Khắc phục lỗi không đều hàng của latex

Tuỳ chỉnh độ thụt đầu dòng: Tuỳ lớp văn bản, như lớp article thì mặc định là có thụt. Nhưng buồn cười nỗi là đoạn đầu tiên của mỗi section lại không thụt đầu dòng.

  • Để thụt đầu dòng cho đoạn đầu tiên nói riêng và cho tất cả đoạn văn nói chung, đặt lệnh `\textsf{}`3 trước khi \begin{document}.
  • Thay đổi độ thụt đầu dòng bằng lệnh `\textsf{}`4. Như vậy nếu muốn tất cả đoạn đều ko thụt thì đặt độ_thụt về 0. Chú ý việc thay đổi độ thụt này sẽ ko tác động đến đoạn đầu tiên nếu không gọi gói indentfirst.
  • Chọn thụt hay ko thụt đoạn nào đó cụ thể thì chèn lệnh \textsf{}`5 hay \textsf{}`6 đằng trước.

Thay đổi khoảng cách giữa các đoạn văn: `\textsf{}`7. Mặc định khoảng cách giữa các đoạn văn bằng 0, tức là ko có khác biệt gì giữa các dòng. Bạn có thể tăng thêm, mình hay dùng độ rộng 1em, cho dễ nhìn, cũng như, làm tăng số lượng trang =)

Em bắt buộc phải kê khai lại lề left và right. Nếu tất cảc các trang cũ của em đã ổn định với lề cũ, em tạo một file mới, chứa trang có bảng với lề như thầy đã hướng dẫn, sau đó em dùng \usepackage{pdfpages} để \includepdf file pdf đó vào vị trí thích hợp, đánh lại số trang theo lệnh \setcounter.

\documentclass[12pt,oneside,draft,a4paper]{book} \usepackage{amsmath,amsxtra,amssymb,latexsym, amscd,amsthm} \usepackage{indentfirst} \usepackage[mathscr]{eucal} \usepackage{color} \usepackage[utf8]{vietnam} \usepackage{fancyhdr} \usepackage{adjustbox} \usepackage[left=2cm,right=2cm]{geometry} \begin{document} \hspace*{-.7cm}\resizebox{\textwidth}{!}{% $\begin{tabular}{|l|l|l|l|l|l|l|l|l|} \hline k &$x^{(k)}_1$ & $x^{(k)}_2$ & $x^{(k)}_3$ & $x^{(k)}_4$ & $x^{(k)}_5$ & $x^{(k)}_6$ & $x^{(k)}_7$ & $x^{(k)}_8$\ \hline 0&0,000000& 0,000000&0,000000&0,000000&0,000000&0,000000&0,000000&0,000000\ \hline 1&0,950000&3,233333&2,750000&0,480000&-3,466667&-3,085714&5,657143&8,444444 \ \hline 2&1,367802&2,105942&2,548575&-1,280143&-4,121328&-2,183104&4,935027&9,126497 \ \hline 3&1,002039&2,032943&2,988795&-1,092355&-3,946892&-1,948761&4,950514&9,066427 \ \hline 4&0,969683&1,987049&3,014341&-1,017170&-4,001704& -2,006310&5,017666&8,998170 \ \hline 5&1,000834&2,003962&2,999942&-0,993632& -3,998038&-2,003274&5,000457&8,996198 \ \hline 6&1,001487&2,000621&2,998477&-1,000532&-4,000440&-2,000661&4,999951&9,000302 \ \hline 7&1,000047&2,000065&2,999881&-1,000406&-3,999839&-1,999819&4,999832&9,000290 \ \hline 8&0,999882&1,999949&3,000060&-1,000070&-3,999994&-2,000004&5,00048&9,000000 \ \hline 9&0,999997&2,000011&3,000005&-0,999975&-3,999995&-2,000013&5,00006&8,999983 \ \hline 10&1,000006&2,000003&2,999994&-1,000000&-4,000002&-2,000003&5,00000&9,000000 \ \hline \end{tabular}$ } \end{document}

Mình vừa biên soạn mẫu bài giảng bằng LaTe bao gồm: Mẫu bìa. mẫu kế hoạch giảng bài, mẫu bài giảng. Tất cả đều được thiết kế theo các file định dạng sty. Công việc bây giờ chỉ cần khai thông tin vào trong file mẫu là OK. Chẳng hạn bìa cần khai là tên giáo viên biên soạn là gì, tên người phê duyệt là gì?....sau đó cho biên dịch thì tất cả đều vào quy củ chẳng cần quan tâm định dạng sửa sang gì cả, ngọn ăn quá phải không các bạn, dễ dàng hơn cả Word nữa. Các khó khăn trong biên soạn bằng LaTeX mà nhiều bạn bị mắc mình đã thiết kế các lệnh Việt hóa hết. Chẳng hạn biên soạn bài giảng thì có các phần, mục, tiểu mục, số, ý...Các bạn chỉ cần đưa nội dung vào là nó tự đánh số, chuẩn xác luôn. Lỗi có một từ nằm trên một dòng ở tiêu đề hay trong văn bản cũng chỉ cần đánh lệnh \dandong{Nội dung cần dãn dòng } là OK. Bạn nào biên soạn bài giảng bằng LaTeX nếu quan tâm thì Download về ở đây,

Link download mẫu bài giang đưa tất cả vào một thư mục, mở file tex mẫu xem và làm tương tự rồi biên dịch sẽ có kết quả như ý. Nếu muốn làm gì tinh vi hơn thì mở file định dạng .sty ra rồi xử lý theo ý muốn nhé. Hy vọng sản phẩm của mình vừa ý và làm vui lòng mọi người, hầu bớt vất vả trong công việc biên soạn bài giảng. Chúc các bạn thành công.

THÊM DẤU * VÀO SAU CÂU HỎI ĐỂ PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ KHÓ CỦA CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI

Để thêm dấu * hoặc dấu ** vào câu hỏi cho tiện phân loại mức độ khó của câu hỏi các bạn có thể làm như sau - Trong file taodethi.tex các bạn khai thêm lệnh như sau:

\newcommand\dausao{\chucauhoi\makebox$(\ast)$\hspace{0.2cm}} \newcommand\dauhaisao{\chucauhoi\makebox${(\ast\ast)}$\hspace{0.2cm}} - Trong file câu hỏi trắc nghiệm các bạn thêm lệnh \dausao vào câu mà các bạn phân loại là một sao, tương tự như vậy ở câu cần dau hai sao. ví dụ: \def\toanmot {\begin{question} \dausao Cho tập $A = {\{1,2,3,a,x}\}$ và $B = {\{1,2,b}\}$. Khi đó $A \cup B $ là: \datcot \bonpa {\sai{$\lbrace3,x\rbrace$}} {\sai{$\lbrace1,2,a\rbrace$}} {\dung{$\lbrace1,2,3,a,b,x\rbrace$}} {\sai{$\lbrace1,2,3,a,x\rbrace$}} \end{question}} \def\toanhai {\begin{question} \dauhaisao Nguyên hàm của hàm số $y=x^{3}+\dfrac{1}{x}+1$ là: \datcot \bonpa{\sai{$\dfrac{1}{4}x^{4}-\ln|x|+ x +C$}} {\sai{$x^{4}+\ln|x|+ x +C$}} {\dung {$\dfrac{1}{4}x^{4}+\ln|x|+ x +C$}} {\sai{$3x^{2}+\ln|x|+ x +C$}} \end{question}} Tôi đã làm và kết quả như sau:

![](https://4.bp.blogspot.com/-Kevn7h0vOHI/VySNMqbxvDI/AAAAAAAAAQk/nAkg01WXgl0eFwpyStdzTAEq-0evzOAeQCLcB/s1600/s.png)

TẠI SAO KHI TÁCH ĐỂ THI LẠI CÓ SỐ TRANG NHIỀU HƠN KHI BIÊN DỊCH TRỰC TIẾP?

Khi tách đề thi nhiều bạn ngạc nhiên khi thấy để thì tách ra có số trang nhiều hơn khi bạn biên dịch trực tiếp. Hiện tượng này là do tôi viết Makefile để mặc địch là cỡ chữ 14pt, trong khi các bạn vì lí do dồn nén đề thi để vừa trang giấy nên đã đặt cỡ chữ nhỏ hơn 14 pt. Để kết quả tách đề thi như ý của các bạn chỉ cần mở Makefile sửa lại tham số lệnh \documentclass[14pt]{examdesign} bằng với số pt trong file gốc của bạn là OK. Ghi chú: Việc dồn nén đề thi cũng cần thiết vì đôi khi chỉ vài dòng đề thi mà lại sang trang mới xem ra cũng không đẹp, tốn giấy khi in ra. Để dồn đề thi các bạn chỉ cần làm vài thao tác đơn giản sau: - Hiệu quả nhanh nhất là cho cỡ chữ nhỏ lại - Sửa kích thước trang giấy. Cái này tôi đã nói ở bài dưới rồi. Hãy điều chỉnh 2 lệnh trong dethi.sty:

\setlength{\textwidth}{17.5truecm}

\setlength\textheight}{25truecm}

- Thu hẹp khoảng cách phê duyệt trong phần đầu đề thi, ta làm như sau:

Trong dethi.sty, bạn tìm định dạng \def\tieudetracnghiem{......} cắt hàng lệnh \stepcounter{madetracnghiem}

\hfill \framebox{\bf Mã đề thi \themadetracnghiem} đưa lên trên lệnh \end{minipage} ở hàng trên sẽ tiết kiệm được một dòng. Tiếp theo điều chỉnh tham số 2 lệnh \vspace{3cm} cho nhỏ hơn đến đủ yêu cầu của bạn và còn đủ khoảng cách để phê duyệt là được.

TẠO ĐƯỜNG KẺ CHÉO TRONG Ô CỦA BẢNG

Để tạo đường kẻ chéo trong ô của bảng ta sử dụng gói lệnh diagbox.Hướng dẫn đầy đủ gói lệnh này các bạn download theo link sau:

Sau đây là một ví dụ:

\documentclass[12pt,a4paper]{article} \usepackage[utf8]{inputenc} \usepackage[vietnam]{babel} \usepackage{amsmath} \usepackage{amsfonts} \usepackage{amssymb} \usepackage{diagbox} \begin{document} \begin{tabular}{|c|c|c|c|} \hline \diagbox{$a_i$}{$b_j$}& & &\ \hline & & & \ \hline \end{tabular} \end{document}

Khắc phục lỗi không đều hàng của latex

TẠO TRANG CÓ ĐỊNH DẠNG NGANG (LANDSCAPE) TRONG FILE VĂN BẢN CÓ ĐỊNH DẠNG ĐỨNG (PORTRAIT)

Nếu bạn muốn có môt hay một số trang có định dạng ngang (Landscape) trong file văn bản latex có định dạng đứng (portrait) thì có thể dễ dàng thực hiện nhờ gói lệnh lscape. Sau đây là ví dụ minh họa:

\documentclass[12pt,a4paper]{article} \usepackage{lscape} \usepackage[utf8]{inputenc} \usepackage[vietnam]{babel} \begin{document} \begin{landscape} Trang này có định dạng ngang với số trang được đánh ở bên trái văn bản

\end{landscape}

\newpage Trang này có định dạng đứng \end{document}

Chú ý: Nếu bạn muốn đánh số trang ngang theo kiểu ta hay dùng và để thống nhất với toàn văn bản( đánh số trang ở bên dưới và ở giữa trang ) thì bạn có thể tương tự như ví dụ sau:

\documentclass[12pt,a4paper]{article} \usepackage[left=3.5cm,right=1.5cm,top=2.5cm,bottom=2cm]{geometry} \usepackage[utf8]{inputenc} \usepackage[vietnam]{babel} \usepackage{lscape} \usepackage[absolute]{textpos} \usepackage{fancyhdr} \fancypagestyle{lscape}{% \fancyhf{} % clear all header and footer fields \fancyfoot[LE]{% \begin{textblock}{20}(1,5){\rotatebox{90}{\leftmark}}\end{textblock} \begin{textblock}{1}(13,10.5){\rotatebox{90}{\thepage}}\end{textblock}} \fancyfoot[LO] {% \begin{textblock}{1}(13,10.5){\rotatebox{90}{\thepage}}\end{textblock} \begin{textblock}{20}(1,13.25){\rotatebox{90}{\rightmark}}\end{textblock}} \renewcommand{\headrulewidth}{0pt} \renewcommand{\footrulewidth}{0pt}} \setlength{\TPHorizModule}{1.4cm} \setlength{\TPVertModule}{1.45cm} \begin{document} \pagestyle{lscape} \begin{landscape} Trang này có định dạng ngang, với đánh số trang bên dưới, ở giữa. \end{landscape} \restoregeometry \pagestyle{plain} Trang này định dạng bình thường \newpage Trang này định dạng bình thường \end{document} Trong kiểu này chữ ở trang định dạng ngang không tự chuyển sang trang mới được, bạn phải tự điều chỉnh. Thay đổi tham số trong 2 lệnh dưới đây để điểu chỉnh vị trí của đánh số trang cho thích hợp:

\setlength{\TPHorizModule}{1.4cm} \setlength{\TPVertModule}{1.45cm}

MỘT SỐ ĐIỀU CHỈNH HỮU ÍCH KHI TẠO ĐỀ THI BẰNG LATEX

1. Mở rộng độ cao hàng trong bảng đáp án để các công thức toán hàng đôi vừa với bề rộng của hàng

Trong sáng kiến tạo bài giảng và đề thi bằng LaTex của mình, phần bảng để kích thước hàng mặc định nên các công thức toán hàng đôi chờm sát vào đường kẻ hàng trông khá xấu. Để điều chỉnh nó các bạn chỉ cần tạo một lệnh trong phần khai báo của file taodethi.tex như sau:

\renewcommand{\arraystretch}{2.5}

Tùy theo nhu cầu có thể thay đổi tham số, tôi thử với tham số 2.5 là các công thức đôi đơn giản là đủ rồi.

2. Khắc phục lỗi mất hàng kẻ dưới khi bảng chuyển trang trong tạo đề thi qua biên dịch bằng PDFLATEX.

Mặc định về kích thước trang trong sáng kiến rất phù hợp với biên dịch qua latex -> ps -> pdf. Tuy nhiên khi biên dịch trực tiếp bằng pdflatex thì phần footer bị che lấp nên có lỗi mất hàng kẻ dưới và mất chữ chú thích. Để khắc phục nó các bạn mở file dethi.sty tìm đến đoạn lệnh

\makeatother \renewcommand{\Fullpages}{\setlength{\topmargin}{0pc} \setlength{\oddsidemargin}{0pc} \setlength{\evensidemargin}{0pc} \setlength{\headheight}{0pt} \setlength{\headsep}{0pt} \setlength{\textwidth}{17.5truecm} \setlength\textheight}{25truecm} \setlength{\hoffset}{-0.5cm}} \makeatletter

Sửa lại tham số \setlength\ textheight}{25truecm} thành \setlength\textheight}{23truecm} là OK.

3. Chống xô lệch bảng khi tách đề thi bằng pdflatex mà không cần làm thủ công

Để bảng không bị xô lệch khi biên dịch và tách đề thi chúng ta phải biên dịch 2 lần. Khi viết Makefile cho biên dịch qua pdflatex tôi chưa chú ý đến viêc này nên phải xóa bằng tay 2 file taodethi.pdf và taodethi_de.pdf. Việc này gây mất thời gian và không chuyên nghiệp. Chỉ cần điều chỉnh lại một chút như sau: Mở Makefile thay hàng cuối cùng rm -f *.aux *.log *~ bằng lệnh mới: rm -f taodethi.pdf taodethi_de.pdf (hoặc các bạn download theo link dưới đây và thay thế Makefile cũ đi) http://www.mediafire.com/download/bqmnonyn13y3yej/Makefile - Cách biên dịch. Gõ make, dịch xong gõ make clean, xong gõ make là OK.

MỘT CÔNG CỤ TUYỆT VỜI GIÚP CÁC BẠN GÕ CÔNG THỨC LATEX ONLINE

Một trở ngại lớn mà người ta ngại làm việc với LaTeX là việc ghi nhớ các lệnh gõ công thức toán và các môn khoa học khác, hơn nữa việc không xem được kết quả hiển thị ngay như trong Word cũng làm mất nhiều thời gian của người dùng. Ngày nay, hầu như ai cũng dùng Internet thì các trở ngại này gần như được dỡ bỏ. Các trang biên dịch công thức LaTeX online cho ta gõ công thức như với Word kết quả sẽ cho 3 dạng: Hình ảnh công thức hiện trực tiếp trên màn hình; mã nguồn LaTeX tương ứng và mã nguồn HTML để bạn nhúng vào trong các trang Web, blog hay Facebook. Quá tuyệt vời phải không các bạn. Như vậy, nếu dùng LaTeX thì copy lấy nguồn, dùng Word thì copy lấy ảnh, dùng Web thì lấy code HTML và chúng ta có ngay công thức toán theo LaTeX (một định dạng bắt buộc của quốc tế và cả Việt Nam nữa - tất nhiên là với các nơi có tính chuyên môn nghiêm túc) khi trình bày các văn bản khoa học. Nào bây giờ các bạn hãy vào trang http://www.codecogs.com/ chọn mục Equation Editor và thử nhé. Nếu bạn muốn có code HTML, ảnh, mã nguồn LaTeX hãy vào mục Standalone Editor. Nếu bạn muốn có mã nguồn LaTeX và ảnh mà vẫn còn ở trong trang Web của mình thì vào mục Intergrated Editor. Các bạn có thể nhúng Editor này trong trang Web của mình dưới dạng popup hoăc embed bằng copy mã HTML dán vào Web của mình. Hãy làm theo hướng dẫn của trang Web. Tôi đã nhúng Editer này trong Blog của tôi và Facebook của tôi rồi.

Khắc phục lỗi không đều hàng của latex

Trước đây, mỗi lần gõ công thức toán phức tạp tôi lại phải giở cái giáo trình cũ mình viết ra để lấy mẫu (khó nhớ lắm, phải vậy thôi). Giờ đây, có cái ni rồi bỏ phắt nó ra khỏi trí nhớ luôn. Ảnh online rành rành ra đấy, khỏi cần tìm sai ở chỗ nào cho mất công. He He, tư duy thử và sai không tồn tại trong gõ LaTeX nữa rồi. Xin bật mí với các bạn tôi đã dùng thứ này nhúng vào facebook và dùng nó để giúp con tôi học toán bằng hình thức chát trong facebook. Đúng là cái khó (xa nhà chẳng gần con để dạy) ló cái khôn. Nếu đứa cháu nhà tôi lớp 8 mà còn dùng được thì không lẽ gì mà người khác không dùng được. Tôi nói vậy có phải không nào? Chúc mọi người thành công.

TÁCH ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN BIÊN DỊCH QUA LATEX-PS-PDF Đôi khi chúng ta cần biên dịch đề thi qua latex-ps-pdf (một số định dạng ảnh không thích hợp với biên dịch qua pdflatex hoặc chúng ta muốn hiện trên đề thi dòng chú thích cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) thì chúng ta làm như sau: 1. Đối với Hệ điều hành Windows - Các bạn download file sau về đưa vào thư mục chứa file taodethi.tex http://www.mediafire.com/download/0139k740emxyt72/Makefile - Mở shell như bài dưới, gõ make. Sau khi biên dịch rồi gõ make để biên dịch lần 2 - Từ dòng lệnh shell gõ make clean Kết quả có 2 file pdf chứa đề, đáp án riêng rẽ. 2. Đối với hệ điều hành Linux Download file sau về rồi biên dịch như trên http://www.mediafire.com/download/9s2bz998a7zejg3/Makefile 3. Thế còn muốn dùng cả hai loại biên dịch tùy thích thì làm ra sao? Hãy đưa cả 2 file Makefile vào trong cùng thư mục(tất nhiên bạn phải đổi tên nó rồi, chẳng hạn tachde1 và tachde2). Sau đó trong biên dịch thay vì gõ make thì bạn phải chỉ rõ là biên dịch theo loại nào bằng tùy chọn -f. Ví dụ make -f tachde1, make clean -f tachde1

TÁCH ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN THÀNH 2 FILE PDF RIÊNG RẼ(cho HĐH Windows) ---- Bài này sẽ chỉ cho bạn cách tách đề thi thành 2 file PDF riêng khi sử dụng HĐH Windows, 1 file chứa đề thi, còn file kia là đề thi+ đáp án. Bạn nên đọc bài dưới, sau mới đọc bài này sẽ tốt hơn Bước 1. Tạo một thư mục có tên BASH trong ổ C rồi Downloads file sau về, giải nén vào thư mục này http://www.mediafire.com/download/atjaqmwr2l5sj33/shell.w32-ix86.zip Bước 2.Downloads file sau về đưa vào cùng thư mục chứa file tạodethi.tex http://www.mediafire.com/download/8ua1hbv6aw17d6e/Makefile

Buớc 3. Mở thư mục BASH, kích đúp vào file tên là start_shell; xuất hiện của sổ dòng lệnh với dấu hiệu bash$. Chuyển về thư mục chứa file taodethi.tex để biên dịch. Chú ý với khác với command prompt trong Windows, ở đây dấu gạch chéo ngược được dùng để dẫn tới thư mục (/), chẳng hạn C:/BASH Bước 4. Từ dòng lệnh gõ make. kết quả có 2 file PDF, động tác tiếp theo như bài dưới đã trình bày. Chúc các bạn thành công! TÁCH ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN THÀNH 2 FILE PDF RIÊNG RẼ(cho HĐH Linux) --- Muốn sau khi biên dịch file đề thi kết quả cho ra 2 file PDF riêng rẽ, 1 file là đề thi (để nạp cơ quan KT), một file vừa có đề thi vừa có đáp án (để dùng lúc chấm bài). Nếu bạn dùng HĐH Unix (chạy shell bash) thì các bạn làm như sau: Bước 1. Download file sau về đưa vào cùng thư mục với file chứa đề thi (ở đây là taodethi.tex) http://www.mediafire.com/download/6cbsujyl4tgkfju/Makefile Bước 2. Mở Terminal chuyển về thư mục chứa file taodethi.tex, gõ make. Kết quả sinh ra 2 file pdf là taodethi.pdf và taodethi-de.pdf. Tuy nhiên phần bảng biểu trong đáp án có thể xô lệch đôi chút. Để sửa nó bạn xóa bổ luôn 2 file PDF này đi. Bước 3. Từ Terminal gõ tiếp lệnh make nữa. Lần này biên dịch xong là OK Tôi đã làm rồi, các bạn hãy xem 2 file sản phẩm nhé http://www.mediafire.com/view/1hzcw9rmw77xn8z/taodethi.pdf http://www.mediafire.com/view/bflr3vc5z064d1n/taodethi-de.pdf

BỔ SUNG THÊM TÍNH NĂNG GIỚI THIỆU MÔN HỌC TRONG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ --- Khi dạy bài học đầu tiên của môn học, giảng viên phải giới thiệu về môn học. Nội dung giới thiệu này khi trình bày trên bài giảng điện tử bằng Beamer nếu để chế độ bình thường thì sẽ xuất hiện các thông tin về bài học thứ nhất ở phần footer nên không phù hợp. Tôi đã thiết kế một lệnh để trình bày phần mở đầu. Sử dụng như sau: - Trước tiên các bạn download file beamerthemeMau.sty này về thay thế file beamerthemeMau.sty đã có từ trước theo đường link sau: http://www.mediafire.com/download/1k1vasjbb3thdci/beamerthemeMau.sty - Sau mục \begin{document} và trước trang tiêu đề, dùng lệnh \gioithieumot{đưa nội dung giới thiệu vào đây} - Nếu nội dung dài thì cắt nội dung bị tràn trang đưa vào trong lệnh \gioithieuhai{đưa nội dung vào đây} - Nếu vẫn chưa đủ thì đưa nội dung vào tiếp \gioithieuba{đưa nội dung vào đây} Tôi nghĩ cùng lắm là chỉ 3 trang nên chỉ thiết kế 3 lệnh. Bạn nào có nhu cấu nhiều trang hơn nữa thì mở file beamerthemeMau.sty rồi copy đoạn lênh \newcommand{gioithieumot}, dán vào sau đó rồi sửa thành \newcommand{gioithieubon}....

TẠO BÀI GIẢNG VÀ ĐỀ THI BẰNG LATEX ---

Vừa qua mình có làm sáng kiến "Ứng dụng LaTex trong biên soạn bài giảng và tạo đề thi". Sáng kiến này giúp cho các bạn giảng viên dễ dàng biên soạn bài giảng điện tử theo mẫu qui định, phù hợp với giảng dạy trong Nhà trường và tạo được các đề thi có thể kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm và các hình thức khác thường sử dụng trong ra đề thi môn ngoại ngữ. Các bạn cần cài bộ Texlive hay MikTex để biên dịch. Để sử dụng các bạn cần đọc phần hướng dẫn (tôi đã viết mấy tài liệu hướng dẫn bằng tiếng việt cho việc sử dụng Latex và