Vợ đầu liên khui thìn là ai

Ngoại trừ Liên Khui Thìn, có lẽ khó ai có thể hiểu chính xác nỗi lòng của Tăng Minh Phụng 20 năm trước khi đứng trước vành móng ngựa nghe kết án cho chính những hoài bão, mộng tưởng của mình và cùng lúc chứng kiến sự nghiệp tan vỡ, vợ theo chồng vào tù, con cái bơ vơ giữa cuộc đời….

Bạn đang xem: Vợ của tăng minh phụng là ai


Cựu tử tù Liên Khui Thìn [phải] và tác giả


Đại gia “bốn không” Cựu tử tù Liên Khui Thìn rất đúng hẹn. Ông cắt ngắn đợt chữa bệnh ở Nha Trang bay vào TPHCM. Sau bao thăng trầm, ông vẫn thế, luôn lấy chữ tín làm đầu. Đó là chìa khóa giúp ông từ một thương lái trở thành ông chủ tập đoàn Epco hùng mạnh đầu thập niên 90 của thế kỷ trước với doanh số xuất nhập khẩu gần 200 triệu USD/năm và sản phẩm có mặt ở hầu hết các thị trường khó tính trước khi nó đổ sụp chôn vùi chính ông.

Từ văn phòng đặt trên tầng 18 của một cao ốc bên sông Sài Gòn, Liên Khui Thìn lặng lẽ nhìn sang bán đảo Thủ Thiêm. Hơn 25 ha đất trước kia là tài sản của ông bây giờ không rõ đã thuộc về ai. Nhắc đến Đại án Epco – Minh Phụng đình đám một thời, Liên Khui Thìn lại ngậm ngùi nhớ Tăng Minh Phụng. Ông Thìn còn nhớ rất rõ lần đầu tiên Tăng Minh Phụng sang Công ty Epco tìm ông. Thời điểm ấy ông Phụng đang cần gấp một số lượng lớn ngoại tệ. Epco thì đang xuất nhập khẩu trực tiếp hải sản nên ngoại tệ luôn dồi dào. Vì vậy, hai công ty vẫn thường xuyên giao dịch mua bán ngoại tệ với nhau. Ông Thìn nhớ lại: “Nghe nhân viên thường trực báo anh Minh Phụng đến, tôi mời lên ngay. Anh Minh Phụng có khuôn mặt phúc hậu, nói năng nhỏ nhẹ, đặc biệt là ăn mặc rất giản dị dù đang làm chủ một công ty may gần 10 nghìn công nhân. Hồi đó, Công ty may Minh Phụng gần như thống lĩnh thị trường Đông Âu và Liên Xô [cũ]…”.

Tăng Minh Phụng xin phép vừa ăn sáng vừa bàn công việc. Liên Khui Thìn bất ngờ khi thấy Minh Phụng móc trong túi xách một ổ bánh mỳ ăn ngon lành, vừa ăn vừa bàn chuyện làm ăn rôm rả. Một lần khác, ông Liên Khui Thìn sang tìm Tăng Minh Phụng. Hai người bàn bạc đủ thứ chuyện, đến lúc bụng đói cồn cào thì đã xế trưa. Tăng Minh Phụng mời ông Thìn ở lại ăn trưa và nhờ một nhân viên xuống mua 2 dĩa... bánh cuốn. Nhiều lần Tăng Minh Phụng đi cùng ông Thìn qua Úc, Hàn Quốc tìm thị trường, trong hành lý Minh Phụng bao giờ cũng nhét đầy… mỳ gói.

Cùng xuất thân hàn vi và chung chí hướng, cả hai thân thiết như anh em ruột. Tăng Minh Phụng trở thành phó tướng của Liên Khui Thìn trong tập đoàn Epco. Ông Thìn kể, chưa bao giờ ông thấy Tăng Minh Phụng uống rượu, bia. Vì phép lịch sự, Minh Phụng chỉ nâng ly rồi đặt xuống. Cà phê, thuốc lá Phụng cũng không “dính”. Chuyện gái gú, quan hệ ngoài luồng thì càng không để lại điều tiếng gì dù công ty Minh Phụng có hàng nghìn nữ công nhân, trong đó có nhiều cô rất xinh.

Bị cáo Tăng Minh Phụng trong phiên tòa xét xử vụ đại án kinh tế Epco – Minh Phụng

Đến bây giờ, có về khu Bình Thới, Đầm Sen [quận 11] gặp những người lớn tuổi hỏi về Bảy Khùng hay Bảy Phụng, hầu như ai cũng biết. Tăng Minh Phụng thuở ấy lem luốc cỡi chiếc xe máy cà tàng rong ruổi trên những con đường bụi mù, phía sau chất đầy quần áo, giày dép tự sản xuất bỏ mối cho các sạp trong chợ Tân Bình. Khởi nghiệp từ một tổ hợp nhỏ lẻ, Minh Phụng nhanh chóng phát triển công ty may Minh Phụng thành một tập đoàn hùng mạnh đầy với 15 phân xưởng sản xuất, gồm 10 phân xưởng may mặc, một phân xưởng nhựa, một phân xưởng dệt gòn, một phân xưởng bao bì PP, một phân xưởng thiết kế mỹ thuật cho hàng hóa ngành may, một phân xưởng thiết kế vi tính và gần 10.000 công nhân. Khác với nhiều đại gia ngông cuồng tiêu tiền “chùa” như rác, ăn chơi trác táng, Bảy Phụng sống đạm bạc. Buổi trưa, ông ăn uống qua quít cùng anh em công nhân và nhâm nhi ly trà đá chờ đến giờ lên ca.

Chơi dao đứt tay

Năm 1992, Minh Phụng chuyển sang đầu tư vào đất đai. Liên Khui Thìn bảo đó là khúc cua định mệnh. Cuộc khủng hoảng kinh tế cuối thế kỷ trước đã manh nha. Thị trường truyền thống bị thu hẹp sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ làm công ty Minh Phụng chao đảo. Epco cũng lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Nhiều đối tác nước ngoài trước kia đồng ý bán hàng trả chậm từ 1 -2 năm thì đồng loạt rút ngắn thời hạn còn 3-6 tháng. Doanh số xuất nhập khẩu của Minh Phụng, Epco tụt dốc thê thảm, từ vài triệu USD xuống còn vài trăm nghìn USD mỗi tháng.

Thay vì thu hẹp sản xuất, không đành lòng sa thải công nhân đã gắn bó với mình, Tăng Minh Phụng quyết tìm hướng đi mới để duy trì hoạt động của các phân xưởng dù doanh nghiệp chưa có chức năng và bản thân ông chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà đất.

Xem thêm: Mỡ Trong Máu Bao Nhiêu Là Cao ? Những Lưu Ý Quan Trọng Để Hạ Mỡ Máu

Ngay từ đầu, Minh Phụng đã quyết không làm ăn kiểu “cò con”. Toàn bộ nhà đất của công ty Minh Phụng, giấy tờ vừa làm xong thì lập tức thế chấp vào các ngân hàng để vay tiền mua thêm. Tài sản càng phình ra thì các khoản nợ càng đè lên vai, trở thành gánh nặng quá sức đối với Minh Phụng vì nhà đất thì không thể bán ngay để kiếm lời.


Trót “phóng lao”, Tăng Minh Phụng và Liên Khui Thìn bèn lập hàng loạt "công ty con". Ông Thìn nói, thực tế đã chỉ ra mô hình tập đoàn kinh tế là đúng đắn để phân tán rủi ro. Công ty con này thua lỗ nhưng công ty con kia có lời thì khoản lỗ sẽ được bên này bù đắp cho bên kia. Thời điểm ấy, ngành ngân hàng quy định hạn mức cho vay tối đa không quá 10% tổng vốn. Một lô hàng trước kia được ngân hàng cho vay 1 triệu USD thì hạn mức vay chỉ còn 200 nghìn USD. Lập 5 công ty con và mỗi công ty chỉ cần 1 hợp đồng nhập khẩu thì Minh Phụng, Epco có thể huy động được 1 triệu USD.

Để huy động thật nhiều tiền, Minh Phụng lẫn Epco sử dụng thủ thuật mua bán lòng vòng giữa các "công ty con", lập hợp đồng mua bán khống… với sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng. Khi vụ án nổ ra, cả Minh Phụng lẫn Epco đều mất khả năng thanh toán số nợ gần 6.000 tỷ đồng và 32,6 triệu USD vì đất đai, nhà xưởng không bán được do thị trường nhà đất đóng băng.

Sau hai phiên tòa chấn động dư luận bấy giờ, ngày về đã không bao giờ trở thành sự thật khi đơn xin tha tội chết của Tăng Minh Phụng không được chấp nhận. Bữa ăn cuối cùng trước giờ ra pháp trường, Minh Phụng không hề đụng đũa. Ông lặng lẽ xin giấy bút để lại bức thư cho con. Liên Khui Thìn may mắn hơn. Sau hơn 1.000 ngày sống thấp thỏm trong khu biệt giam của tử tù, ông được tha tội chết và ra tù sau gần 13 năm chấp hành án.

Doanh nhân Tăng Minh Phụng trong một buổi họp công ty

Tính đến đầu năm 1997, ngoài các nhà xưởng sản xuất, Tăng Minh Phụng có 169 biệt thự, nhà ở, văn phòng các loại. Hệ thống nhà xưởng, kho hàng tại các khu công nghiệp có 78 cái với tổng diện tích hơn 1,2 triệu m2. Đất chuyên dùng hơn 2,6 triệu m2. Nhà đất của Minh Phụng và Liên Khui Thìn có mặt khắp nơi, từ TPHCM đến các tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu... Sau này phát mại tài sản, chủ yếu là bất động sản, các ngân hàng thu về một khoản tiền cực lớn khắc phục được hầu như toàn bộ hậu quả.

Ngày thi hành lệnh bắt và khám xét đối với Tăng Minh Phụng, nhiều cán bộ điều tra vô cùng bất ngờ vì không tìm thấy trong nhà đại gia Minh Phụng tài sản riêng nào có giá trị. Toàn bộ tiền tự có, tiền vay đều là tài sản công ty.

Theo Tiền phong

Link gốc://www.tienphong.vn/kinh-te/epco-minh-phung-qua-hoi-uc-cua-lien-khui-thin-1333873.tpo

1.

Thật ngạc nhiên, trời, trước mắt tôi vẫn là Liên Khui Thìn của những ngày tôi mới vào nghề báo, đã hơn hai mươi năm rồi còn gì. Ngày đó, được “tiếp cận” với anh là điều không dễ dàng. Lúc ấy, tăm tiếng nổi như cồn, đang ăn nên làm ra nên nhiều người chầu chực, nhờ cậy anh là lẽ thường tình.

Gặp lại Liên Khui Thìn, vẫn nụ cười ấy, cặp kính cận và cách nói chuyện nhẹ nhàng. Tôi có cảm giác, anh đã hòa nhập thật sự vào cuộc sống bận rộn của mỗi ngày. Và trong câu chuyện, thỉnh thoảng, anh lại cười, nụ cười của người không còn vướng bận.

Thử hình dung, một người đã từng được xem là một trong những doanh nhân giàu nhất nước, một sớm mai thức dậy, lại thấy mình đang nằm trong khám Chí Hòa, nơi dành cho người tử tù. Cảm giác ấy, rợn người đến thế nào? Ngày định mệnh đó với Liên Khui Thìn là ngày 24/3/1997.

Tôi nhớ trong Luận ngữ có câu: “Điểu chi tương tử, kì minh dã ai; nhân chi tương tử, kì ngôn dã thiện [Con chim sắp chết, tiếng kêu bi ai; người ta sắp chết, lời nói tốt lành]. Trong đời người có nhiều sự cần trải nghiệm, nhưng chắc chắn chẳng một ai muốn trải qua cảm giác ghê rợn khi chạm tay vào cửa tử.

Thời điểm ấy, tôi còn nhớ, anh em báo chí hầu như ngày nào cũng bàn tán về vụ án của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng. Tất nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng có một việc làm của anh, mọi người đều khen “phải đạo”: anh chủ động viết đơn ly hôn vợ. Lỗi tại ai?.

Xem video: Tổng thống Obama nói chuyện với cộng đồng doanh nhân trẻ Việt Nam

Trong hồi ký Hơn nửa đời hư, nhà sưu tập cổ ngoạn lừng danh Vương Hồng Sển, tự nhận: “Lỗi về người đàn ông ham mua sách và mê đọc sách đến quên người vợ trẻ kề bên”. Trường hợp Liên Khui Thìn cũng tương tự. Anh rất say mê làm ăn kinh tế, ngay cả lúc ngủ, nằm mơ, cũng mơ về chuyện kinh tế.

Rồi mọi thứ nhung lụa, chỉ trong phút chốc: “Bừng con dậy thấy mình tay không” [Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều]. Trong những ngày ấy, có những đêm dài dằng dặc anh đã mở mắt trân trân nhìn lên trần nhà để nhận biết, tự nhủ vẫn đang còn đây, đang tận hưởng cảm giác của một con người đang sống.

Và cuối cùng, anh “ngộ” ra rằng, nếu còn được sống, còn được làm việc vì hạnh phúc, niềm vui của người khác mới là ý nghĩa sống đích thực nhất. Sự thay đổi trong nhận thức ấy, tự nó đến dần dần trong những ngày tháng đơn độc mà anh chiêm nghiệm về lẽ được/mất ở đời. Từ đó, lạ thay, như một phép màu và anh tự nhủ rằng, mình vẫn còn có ích cho cộng đồng, vì thế, không việc gì phải buông xuôi.

Rồi có một sự kiện mà anh không ngờ đến: Sáng 8/9/2003, khóa cửa buồng giam lách cách mở. Liên Khui Thìn giật thót. Thế là hết. Chấm dứt một số phận, một đời người. Trời xanh lắm. Nắng xanh lắm. Máu còn nóng, lòng yêu đời còn đầy, vậy mà đã sắp bước chân ra pháp trường. Vào giây phút nghẹt thở khi đối diện với cái chết, điều kỳ diệu lại xuất hiện: anh được lệnh ân xá và chuyển về trại Xuân Lộc.

2.

“Đây là một con người “rắc rối” nhất, “làm phiền” nhất đến cán bộ quản giáo”. Câu nói này, tôi đã nghe nhiều phạm nhân, và ngay cả cán bộ của trại giam Xuân Lộc [Z30A] cũng “nhận định” về Liên Khui Thìn như thế.

Bởi lẽ, những ngày ấy, từ sự thay đổi trong nhận thức lúc nằm phòng giam dành cho tử tù, anh luôn nghĩ phải làm “một cái gì đó” để thay đổi chất lượng sống cho những phạm nhân.

Nhận ra một trong những nguyên nhân khiến phạm nhân dễ bị bệnh đường ruột, sỏi thận nhất là do nguồn nước ngầm chứa nhiều chất vôi, anh lại tự đặt bài toán cho mình: Làm sao để thay đổi, cải thiện?

Với một người có học thức, sau khi đậu tú tài toàn phần rồi sau năm 1975 là Trưởng phòng Khoa học kỹ thuật NVH Thanh Niên - câu hỏi ấy, không khó trả lời. Nhưng trước hết, cần phải có kiến thức cụ thể. Nhờ sự giúp đỡ của cán bộ quản giáo nên mọi điều kiện “cần” của anh được đáp ứng, anh đã lập dự án cải tạo nguồn nước để anh em trong trại được sử dụng nguồn nước sạch.

Do “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, sau hai năm mày mò, thử nghiệm và cuối cùng dự án của anh đã thực hiện mỹ mãn. Lúc ấy, không phạm nhân nào có thể tưởng tượng đến một ngày: nguồn nước tinh khiết được đưa vào tận phòng giam.

Trong trại Xuân Lộc, Liên Khui Thìn còn có thêm một sáng kiến khác, mô hình này, nói như các phạm nhân là rất “tình người”. Bấy giờ, anh em trong trại nếu bị bệnh khó có thể được chăm sóc chu đáo, bởi vừa thiếu thuốc men vừa thiếu bác sĩ, do đường sá vận chuyển xa xôi.

Nhận thấy gần Bệnh viện Đa khoa Biên Hòa còn có mảnh đất lớn, chưa sử dụng đến, anh lập dự án: Trại giam Xuân Lộc cùng bệnh viện phối hợp xây dựng ở đó một khu bệnh xá dành cho người tù. Nếu việc này thực hiện được, phạm nhân không còn phải chuyển đi xa như trước, và các bác sĩ đa khoa cũng có thêm “đất dụng võ”.

Mà việc xây dựng thêm một bệnh viện, bấy giờ nhiều người cũng cho là… hoang tưởng. Thế nhưng, Liên Khui Thìn vẫn không nản chí. Bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có cả mối quan hệ cá nhân, Liên Khui Thìn được ban lãnh đạo cho phép kêu gọi các tấm lòng hảo tâm cùng đóng góp kinh phí thực hiện công trình. Và khu bệnh xá của Z30A đã đi vào hoạt động.

Chỉ với hai công trình đó, tấm lòng và uy tín của Liên Khui Thìn ngày càng được mọi người yêu mến, khâm phục. Nhưng rồi, với bản tính của một người say mê hoạt động, suy nghĩ thực tiễn nên anh lại có thêm một “cú đột phá” cũng không kém phần ngoạn mục.

Chuyện rằng, ngày nọ được thong thả đi chung quanh trại, nhìn cảnh vật trời trăng mây nước, bỗng dưng, anh lại bồi hồi nhớ về năm tháng hoa niên lúc còn ở thị trấn Ninh Hòa. Ngày đó, thầy giáo có giảng dạy câu ca dao: “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”.

Liên tưởng cuộc sống tại trại giam Xuân Lộc, anh càng nung nấu phải thực hiện cho bằng được ý tưởng: “tấc đất tấc vàng”. Thế là, ít lâu sau, mô hình V.A.C đã ra đời với sự góp sức của mọi người, góp phần quan trọng cải thiện đời sống của tù nhân ở trại giam.

Những việc làm hữu ích này, chính là một trong những nhân tố giúp Liên Khui Thìn được giảm án và ra tù trước thời hạn. Ngày Quốc khánh 2/9/2009, với anh, ngày “tái sinh” lần thứ hai trong đời.

3.

Ngày trở về, anh lại trở thành “tâm điểm” của giới báo chí, như chưa hề có những tháng năm biệt tích trong nhà giam. Vì sao? Chính là người đã từng “ăn cơm tù đến mòn răng”, anh luôn đau đáu với câu hỏi: “Vì sao phạm nhân tù dễ dàng tái phạm?”.

Câu trả lời của anh, muốn thay đổi hiện trạng đáng buồn đó, cần phải có: Nhiều hoạt động hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân từ mọi người, từ các ban ngành đoàn thể địa phương, qua đó, tạo điều kiện cho họ có điều kiện hòa nhập.

Trong khả năng của mình, anh đã tìm đến bạn bè, người thân vận động, thuyết phục họ cùng tham gia thành lập quỹ Hoàn lương, sau đó, ngày 23/11/2011 UBND TP.HCM cho phép đổi tên thành “Quỹ Hòa nhập và phát triển cộng đồng”.

Để có được hoạt động nhân văn này, anh kể: “May mắn tôi đã gặp được luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó giám đốc Công an TP.HCM. Tuy mới quen nhưng ông Tạo rất nhiệt tình giúp đỡ tôi trong mọi hoạt động.

Có ba yếu tố tạo nên thành công ban đầu, thứ nhất là sự đồng thuận, chia sẻ của xã hội. Thứ hai là hình thành tổ chức hoạt động chuyên nghiệp, thu nạp, phân phối đúng đối tượng, rõ ràng, minh bạch. Thứ ba là phải làm sao để cơ quan nhà nước và nhất là tổ chức kinh tế tham gia hỗ trợ cho quỹ thực sự”.

Ai đó đã nói câu chí lý: “Giúp cần câu, chứ không giúp con cá”. Mô hình này thiết thực ở chỗ đã tư vấn, trợ giúp pháp miễn phí cho đối tượng Quỹ; kết hợp với ban ngành của Công an TP.HCM tuyên truyền, tọa đàm về hoạt động tái hòa nhập cộng đồng. “Hơn nữa, từng phải ngồi tù nên tôi hiểu hơn ai hết công ăn, việc làm đối với người mãn hạn tù rất quan trọng”, anh cho biết.

Từ đó, trên đường phố TP.HCM nhiều người ngạc nhiên, thích thú khi nhìn thấy xe Bánh mì cộng đồng. Đây là hành động hào hiệp, trợ vốn có hiệu quả mà quỹ đã trao cho đối tượng người hoàn lương, hộ nghèo, cận nghèo thuộc các huyện nội, ngoại thành. Với việc làm nghĩa hiệp này, quỹ Hòa nhập và phát triển cộng đồng đã được UBND TP.HCM, Bộ Công an tặng bằng khen.

Chia tay anh, tôi tò mò đặt thêm câu hỏi: “Hiện nay, Công ty Epco của anh đang hoạt động những gì?”. Anh mỉm cười: “Chúng tôi mở cửa hàng bán trái cây sạch, các loại hạt dinh dưỡng nhập khẩu khẩu từ Úc, New Zealand và Mỹ. Đến nay, đã có 5 cửa hàng ECO FRUITS trên địa bàn TP.HCM”. Tôi gặng thêm: “Vậy đời sống của anh sung túc chứ?”.

Anh cười khà khà trước câu hỏi và nói một câu mà tôi cứ ngỡ nghe nhầm: “Tôi vẫn còn đang ở nhà thuê”. Thì ra, tiếng cười của một người đã từng là tổng giám đốc của công ty thời điểm kim ngạch xuất nhập khẩu 150 triệu USD/năm, đến nay, cũng là một.

Thiết nghĩ, đây là bản lĩnh sống của một con người đã từng là tử tù và tôi biết, để có được điều đó, sau năm tháng thăng trầm nhưng không ngã quỵ, anh đã đứng lên với một nhận thức mới: “Yêu thương chính nguồn năng lượng sống”.

Video: Đại gia mua siêu sim 18 tỉ là "chân gỗ" của Ngọc Trinh?

Video liên quan

Chủ Đề