theo yêu cầu của lực lượng chức năng, quay đầu bỏ chạy. Đặc biệt, xuất hiện nhiều hội, nhóm thông báo rộng rãi trên mạng xã hội về thời gian, địa điểm lực lượng chức năng làm nhiệm vụ để các thành viên khác có hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông trốn tránh.

“Những trường hợp cố tình không hợp tác, chúng tôi sẽ lập biên bản vi phạm, xử lý ở mức cao nhất. Những đối tượng quay đầu bỏ chạy hoặc “thông chốt”, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý bằng hình thức xử phạt nguội. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên thay đổi vị trí, thời điểm kiểm tra xử lý vi phạm về nồng độ cồn để đối phó với các hội, nhóm trên mạng xã hội”, Trung tá Nguyễn Khánh Duy cho biết thêm.

Trước đây, nhiều người lợi dụng những mối quan hệ quen biết để nhờ xin không bị xử lý khi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Tuy nhiên, lãnh đạo Công an tỉnh, Công an thành phố Lào Cai đã quán triệt tới tất cả các cán bộ, chiến sỹ khi phát hiện những trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông đều phải xử lý nghiêm. Tất cả các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn đều bị xử lý. Riêng đối với các trường hợp vi phạm là đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang... nếu vi phạm nồng độ cồn sẽ được gửi thông tin về cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý theo quy định.

Những kết quả bước đầu

Trước đây, sau giờ làm việc, anh K.V.D (phường Bình Minh, thành phố Lào Cai) thường cùng đồng nghiệp đi uống bia rồi mới về nhà. Thế nhưng, từ lần phải “móc hầu bao” 4 triệu đồng để nộp phạt khi vi phạm nồng độ cồn trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông, anh D đã thay đổi nhận thức hoàn toàn. Anh D nói vui: Mỗi cốc bia có giá 2 triệu nghe có vẻ đắt nhưng vẫn rẻ hơn nhiều so với việc không may xảy ra tai nạn giao thông. Đã có nhiều người phải trả giá rất đắt khi uống rượu, bia rồi điều khiển phương tiện ô tô, xe máy. Giờ đây, tôi không bao giờ uống rượu, bia rồi tham gia điều khiển phương tiện giao thông vì vừa bị phạt vừa nguy hiểm đến tính mạng của bản thân, gia đình và người xung quanh. Những lần bất đắc dĩ phải đi uống bia, rượu tiếp khách, tôi đều đi taxi để đảm bảo an toàn.

Khó khăn trong kiểm soát xử lý nồng độ cồn

Được biết, những ngày đầu triển khai 3 tháng cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự (Công an thành phố Lào Cai) đã xử lý nhiều trường hợp có nồng độ cồn khi điều khiển ô tô, xe máy. Có đêm, mỗi tổ công tác lập biên bản xử lý hàng chục trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi lái xe. Theo thống kê, từ ngày 20/9 đến 10/10, các tổ cảnh sát giao thông - trật tự đã lập biên bản xử phạt gần 200 người sử dụng rượu, bia khi lái xe với tổng số tiền xử phạt hơn 718 triệu đồng, trung bình mỗi tối có khoảng 10 trường hợp. Nhiều người bị xử lý ở mức cao nhất là từ 30 - 40 triệu đồng, tức là có nồng độ cồn vượt 80 miligam/100 mililit máu hoặc > 0.4 miligam/lít khí thở.

Khó khăn trong kiểm soát xử lý nồng độ cồn

Trong thời gian qua, bên cạnh công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự (Công an thành phố Lào Cai) còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông; ký cam kết với các chủ nhà hàng, quán ăn nhắc khách không lái xe sau khi uống rượu, bia; treo băng rôn "Không lái xe sau khi đã uống rượu, bia” để khách hàng dễ dàng nhìn thấy… Từ những việc làm trên đã góp phần nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông.

Để góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, mang lại bình yên trong Nhân dân, ngoài việc thường xuyên tuần tra, kiểm soát và xử lý của lực lượng chức năng thì các cấp, ngành, địa phương cũng cần tích cực vào cuộc, tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.

Nguồn: Báo Lào Cai điện tử