Mùa đông năm ấy lạnh như thế nào

Soạn bài Tập đọc lớp 3: Chiếc áo len là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt lớp 3 trang 20 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt 3. Mời các em cùng tham khảo.

>>> Bài trước: Tập làm văn lớp 3: Viết đơn

Soạn Tiếng Việt lớp 3 trang 20

  • Hướng dẫn Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 20
    • Câu 1 [trang 20 sgk Tiếng Việt 3]
    • Câu 2 [trang 20 sgk Tiếng Việt 3]
    • Câu 3 [trang 20 sgk Tiếng Việt 3]
    • Câu 4 [trang 20 sgk Tiếng Việt 3]
    • Câu 5 [trang 20 sgk Tiếng Việt 3]
  • Trắc nghiệm bài Tập đọc Chiếc Áo len

Chiếc áo len

1. Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như bạn Hòa.

2. Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em Tuấn, Lan. Thấy con gái nói vậy, mẹ bối rối:

- Cái áo của Hòa đắt bằng tiền cả hai áo của anh em con đấy. Lan phụng phịu:

- Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi.

Dỗi mẹ, Lan đi nằm ngay. Em vờ ngủ.

3. Một lúc lâu, bỗng em nghe tiếng anh Tuấn thì thào với mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua áo đấy cho em Lan đi. Con không cần thêm áo đâu.

Giọng mẹ trầm xuống:

- Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo ấm, con sẽ ốm mất.

- Con khỏe lắm, mẹ ạ. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.

Tiếng mẹ âu yếm:

- Để mẹ nghĩ đã. Con đi ngủ đi.

4. Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ.

Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ: "Con không thích chiếc áo đấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em."

Theo TỪ NGUYÊN THẠCH

Chú thích từ khó:

- Bối rối: lúng túng, không biết làm thế nào.

- Thì thào: [nói] rất nhỏ.

Hướng dẫn Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 20

Câu 1 [trang 20 sgk Tiếng Việt 3]

Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Lời giải chi tiết:

Chiếc áo len của bạn Hòa có màu vàng thật đẹp, áo có dây kéo ở giữa và cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất.

Câu 2 [trang 20 sgk Tiếng Việt 3]

Vì sao Lan dỗi mẹ ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Lời giải chi tiết:

Lan dỗi mẹ vì mẹ không muốn mua cho Lan một chiếc áo len đắt tiền như thế mà muốn dành số tiền đó mua hai chiếc áo cho cả hai anh em Lan.

Câu 3 [trang 20 sgk Tiếng Việt 3]

Anh Tuấn nói với mẹ những gì ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 3 của truyện, chú ý tới lời nói của anh Tuấn.

Lời giải chi tiết:

Anh Tuấn muốn mẹ hãy mua cho Lan chiếc áo mà em thích, còn cậu bé chỉ cần mặc thêm nhiều áo cũ vào bên trong là được.

Câu 4 [trang 20 sgk Tiếng Việt 3]

Vì sao Lan ân hận ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn 4 của truyện.

Lời giải chi tiết:

Lan ân hận vì tự nhận ra mình quá ích kỉ, chỉ biết nghĩ tới bản thân, trong khi mẹ quan tâm tới cả hai anh em. Lan còn ân hận vì thấy anh Lan sẵn sàng nhường phần tiền mua áo của mình cho Lan để Lan có được chiếc áo đẹp như mong muốn.

Câu 5 [trang 20 sgk Tiếng Việt 3]

Tìm một tên khác cho truyện.

Phương pháp giải:

Em rút ra tên truyện từ ý nghĩa bài học.

Lời giải chi tiết:

- Các em có thể đặt tên truyện này một cái tên khác :

• Sự ân hận của Lan

• Ba mẹ con và chiếc áo len vàng,...

Nội dung: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.

Trắc nghiệm bài Tập đọc Chiếc Áo len

Chọn câu trả lời đúng:

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn Trắc nghiệm bài Chiếc áo len trực tuyến.

1. Những chi tiết nào miêu tả về chiếc áo len của bạn Hòa?

a. Chiếc áo len màu vàng.

b. Áo có hàng cúc tròn, ngộ nghĩnh.

c. Ở giữa áo có dây kéo.

d. Áo còn có thêm mũ đội mỗi khi gió lạnh hay mưa lất phất.

e. Mặc chiếc áo rất ấm.

f. Áo rất đẹp nhưng không ấm.

2. Sau khi mặc thử chiếc áo len của bạn Hòa, Lan đã làm gì?

a. Lan dành tiền để mua được chiếc áo giống như vậy.

b. Lan nói với mẹ là em muốn có chiếc áo giống như Hòa.

c. Lan kể với mẹ về chiếc áo của bạn Hòa.

3. Mẹ đã nói gì khi Lan muốn mua chiếc áo đắt tiền?

a. Mẹ nói chiếc áo đó đắt bằng cả hai chiếc áo của anh em Lan.

b. Mẹ hứa sẽ mua chiếc áo đó cho Lan.

c. Mẹ nói chiếc áo không hợp với Lan.

4. Anh Tuấn nghĩ gì trước mong muốn mua áo len mới của Lan?

a. Anh Tuấn buồn vì Lan không biết chia sẻ áo với mình.

b. Anh Tuấn muốn mẹ dành tiền mua áo cho Lan, còn mình thì không cần thêm nữa.

c. Anh Tuấn ghen tị, giận dỗi với em gái.

5. Vì sao mẹ chưa đồng ý mua áo cho Lan?

a. Vì mẹ không yêu chiều Lan.

b. Vì mẹ lo cho anh Tuấn hơn.

c. Vì mẹ muốn cả hai anh em Tuấn và Lan cùng có áo ấm trong mùa đông.

6. Tuấn nói với mẹ: em sẽ làm gì để giữ ấm trong mùa đông năm nay?

a. Tuấn sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.

b. Tuấn không cần thêm áo nữa vì cảm thấy trời không lạnh.

c. Tuấn đã có đủ áo để giữ ấm cho mình rồi.

7. Thái độ của Lan khi được anh trai nhường nhịn áo cho mình là gì?

a. Vui sướng, hạnh phúc vì mình sẽ được mua áo mới.

b. Thầm cảm ơn anh vì đã nhường nhịn mình.

c. Ân hận, muốn nói lời xin lỗi mẹ và anh.

8. Vì sao Lan lại ân hận khi biết anh Tuấn nhường nhịn cho mình?

a. Vì Lan cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn, độ lượng của anh.

b. Vì Lan đã giả vờ ngủ để nghe trộm câu chuyện của mẹ và anh Tuấn.

c. Vì Lan thấy mình ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh

9. Dòng nào giải thích đúng ý nghĩa của từ bối rối?

a. Nói rất nhỏ nhẹ, không thành tiếng.

b. Ầm ĩ, gây náo động.

c. Lúng túng, không biết làm thế nào.

10. Câu chuyện “Chiếc áo len” để lại cho em bài học gì về tình cảm anh em?

a. Câu chuyện nói lên tình yêu thương, nhường nhịn và chia sẻ của hai anh em Tuấn và Lan.

b. Câu chuyện khuyên chúng ta không nên ích kỉ.

c. Truyện nói lên sự nhường nhịn và tấm lòng ấm áp của anh Tuấn.

>>> Bài tiếp theo:Kể chuyện lớp 3: Chiếc áo len

...............................................

Ngoài bài Soạn bài lớp 3: Chiếc áo len, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 3, Tiếng Việt lớp 3, Tiếng Anh lớp 3. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên. VnDoc còn có cả Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3. Lý thuyết Tiếng Việt lớp 3 là tài liệu hữu ích hỗ trợ học tập và giảng dạy môn Tự nhiên tiểu học cho các em và thầy cô giáo. Tài liệu này được biên soạn rất khoa học, bám sát vào nội dung chính trong chương trình SGK.

Tham khảo thêm: Tuần 3: Mái ấm

  • Chính tả lớp 3: Nghe - viết: Chiếc áo len
  • Tập đọc lớp 3: Quạt cho bà ngủ
  • Luyện từ và câu lớp 3: So sánh - Dấu chấm
  • Tập đọc lớp 3: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
  • Chính tả lớp 3: Tập - chép: Chị em, phân biệt ac/oăc, tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã
  • Tập làm văn lớp 3: Kể về gia đình, điền vào giấy tờ in sẵn

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một tỉnh nhỏ miền Nam Trung bộ, nơi mà mùa hè thì nắng nóng, mùa đông thì mưa lạnh. Nhưng không vì thế mà tôi quen với cái lạnh giá, quen với những cơn mưa to dai dẳng, ướt át và buồn tẻ mỗi khi đông về.

Tôi sợ lạnh, hay nói chính xác hơn là không thể chống chịu được với cái lạnh, và vì thế, nỗi sợ lạnh như một căn bệnh kinh niên, lúc còn ở quê, mỗi khi trời vừa chớm đông, nắng vẫn còn nhạt rơi, gió chỉ mới se sắt, cả nhà đã thấy tôi run lập cập và vội lôi thêm áo ra mặc. Cái sự quen, không hẳn sống ở môi trường nào đó thì lâu dần người ta quen với nó. Có thể là cơ địa con người đó không thể nào thích nghi với thời tiết như thế, nên những người không chịu được cái lạnh, thì dù có sống lâu ở nơi nào lạnh giá, vẫn cứ mãi sợ lạnh. Cho tới giờ, những khi làm việc trong phòng máy lạnh, tôi gần như chẳng bao giờ rời xa cái áo khoác. Tôi thường đùa rằng cứ tưởng xa được cái lạnh miền Trung, ai ngờ vào với nắng phương Nam vẫn không thoát khỏi cái lạnh.

Và chính thế tôi cũng sợ luôn mùa đông. Trong những mùa đông lạnh giá tôi từng trải qua, tôi sợ nhất một mùa đông ở chính thành phố nơi mình sinh ra [nhưng không lớn lên]. Quy Nhơn, thành phố biển nhỏ, yên bình và hiền hòa, nơi tôi rất yêu quý, lại là nơi tôi đã trải qua mùa đông lạnh giá hơn bao giờ hết, buồn tẻ hơn bao giờ hết, và cũng cô đơn hơn bao giờ hết.

Thành phố Quy Nhơn

Năm đó, tôi quyết định rời xa Sài Gòn đô hội về hẳn quê nhà sau mới một năm làm việc và bốn năm sống với cuộc đời của một sinh viên xa nhà. Trước khi đi đã hẹn gặp một số bạn bè hay gặp gỡ để chia tay, nhưng ngờ đâu chừng bảy tháng sau tôi đã “khăn gói” quay trở lại thành phố mà theo tôi là đã “chán ngắt”. Nhà tôi cách Quy Nhơn đúng tám mươi lăm cây số. Trước lúc về tôi đã nhờ một con bạn [đang làm ở Quy Nhơn] nộp giúp hồ sơ xin việc, rồi rủ rê nó nộp chung luôn, có gì hai đứa cùng làm. Chỉ một bộ hồ sơ đó, tôi chưa nghĩ gì nhiều. Không nghĩ đến việc nếu không đậu thì mình sẽ làm gì, sẽ làm ở đâu, sống như thế nào, tương lai thế nào. Cái tính ngông của tôi cho đến giờ vẫn còn nguyên vẹn, để vì nó mà có biết bao nhiêu lần thay đổi việc, tự mình đưa chính mình vào thế… nhờ vả tài chính gia đình.Và may quá, sau hai cuộc phỏng vấn tôi cũng được nhận, tuyệt hơn bạn của tôi cũng được nhận để hai đứa được làm cùng. Thời gian mới về Quy Nhơn đang vào thu. Trời luôn xanh trong, gió nhè nhẹ, biển xanh mát… Cứ chiều chiều lượn lờ ra biển ngắm biển, ngắm người, ăn uống,… Đồng nghiệp cũng thật tốt và quan tâm lẫn nhau, cùng làm việc như một gia đình. Thỉnh thoảng sau giờ làm lại cùng nhau tụ tập ăn hải sản, uống rượu hay ăn hàng quán lề đường nào đó. Ôi nhắc tới những món ăn chơi ở Quy Nhơn thì món nào cũng rẻ và “gây nghiện” cả. Tóm lại cuộc sống ở Quy Nhơn thật thú vị và nhàn nhã. Mà quả thực nếu có công việc với đồng lương tốt tốt một tí, hẳn tôi đã chọn quê hương là nơi lập nghiệp rồi.

Biển Quy Nhơn

Nhưng khi vào đông…Bắt đầu những ngày cuối tháng 11, trời trở gió, trở nhiều mây, u ám, thoắt cái đã thấy se sắt lạnh. Tôi đã nói rồi, tôi sợ lạnh. Và chưa bao giờ trong đời tôi trải qua những ngày lạnh giá như thế, chưa bao giờ!Dù cách nhà tám mươi lăm cây số, nhưng so với Sài Gòn thì Quy Nhơn vẫn gần hơn gấp nhiều lần, nên cứ rảnh là tôi về, và thông thường tôi để dành mỗi ngày nghỉ hiếm hoi trong tuần, gom lại một tháng luôn thành bốn ngày để về nhà một lần. Lần đầu tiên trong đời mình, khi mùa lạnh bắt đầu, lúc đó đang về nhà chơi, tôi bị dị ứng thời tiết nặng như thế. Lần đầu bị cách đó chừng một năm, nhưng ở thể nhẹ, nghĩa là trên người nổi chi chít những vết đỏ li ti, ban ngày thì nóng ran, ban đêm thì ngứa kinh khủng. Còn lần thứ hai này, lúc đầu thì mặt sưng lên, phồng rộp, đêm về sưng to hơn, đến nỗi không thấy mắt đâu cả. Rồi những chỗ phồng bắt đầu lan khắp người, lên cánh tay, bắp chân… Những chỗ chai cứng như bàn tay, bàn chân cũng không thoát, cứ nằng nặng, phồng phồng, và đêm về thì ngứa thôi là ngứa. Mà cái bệnh dị ứng kiểu này làm gì có thuốc đặc trị. Tôi phải chịu trận gần cả tuần. Sợ nhất buổi tối, ngứa không chịu được, gãi kiểu gì cũng không hết, như là ngứa ở đâu từ trong máu thịt ngứa ra. Khi đánh những dòng này mà người tôi cũng muốn nóng ran và ngứa ngáy, nghĩ đến mà sợ!

Như thế chưa hết, đó chỉ mới là nỗi sợ về mặt thể xác. Còn nỗi sợ to lớn hơn về mặt tinh thần.
Tôi làm việc ở khách sạn, làm ca, sáng hoặc chiều, và cũng có khi làm ca giữa [từ 10 đến 18g], hoặc giờ hành chính. Làm ca giữa và giờ hành chính thì đỡ rồi. Sợ nhất những hôm làm ca sáng hoặc chiều. Ca sáng bắt đầu từ 6g, nhưng luôn phải có mặt trước mỗi ca ít nhất 15 phút, từ chỗ tôi ở [nhà dì] đến nơi làm việc bằng xe máy đâu chừng 5 phút [ở Quy Nhơn mới có chuyện hiếm hoi ấy, chứ nếu ở Sài Gòn, đa số người ở tỉnh toàn cách nơi làm việc 15 đến 60 phút đi xe máy], nghĩa là 5g15 hay 20 đã phải thức dậy rồi. Mùa đông, mặt trời mọc trễ, gần 6g mà trời vẫn tối đen, lại còn lạnh, lạnh khiếp, huống hồ đối với người vừa không chịu nổi cái lạnh, sợ lạnh, lại ốm như tôi thì cái việc từ bỏ tấm mền to đùng và dày cui ấm áp để chui ra khỏi giường, làm vệ sinh cá nhân bằng nước lạnh ngắt [lười biếng lấy nước nóng], rồi thay đồ, dắt xe và chạy xe đi làm là một cực cực hình.

Chưa hết, đi xe trên đường trong lúc trời còn tối hù, chỉ một cơn gió nhẹ thổi qua cũng mang theo cái lạnh khiến toàn thân nổi hết cả da gà dù đã mặc áo ấm và quấn khăn quàng kín cổ. Thành thử đoạn đường chỉ mất chừng 5 phút đi xe máy mà hóa ra dài vô tận, không thể đi nhanh hơn vì gió lạnh sẽ thốc vào lạnh hơn, cũng không thể đi chậm vì như thế sẽ từ từ mà “tận hưởng” cảm giác lạnh đi dần vào trong xương.

Lại sợ nhất những buổi tối kết thúc ca chiều, là lúc 22g. Ra về vẫn như thế, vẫn trùm kín và ấm áp là thế, nhưng gió đêm lạnh, cứ ngấm dần vào trong người, tê tái hết cả. Có những buổi sáng hay tối có khi trời đổ mưa phùn, hoặc mưa to, không khí không lạnh lắm, nhưng nước bắn vào người cũng khiến cho cơ thể lạnh theo một cảm giác khác. Hơn nữa, khách sạn chỗ tôi làm đối diện biển. Bình thường đi bằng đường khác tránh đoạn đường có biển, có hôm nổi hứng, đi thử đoạn đường có biển [vì nghĩ nhanh hơn], ai ngờ gió biển thổi lồng lộng lạnh te tái, tới chỗ làm rồi mà tay chân mặt mũi cứng ngắt, trắng bệch vì lạnh. Nói tóm lại vào mùa đông duy nhất [cho tới giờ] ở Quy Nhơn năm đó, không ngày nào tôi không thoát khỏi cái lạnh.

Càng sợ hơn khi đó là quãng thời gian vừa chia tay tình yêu đầu. Với suy nghĩ người cách có mười mấy cây số mà trong cái lạnh như thế này tôi đã không còn được nghĩ đến, không còn được quan tâm hay nhận được sự quan tâm… nên đã lạnh còn lạnh hơn, bên ngoài cơ thể lạnh vì thời tiết, bên trong tâm hồn cũng lạnh giá… Cảm giác buổi tối phóng xe về trên đường vắng, mưa tới tấp vào mặt, nước đổ xuống lạnh và đau trên tay, người thì run cầm cập, đã thèm lắm một lời hỏi han… Lạnh đến cô đơn và buốt lòng!

Dường như những ngày đông thường kéo dài hơn những ngày mùa khác. Tôi đã thấy thật lâu cho những ngày dài chờ mãi để hết đông, để hết lạnh, để được tới tết, được gặp bạn bè, những người hay đi chơi với tôi khi tôi còn ở Sài Gòn… Vì tôi đợi nên thấy thời gian trôi chậm? Hay vì lòng tôi lạnh giá nên tôi thấy lâu đến lúc ấm áp?

Bây giờ đã thêm mấy mùa đông ở Sài Gòn trôi qua, năm nay đông lại đến… Sài Gòn vẫn như thế, không có nhiều dấu hiệu nhận biết đông sang, vẫn lúc nắng lúc mưa, trời thỉnh thoảng mới có chút se lạnh. Chỉ khi đi trên đường, thấy mọi người trang trí Noel cho các cửa hàng, khu mua sắm,… lại nhớ đến mùa đông năm nào, những khoảnh khắc từng muốn quên đi ùa về, như nhắc mình đã từng có quãng thời gian cô độc và lạnh giá như thế!

Chỉ là ký ức cũ!

Video liên quan

Chủ Đề