Kẻ chợ nghĩa là gì

Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

Định nghĩa - Khái niệm

kẻ chợ tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ kẻ chợ trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ kẻ chợ trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ kẻ chợ nghĩa là gì.

- d. Kinh đô. Nơi thành thị: Người kẻ chợ.
  • Việt Vinh Tiếng Việt là gì?
  • nhùng nhằng Tiếng Việt là gì?
  • nhay nháy Tiếng Việt là gì?
  • Lam Sơn thực lục Tiếng Việt là gì?
  • Bình Chuẩn Tiếng Việt là gì?
  • khôi giáp Tiếng Việt là gì?
  • manh mối Tiếng Việt là gì?
  • Trung Hà Tiếng Việt là gì?
  • tức máu Tiếng Việt là gì?
  • nhân dạng Tiếng Việt là gì?
  • Thành Mỹ Tiếng Việt là gì?
  • sùi sụt Tiếng Việt là gì?
  • bình dân Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của kẻ chợ trong Tiếng Việt

kẻ chợ có nghĩa là: - d. . . Kinh đô. . . Nơi thành thị: Người kẻ chợ.

Đây là cách dùng kẻ chợ Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ kẻ chợ là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Thật ra thì thành ngữ "dân kẻ chợ" hay "người kẻ chợ" hình thành bởi cách gọi của những người lạ lẫm từ xa đến Hà Nội. Dĩ nhiên thế. Chẳng người Hà Nội nào tự gọi mình như vậy, kể cả những người ngồi chợ bán hàng trải qua nhiều đời. Dù không hẳn một định nghĩa, nhưng gọi ai là "dân kẻ chợ" cũng gần như ám chỉ họ là người buôn bán, tháo vát nhưng ít học.

Mảnh đất Thăng Long từ ngàn xưa đã có tên gọi là "Kẻ chợ". Tên gọi này xuất phát từ nghĩa đen là nơi quanh năm chợ búa buôn bán mà thôi. Dấu vết của nó cho đến bây giờ vẫn còn ở tên gọi hơn 50 con phố trong nội thành bắt đầu từ chữ "Hàng". Những Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Điếu, Hàng Thùng, Hàng Gà, Hàng Cót... từng con phố ấy bắt đầu có tên gọi bởi nó gắn liền với từng phường, hội kinh doanh, sản xuất cụ thể. Truyền thống đặt tên phố như vậy còn tiếp diễn cho đến tận năm Ất Dậu [1945] bằng con phố có tên Hàng... cuối cùng ra đời là phố Hàng Cháo. Năm đói, người ở mạn Phủ Lý, Hà Nam kéo nhau ra Hà Nội làm thuê khá nhiều. Vài người tháo vát mua dụng cụ nấu cháo bày bán ngay trên phố cho người lao động. Tên phố Hàng Cháo từ đấy mà ra và còn lại cho đến hôm nay.

Trải qua nhiều trăm năm Hà Nội, chữ "Kẻ chợ" giờ đây gần như không còn ai dùng nữa. Hà Nội trong khoảng gần trăm năm nay không chỉ là nơi buôn bán đơn thuần mà đã trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước. Nó cũng là nơi tập trung của nhiều ngành nghề sản xuất và nhiều hoạt động văn hóa, khoa học. Thế nhưng nếu hiểu chữ "Kẻ chợ" như là nơi tập trung chẳng thiếu thứ gì thì Hà Nội vẫn đúng là như vậy.

Mảnh đất nào thì cũng vậy thôi, nó phải phục vụ lợi ích của con người. Cái hạt nhân cơ bản của đất là con người phải tìm cho ra cách ứng xử với nhau và với chính mảnh đất ấy. Người Hà Nội có lợi thế hơn người những nơi khác là đã trải qua hơn một nghìn năm đô thị. Kinh nghiệm ứng xử tích lũy dày dặn qua mười thế kỷ như vậy không dễ gì cho ta nắm bắt được trong thời gian ngắn. Đã thế, những biến chuyển của lịch sử lại đặt ra yêu cầu thay đổi hằng ngày. Có những thay đổi đến tận gốc rễ như sau năm 1954, cuộc cải tạo công thương triệt để đến mức xóa bỏ hoàn toàn kinh tế thị trường. Tất cả các nhà tư sản đều mang tài sản, máy móc, nhà cửa của mình nhập vào công ty hợp doanh. Chỉ đến những năm sau đổi mới, ở Hà Nội mới chính thức bắt đầu khởi động một vòng quay mới của kinh tế thị trường.

Giống như mọi đô thị trong cả nước, Hà Nội thường xuyên tiếp nhận một lượng người nhập cư khổng lồ trong khoảng vài chục năm nay. Nết ăn, thói ở va đập hằng ngày với những điều mới mẻ. Người Hà Nội cả cũ và mới hơn có cách ứng xử nhẹ nhàng thân thiện gần như không bao giờ tạo khoảng cách. Chính vì thế dưới mắt những người mới nhập cư, họ luôn chiếm được cảm tình. Đơn giản bằng cách luôn nhã nhặn lắng nghe và đặt mình vào những hoàn cảnh tương tự. Tất nhiên cũng không thể nói rằng thái độ ứng xử ấy luôn luôn là một chọn lựa tốt. Nó sẽ không tác động trực tiếp vào những đối tượng cần phải uốn nắn. Rất dễ bị hiểu lầm, chí ít là thờ ơ với cái xấu. Câu chuyện "bún mắng, cháo chửi" gần đây xuất hiện ở Hà Nội là một thí dụ như vậy. Rất nhiều người ở nơi khác lên án mạnh mẽ cách cư xử của mấy người bán hàng thô lỗ nhưng người Hà Nội dường như lại im lặng và... chấp nhận?

Người Hà Nội sẽ nói gì khi không còn gì để nói? Mắng chửi nhau ngoài chợ trong thời kỳ kinh tế đất nước còn khó khăn đã từng là nỗi kinh hoàng của thị dân nơi đây. Ngày ấy chữ "Kẻ chợ" được gắn cho Hà Nội cũng không ngoa lắm. Chen hàng, xô đẩy, thậm chí rút guốc tiến công là chuyện xảy ra hằng ngày đã đưa văn hóa ứng xử của người Hà Nội xuống tận đáy. Nhưng rất may, hết thời đói khổ mọi việc lại quay về nếp cũ. Bây giờ rất hiếm khi nghe thấy những xích mích to tiếng ngoài đường. Ai ở Hà Nội đủ lâu sẽ tự biết cách hòa mình vào dòng chảy sinh hoạt điềm đạm của thị dân nơi đây. Thế nhưng có một việc gây nhức nhối cho "người kẻ chợ" bây giờ là cách ứng xử với thiên nhiên, với di sản văn hóa, kiến trúc.

Đầu tiên có thể nhắc tới là nạn rác thải. Không chỉ rác sinh hoạt mà đến cả rác thải từ các công trường xây dựng cũng thường xuyên bị ai đó đổ trộm trên phố. Khách vãng lai vứt rác bừa bãi trên đường, dân bản địa cũng góp phần không kém. Những công viên, vườn hoa, điểm sinh hoạt công cộng là nơi thường xuyên bị vứt rác. Ngày lễ, ngày Tết là thời điểm rác rưởi tràn ngập. Những hồ nước, mương nước, sông ngòi cũng chẳng ai tha. Người vứt rác hình như có tâm lý tùy tiện nếu như nơi đó không phải nhà mình. Và như thế Hà Nội dĩ nhiên cũng không phải của mình?

Cho nên ngoài việc vứt rác còn có chuyện lớn hơn. Đó là những công trình xây dựng không kém phần bừa bãi chỉ nhằm mỗi một mục đích kiếm chác của chủ đầu tư mà thôi. Nhiều di sản văn hóa tín ngưỡng, kiến trúc cũng được tô vẽ sửa sang tùy tiện hướng đến mục đích ngày một to lớn dị thường. Thật ngạc nhiên là chưa có một công trình kiến trúc văn hóa nào mới xây vượt qua được cả về công năng lẫn thẩm mỹ của Nhà hát Lớn Hà Nội, xây từ cách đây hơn một trăm năm [1911]. Hình như "văn hóa kẻ chợ" vẫn là thành ngữ sẽ còn được dùng lâu dài nếu như mỗi người Hà Nội không tự nhìn lại mình.

Nhà văn ĐỖ PHẤN

Phóng viên - 11/01/2019 | 7:40 [GTM + 7]

Cái tên Kẻ Chợ có từ rất lâu trước khi người phương Tây vào Hà Nội

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Kẻ Chợ là tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa, mà người phương Tây đến đất này quen gọi từ thế kỷ XVI. Nhiều ghi chép cho thấy, Thành Đại La xưa đã là một cái chợ của cả lưu vực sông Hồng. Người dân tứ xứ đến định cư ở đây, đầu tiên cốt để buôn bán và dần dần tụ họp theo phường nghề.

Đây chính là cơ sở để hình thành các phố “hàng” trên đất Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt hơn cả, ngay từ tên gọi Kẻ Chợ chỉ được dành duy nhất cho đất Thăng Long, còn ở tất cả các Kẻ khác đều gọi là Kẻ Quê. Tại sao lại có sự khác biệt này?

Trước hết, hãy cùng đến với câu chuyện về lịch sử ra đời tên gọi Kẻ Chợ từ nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến.

“Cái tên Kẻ Chợ đầu tiên chỉ dùng cho những kv buôn bán ở Thăng Long,nhưng sau này từ Kẻ Chợ cũng coi như từ dân dã gọi thay từ Thăng Long. Cái tên Kẻ Chợ ra đời từ bao giờ? Chắc chắn Kẻ Chợ ra đời sau những Kẻ và vùng Kẻ. Bởi vì các vùng Kẻ và kẻ là những khu vực cổ của Thăng Long – Hà Nội xưa và có các Kẻ thì mới có Kẻ Chợ. Chỉ biết cái tên Kẻ Chợ dc đưa vào trong sách là của tác giả Trịnh Kính Hòa khi ông này nói rằng tên Kẻ Chợ đầu tiên được đưa vào cuốn sách có tên là Về Châu Á, xuất bản năm 1521.

Tuy nhiên tên Kẻ Chợ xuất hiện từ trước đó vì phải xuất hiện từ trước đó thì người ta mới có để đưa vào sách. Kẻ Chợ ngày xưa phiên âm theo tiếng nước ngoài, có rất nhiều phiên âm khác nhau, nhưng người Việt Nam phiên ra thì gọi là Kẻ Chợ vì từ Kẻ vốn đã có từ trước đó, Kẻ có nghĩa là vùng, nơi chốn, 1 địa danh cụ thể và kèm theo sau đó là tên riêng của vùng hoặc làng đó

Có 1 người nghiên cứu khá sâu về Kẻ Chợ đó là giáo sư Trần Quốc Vượng, ông có nói là trước thế kỷ 16 chỉ có Thăng Long mới gọi là Kẻ Chợ, còn các Kẻ khác gọi là Kẻ Quê vì chỉ có Thăng Long mới là nơi mua bán trao đổi hàng hóa lớn nhất và gần như duy nhất còn các chợ khác rất nhỏ, họp hàng ngày phục vụ nhu cầu cư dân vùng đó, còn chợ mua bán trao đổi hàng hóa với cả nước ngoài thì chỉ có ở Thăng Long. Cái tên Kẻ Chợ này chưa bao giờ được đưa vào các văn bản chính thống của các Nhà nước phong kiến mà cái tên Kẻ Chợ chỉ dc gọi trong dân gian.

Cái tên Kẻ Chợ dc lưu hành trong dân gian và kéo dài cho đến tận ngày nay khi 1 số nhà nghiên cứu vẫn quen gọi Thăng Long là Kẻ Chợ, chỉ có điều không biết chính xác Kẻ chợ có từ bao giờ. Nhưng có thể khẳng định Kẻ Chợ muộn nhất cũng xuất hiện vào đời Lý, nghĩa là cách đây hơn 1000 năm".

Trong sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi đã nói đến một khu vực chợ lớn ở Thăng Long, vì thế có thể tên Kẻ Chợ xuất hiện trong dân từ thời Lê vào thế kỷ XV.

Tên Kẻ Chợ ban đầu chỉ để gọi riêng khu buôn bán để phân biệt với khu Hoàng thành của Vua Lê. Dần dần tên Kẻ Chợ được dùng chung cho cả kinh thành Thăng Long.

Chợ trong ngày hội đình [Tư liệu ảnh Bắc Bộ cổ]

Chợ là nơi bán mua, nhưng dần dần theo cách mà người ta đến với nơi này cũng như những nét riêng tích tụ cùng thời gian, chợ trở thành một không gian văn hóa. Đây là cũng một trong những đặc điểm nổi bật của Thăng Long – Kẻ chợ, được Tiến sĩ Trần Hữu Sơn – Viện trưởng viện văn hóa ứng dụng, Phó chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam nhấn mạnh:

"Gọi là Thăng Long – kẻ Chợ chúng ta thấy là do Thăng Long có những đặc trưng văn hóa, địa hình khác, tạo ra đặc điểm văn hóa. Trước hết, Thăng Long- Thủ đô của nước Đại Việt cho đến sau này đều có đường sông bao bọc nên chợ hình thành trên các tuyến đường sông, nên có từ chợ búa là như vậy.

Thứ 2 là thành của TL chủ yếu là vua và các quan ở, phía ngoài thành là dân ở , nên dân bao giờ cũng mang tiếp tế đến bán ở các chợ, nên tất cả các cửa thành đều là các chợ, hầu hết các cửa bắc đông tây đều là chợ cả, nên chúng ta có các chợ như cửa bắc, cửa nam, cửa đông…, tạo ra sự giao lưu giữa nội thành – ngoại thành, đô thị -nông thôn và tạo ra nếp sống đô thị sôi động của kẻ chợ.

Đặc điểm văn hóa của Kẻ chợ xưa đặc trưng bên cạnh sự mua bán là ng dân đến chợ còn có nhu cầu giao lưu, trao đổi tình cảm. Thì sự trao đổi tình cảm thể hiện ở những sinh hoạt văn hóa như hát xẩm, các bài hát.. đều tổ chức ở những góc của chợ, rồi bán nhạc cụ, rồi kể cả các quán ăn.

Không chỉ giải quyết vấn đề ăn mà còn là gặp gỡ, trao đổi thông tin với nhau, nên đều tập trung đông người, người ta hỏi nhau về cuộc sống của họ hàng, diễn biến của triều đình, những biến cố, ngay cả tin giặc dữ ra sao, vấn đề đánh bạc ntn thì cũng đều được bàn bạc ở các trung tâm chợ này".

Phát triển theo thời gian, chợ ở Thăng Long - Hà Nội qua các thời đã có đến hàng trăm chợ to nhỏ. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến tiếp tục điểm qua quá trình phát triển của Thăng Long - Kẻ Chợ.

“Kẻ chợ xuất phát từ ban đầu là ở Thăng Long có rất nhiều chợ. Chợ họp theo kiểu đông người mua bán và trao đổi hàng hóa xuất hiện vào khoảng năm 1035. Chợ đầu tiên của Thăng Long gọi là chợ Tây Nhai, nay nó tương ứng với chợ Ngọc Hà. Chợ Tây Nhai ngày xưa được mô tả là nó rất dài, do vua Lý Thái Tông lập ra.

Trong suốt quãng thời Lý chuyển sang triều Trần , Thăng Long rộng ra, người dân đông hơn thì phát sinh ra rất nhiều chợ, đến đời Trần Thăng Long có khoảng 8 cái chợ lớn nằm rải rác khu vực quanh kinh thành, chợ không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà còn là nơi gom hàng ở các vùng miền mang về và chợ Thăng Long thời Lý Trần cũng đã là nhộn nhịp và họp làm nhiều phiên trong tháng.

Trong những cuốn sách của Phan Huy Chú hay Phạm Đình Hổ thì cũng nói là tùy theo các chợ mà có các phiên họp khác nhau và chợ ở Thăng Long có đặc điểm là ngày nào không có phiên thì không hợp, phải đúng ngày có phiên mới họp, và chợ như 1 ngày hội, ngoài bán hàng, quà bánh và 1 số sản phẩm khác thì còn có các trò chơi giải trí.

Như xem bói, hát xẩm, sau này có cả những người ở phía nam Trung Quốc sang bán thuốc người ta vừa biểu diễn, ảo thuật vừa bán thuốc. Chợ Thăng Long theo thời gian cũng được phân hóa, mỗi chợ bán riêng 1 thứ, ví dụ có những câu ca dao là bán mít chợ đông, bán hồng chợ tây, bán mây chợ huyện, bán quyến chợ đào- tức là bán lụa ở phố hàng đào.

Mỗi chợ ở Thăng Long Kẻ Chợ lại có những nét riêng, làm nên sự phong phú, thú vị mà sau này, rất nhiều nhà nghiên cứu hay cả những nhà văn, nhà thơ đều không thể bỏ qua khi nói về văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Ví dụ góc nhìn độc đáo của Nhà văn Thạch Lam khi gọi chợ Đồng Xuân là cái “bụng” của thành phố và ví von "Tất cả của ngon vật lạ các nơi đều đem đến đây để hiến cho sự thưởng thức sành sỏi của người Hà Nội".

Một phiên chợ Bưởi xưa

Ngoài ra Hà Nội còn có những chợ xưa như Cửa Nam, Hàng Da, Dừa, Mơ, Hôm, Bưởi…Đặc biệt phải kể đến là chợ Bưởi – một chợ lớn ven đô từ thế kỷ XV, của thợ làm giấy và dệt lụa các làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, Nghĩa Đô, Bái Ân, Trích Sài. Bên cạnh giấy moi, giấy bản, giấy thị, giấy lệch, giấy sắc của các làng giấy còn có lĩnh Trích Sài, vải Nghĩa Đô, kẹo nha An Phú, cây cảnh Tây Hồ.

Theo nhà văn Tô Hoài, giáp tết chợ Bưởi còn có phiên chợ bán trâu, bò từ các nơi đưa đến phục vụ cho bà con mổ thịt cúng ông bà hàng dầu Vũ Phục - Thần Hoàng của vùng. Chợ Bưởi vẫn tồn tại cho đến ngày nay nên với người HN, nhắc đến chợ ở Hà Nội là nhắc đến chợ Bưởi. Một số thính giả chia sẻ:

“Người Hà Nội thích đi vòng Hồ Tây, cái đường ven hồ mới mở đẹp sạch lên đến đầu kia ngày xưa gọi là Kẻ Bưởi, nhưng bây giờ tên mới là Lạc Long Quân, để ngắm cảnh và mua những thứ mà mình thích ví dụ trên đó có cá vàng rất nhiều, có chim cảnh, đến phiên chợ thì họ họp chợvà bán những thứ đặc sản của họ.

Họ cũng bán hoa quả trái cây mà họ dùng được ví dụ như cam, bưởi hoặc là có những trường hợp như những thứ bánh như bánh nếp, bánh tẻ, những cái đấy là món ăn dân dã. Phiên Chợ Bưởi ngày xưa gọi là kẻ Chợ là ngày rằm, mùng một, một tháng hai phiên. Có những đặc sản gì đó thì ng ta mang đến bán.

Chợ dạo trước và chợ bây giờ, nếu như là các chợ truyền thống thì hầu như tất cả hình thức có thể thay đổi nhưng nội dung thì không thay đổi. Vì những chợ buôn bán lớn đều phải có giấy phép kinh doanh, kể từ thời thuộc pháp đến bây giờ cũng đều phải có. Chỉ có những cái chợ ở địa phương hoặc các vùng thì thôi thì bán cái gì thì ng dân ng ta mua cái ấy, có nhu cầu thì người ta mua. Người nào thiếu rau thì mua rau, thiếu mắm thì mua mắm, thiếu thịt thì mua thịt”.

Qua nhiều biến thiên, nhiều chợ của Hà Nội này không còn, chỉ có dấu vết hoặc trong ca dao, dân ca và lời kể của người già. Đó là chợ Võng Thị. "Rượu nồng hương mới chín, lũ túy ông tất tưởi dáng sang đò". Chợ Yên Quang, xưa ở khoảng giữa phố Quán Thánh thì "Phiên rằm chợ chính Yên Quang .Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua".

Còn giữ được nhiều nếp xưa nhất là chợ Bưởi và chợ Mơ, nhưng để phù hợp với cuộc sống hiện đại, những chợ này ngày nào cũng họp. Nhiều chợ cổ đều đã bị thay đổi hoặc phá bỏ, nhường chỗ cho con đường mới mở chạy qua hoặc đều đã được xây dựng lại thành những trung tâm thương mại, siêu thị sầm uất và khang trang, hiện đại hơn. Khung cảnh chợ họp trên bến dưới thuyền giờ chỉ còn là hoài niệm.

Và hoàn toàn không phải vô lý và ngẫu nhiên khi hầu hết các chợ lớn ở Hà Nội xưa đều gắn liền với một tập tục, với một làng nghề thủ công truyền thống nào đó bởi “buôn có bạn bán có phường”. Những nét văn hóa, những phong tục xưa giờ đã phôi phai ít nhiều. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có quyền quên lãng.

Video liên quan

Chủ Đề