Khát nước liên tục khi mang thai

Nước rất thiết yếu trong cuộc sống con người và cho từng cơ thể sống. Khi mang bầu, nước lại có vai trò quan trọng giúp cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Điều đó có nghĩa là bạn luôn phải giữ đủ nước cho cơ thể.

Dưới đây là các triệu chứng mất nước trong khi mang thai và cách giữ an toàn cho mẹ và bé.

Nguyên nhân gây mất nước khi mang thai

Mất nước là hậu quả của việc cơ thể mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được đưa vào. Kết quả là cơ thể sẽ phải đấu tranh để có thể hoạt động bình thường. Nếu bạn không bù được lượng nước đã mất, bạn sẽ bị mất nước.

Nước có trong thành phần của nhau thai - bộ phận đảm nhiệm chức năng cung cấp dinh dưỡng cho em bé phát triển. Nước cũng có trong túi ối, là môi trường để thai nhi sống và lớn lên trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Mất nước trong quá trình mang thai thực sự rất đáng lo ngại vì có thể để lại những biến chứng rất nghiêm trọng, bao gồm:

  • Dị tật ống thần kinh của thai nhi
  • Thiểu ối
  • Sinh non
  • Ít sữa mẹ
  • Dị tật bẩm sinh của em bé

Cơ thể bạn cần rất nhiều nước trong khi mang thai. Nếu bạn không chú ý đến việc bù lại lượng nước đã mất, mất nước sẽ là tình trạng tự động xảy ra. Nếu bạn đang trong giai đoạn ốm nghén thì khả năng mất nước của bạn sẽ cao hơn. Nôn mửa có thể dẫn đến thiếu dịch lỏng và các chất điện giải cũng như thiếu axit dạ dày. Khi bạn ở những tháng sau của thai kỳ, nóng trong cũng là một vấn đề có thể dẫn đến mất nước.

Các nguyên nhân phổ biến khác gây mất nước bao gồm:

  • Tập các bài tập mạnh, đặc biệt là khi thời tiết nóng ẩm
  • Tiêu chảy nặng
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Vã mồ hôi quá nhiều
  • Không uống đủ nước

Dấu hiệu của tình trạng mất nước khi mang thai

Khi bạn bị mất nước, cơ thể bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu nhất định. Việc bạn sớm nhận ra những dấu hiệu đó có ý nghĩa rất quan trọng.

Nóng trong khi mang thai có thể là một dấu hiệu của mất nước. Nếu bạn không uống đủ nước, cơ thể sẽ gặp vấn đề khi tự điều chỉnh nhiệt độ và dễ dẫn đến tình trạng nóng trong. Bên cạnh đó, nước tiểu màu vàng đậm là một dấu hiệu báo động rằng bạn uống không đủ nước. Nước tiểu trong có nghĩa là bạn uống đủ nước.

Mất nước nhẹ hoặc trung bình có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Cảm giác khô miệng, dính trong miệng
  • Cảm thấy khát nước
  • Giảm nhu cầu đi tiểu và lượng nước tiểu ít
  • Táo bón
  • Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
  • Buồn ngủ hoặc ngủ gà, mơ màng

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng này, hãy uống thêm nước và nghỉ ngơi yên tĩnh. Tốt nhất bạn cũng nên gọi cho bác sỹ và giải thích những gì bạn đang trải qua.

Trong quá trình mang thai, mất nước còn có thể gây ra những cơn co thắt Braxton – Hick. Đây là những cơn co thắt tử cung thường kéo dài trong khoảng 1-2 phút. Việc co thắt như thế này là rất phổ biến trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhưng bạn cũng có thể sẽ cảm thấy các cơn co thắt này trong 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu bạn để ý thấy mình có rất nhiều các cơn co thắt như vậy, đó có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể bạn đang không đủ nước.

Mất nước nhẹ và thậm chí là mất nước trung bình có thể được kiểm soát và phục hồi bằng việc uống nước. Nhưng mất nước nặng, đặc biệt là trong khi mang thai, cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức

Mất nước nặng có thể bao gồm các triệu chứng:

  • Rất khát nước
  • Rất khô miệng, khô da và khô các lớp màng nhầy
  • Da khô và teo lại, thiếu độ đàn hồi hoặc nếu khi da bị chèn ép [như cấu, véo, ấn] thì không thể trở lại như lúc trước
  • Mắt trũng
  • Đái ít hoặc không đi tiểu. Nước tiểu rất sẫm màu và rất ít nước tiểu
  • Tim đập nhanh và thở gấp. Có thể tụt huyết áp
  • Dễ bị kích thích và có thể lú lẫn, hôn mê

Nếu bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trong các triệu chứng trên, bạn sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Hãy gọi cho bác sỹ hoặc đến bệnh viện ngay.

Làm thế nào để dự phòng mất nước khi mang thai?

Dự phòng mất nước không quá khó, bạn cần lưu ý những cách sau đây:

  • Uống đủ nước mỗi ngày là cách tốt nhất để giữ đủ nước trong khi mang thai. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo uống khoảng 3,0 lít nước, tức là khoảng 12 cốc nước mỗi ngày. 
  • Lý tưởng nhất vẫn là uống nước, nhưng bạn cũng có thể uống sữa, uống nước hoa quả hoặc nước súp, nước canh.
  • Nếu bạn bị khó tiêu, cố gắng uống nước giữa các bữa ăn thay vì uống nước trong khi ăn vì việc này sẽ làm tình trạng khó tiêu trở nên nặng hơn.
  • Nếu bạn bị ốm nghén và thường xuyên nôn mửa, cố gắng uống thật nhiều nước khi bạn không thấy buồn nôn. Trong trường hợp bạn bị ốm nghén nặng và không thể giữ nước trong người được, bạn nên đến gặp bác sỹ để được hướng dẫn đầy đủ.
  • Tránh sử dụng caffein vì có thể sẽ làm bạn đi tiểu nhiều hơn và làm gia tăng tình trạng mất nước.
  • Giảm thiểu thực hiện bất cứ hoạt động nào làm bạn quá nóng, như luyện tập nặng hay kể cả việc đi ra ngoài khi thời tiết rất nóng hoặc rất ẩm cũng có thể gây nóng trong và mất nước.

Bất cứ ai cũng có thể bị mất nước, nhưng khi bạn đang mang thai, bạn sẽ có nguy cơ mất nước cao hơn.

Cách tốt nhất để tránh mất nước, dù là mức nhẹ, trung bình hay nặng là tập trung uống nước. Biến uống nước trở thành thói quen, luôn mang theo nước bên mình khi bạn ra khỏi nhà.

Miễn là bạn uống đủ lượng nước mỗi ngày, cơ thể bạn và em bé trong bụng sẽ phát triển bình thường.

Nguy cơ của tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường [ĐTĐ] thai kỳ đối với mẹ và con là cực lớn nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Với những tuần đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu, có nhiều trường hợp hỏng thai liên tiếp nhiều lần sau đó mới được phát hiện bị ĐTĐ.

6 – 9% thai phụ tại Việt Nam mắc tiểu đường thai kỳ

Theo một số điều tra tại các bệnh viện lớn, khoảng 6 – 9% những phụ nữ mang thai ở Việt Nam bị ĐTĐ thai kỳ, đó là những người được phát hiện ĐTĐ lần đầu tiên trong khi mang thai. Còn những người đã bị ĐTĐ từ trước khi có thai thì không gọi là ĐTĐ thai kỳ mà gọi là ĐTĐ ở phụ nữ có thai.

Người bị ĐTĐ trước khi có thai không gọi là ĐTĐ thai kỳ

Thông thường 90% trường hợp ĐTĐ thai kỳ sẽ hết sau khi sinh nhưng. Về lâu dài những người đó sẽ có nguy cơ ĐTĐ typ 2 cao hơn người bình thường. ĐTĐ thai kỳ thường xuất hiện từ tuần 24 – 28 của thai kỳ.

Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang mắc tiểu đường thai kỳ?

Tiểu nhiều được xem là 1 trong những triệu chứng của ĐTĐ thai kỳ

Thai phụ có thể không biết bị ĐTĐ cho đến khi kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Nhiều trường hợp có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh ĐTĐ typ 1 hoặc typ 2:

  • Thường xuyên khát nước;
  • Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều;
  • Đi tiểu nhiều hơn so với phụ nữ mang thai bình thường khác;
  • Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các dung dịch chống khuẩn thông thường;
  • Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành;
  • Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Tiểu đường thai kỳ gây ra những tác hại nào?

Trẻ sinh >4kg sẽ nghi ngờ mẹ mắc ĐTĐ thai kỳ dù không được chẩn đoán trước đó

Nếu không được điều trị kịp thời, hậu quả của ĐTĐ thai kỳ gây ra cho mẹ và bé khó lường trước được.

Đối với người mẹ

Người mẹ bị bệnh ĐTĐ trong thời kỳ mang thai có các nguy cơ:

  • Gia tăng nguy cơ thai to;
  • Gia tăng nguy cơ tiền sản giật;
  • Tăng tỷ lệ thai chết lưu nếu không kiểm soát được đường huyết.

Đối với thai nhi

Biến chứng cho thai:

  • Sẩy thai;
  • Thai chết lưu không rõ nguyên nhân;
  • Tử vong chu sinh vào khoảng 2-5% [thấp hơn đáng kể khoảng 65% trước khi điều trị bằng insulin];
  • Dị tật bẩm sinh, có thể chiếm tới 50% gây ra tử vong chu sinh;
  • Bất thường sự tăng trưởng thai nhi trong tử cung;
  • Biến chứng ở trẻ sơ sinh, bao gồm hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubine máu.

Đối với đứa trẻ sau chào đời

Nếu không kiểm soát, lượng đường thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to. Do phải tương thích với lượng đường tăng qua nhau thai đến nguồn cung cấp máu, thai nhi sẽ tăng tiết lượng insulin để tiêu thụ lượng đường này và dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ của thai nhi. Con của các bà mẹ bị bệnh ĐTĐ có thể nặng 4kg hoặc hơn nữa khi sinh.

Sau khi sinh bởi mẹ nghi ngờ ĐTĐ thai kỳ, bé phải theo dõi đặc biệt 4 – 6 tiếng vì dễ bị chứng hypoglycaemia [hiện tượng giảm đường huyết]

Vì vậy khi bé mới sinh mà có cân quá nặng, bác sĩ sẽ nghi ngờ người mẹ mắc ĐTĐ thai kỳ ngay cả khi đã được chẩn đoán là không có bệnh trước khi sinh.

Em bé sau khi sinh cần được theo dõi đường huyết. Thông thường, khi được “cho ăn” thì lượng đường huyết tự cân đối và bé không bị ảnh hưởng xấu. Mối lo ngại lớn nhất là trong 4 – 6 tiếng đồng đồ sau khi sinh là bé dễ bị chứng hypoglycaemia [hiện tượng giảm đường huyết]. Do đó, bé cần phải thường xuyên được xét nghiệm sau khi sinh cho đến khi lượng đường huyết [BSL] được ổn định và tiếp tục đều đặn trong suốt 24 tiếng đầu tiên.

Phải làm sao nếu mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ?

Nếu bệnh ĐTĐ thai kỳ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Mục đích chính trong việc điều trị bệnh ĐTĐ là giảm lượng đường huyết trong máu đến mức bình thường và sản sinh lượng insulin phù hợp so với nhu cầu cần thiết của từng cá thể. Phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày.

Dung nạp đường huyết là 1 trong những xét nghiệm quan trọng. Xét nghiệm này giúp xác định tình trạng ĐTĐ thai kỳ của mẹ bầu. Xét nghiệm này được Bác sĩ chỉ định trong giai đoạn 24 – 28 tuần thai.

Phụ nữ mang thai bị bệnh ĐTĐ thai kỳ cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ.

Theo dõi thai kỳ liên tục và điều trị theo chỉ định của Bác sĩ sản khoa giúp mẹ cân bằng đường huyết trong thai kỳ Để phát hiện sớm, có biện pháp điều trị và phòng ngừa các biến chứng do ĐTĐ thai kỳ, thai phụ cần đi khám thai định kỳ, mỗi lần khám nên làm các xét nghiệm máu và nước tiểu. Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu khác lạ, thai phụ nên đi khám ngay để được phát hiện bệnh sớm nhất có thể.  

Tổng đài & Đặt hẹn: [028] 3930 7575

 Website: ykhoadiamond.com

Fanpage: FB.com/ykhoadiamond

Chi nhánh: Đa Khoa Diamond

Địa chỉ: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM

Chi nhánh: Sản Nhi Diamond

Địa chỉ: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM

Video liên quan

Chủ Đề