Khi sử dụng thuốc chống dị ứng không dùng đường não

Xét nghiệm da sử dụng các nồng độ chuẩn của dị nguyên được đưa trực tiếp vào da và được chỉ định khi khai thác bệnh sử và khám thực thể chi tiết không xác định nguyên nhân và yếu tố khởi phát gây nên các triệu chứng dai dẳng hoặc trầm trọng. Xét nghiệm da có giá trị dự đoán dương tính viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc cao hơn so với hen dị ứng hoặc dị ứng thức ăn; giá trị dự đoán âm tính cao trong dị ứng thức ăn.

Các kháng nguyên được sử dụng phổ biến nhất là phấn [cây, cỏ, cỏ dại], mốc, phân mạt bụi nhà, động vật và huyết thanh, thuốc diệt côn trùng, thực phẩm, kháng sinh beta-lactam. Lựa chọn kháng nguyên dựa vào bệnh sử của bệnh nhân và tỷ lệ lưu hành.

Hai kỹ thuật thực hiện xét nghiệm da có thể được sử dụng:

Xét nghiệm lẩy có thể phát hiện hầu hết các tình trạng dị ứng, nó thường được thực hiện đầu tiên. Xét nghiệm nội bì nhạy hơn nhưng kém đặc hiệu hơn; nó có thể được chỉ định để đánh giá độ nhạy cảm đối với dị nguyên khi kết quả xét nghiệm lẩy âm tính hoặc không rõ ràng.

Thực hiện xét nghiệm lẩy , nhỏ một giọt chiết xuất kháng nguyên trên da, sau đó lẩy lên bằng chích hoặc đâm qua giọt chiết xuất bằng đầu của kim 27-gauge với góc 20°hoặc sử dụng kim lẩy chuyên dụng.

Nếu không có chất gây dị ứng được xác định trong xét nghiệm lẩy da, thử nghiệm trong da được thực hiện.

Thực hiệnxét nghiệm nội bì, cần lượng chiết xuất đủ để tạo một sẩn 1- hoặc 2mm [bình thường 0,02mL] được tiêm vào trong da với bơm tiêm 0,5 hoặc 1mL và mũi kim vát 27-gauge.

Xét nghiệm lẩy da và xét nghiệm nội bì trong da cần có chứng âm với chất pha loãng riêng và histamine [10 mg/mL với xét nghiệm lẩy, 0,01 ml dung dịch với tỷ lệ 1: 1000 với xét nghiệm nội bì] như chứng dương. Đối với bệnh nhân đã từng [

Chủ Đề