Việt Nam có bao nhiêu tỉnh Thanh có đường biên giới với Lào

[Bqp.vn] - Các hoạt động giao lưu biên giới đóng góp quan trọng vào việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Trên đây là khẳng định của Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trong cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất.


Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến kiểm tra công tác chuẩn bị Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất tại Quảng Trị, tháng 11/2021.

Phóng viên [PV]: Thưa Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến! Đồng chí có đánh giá như thế nào về tình hình khu vực biên giới Việt Nam - Lào trong những năm vừa qua?

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến: Việt Nam và Lào có chung đường biên giới dài hơn 2.300 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của nước ta [Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum] với 10 tỉnh của Lào [Phongsaly, Luang Prabang, Houaphanh, Borikhamxay, Khammouane, Savannakhet, Saravane, Xiengkhuang, Sekong và Attapeu]. Khu vực biên giới Việt Nam - Lào được hai nước xác định là một trong những khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước, các Ban, Bộ, ngành, nhất là cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân vùng biên hai nước đã chung tay xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển. Đặc biệt là Việt Nam và Lào đã phối hợp rất chặt chẽ trong bảo vệ đường biên, cột mốc, phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới, góp phần xóa đói giảm nghèo, ngăn chặn các hoạt động tội phạm qua biên giới.

Tuy nhiên, hiện nay khu vực biên giới Việt Nam - Lào cũng phải đối mặt với những thách thức, trong đó phải kể đến sự chống phá của các thế lực thù địch ra sức lôi kéo, kích động nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số để hình thành tư tưởng ly khai, di cư tự do, kết hôn không giá thú. Cùng với đó là các loại tội phạm qua biên giới như buôn lậu, ma túy và các thách thức an ninh phi truyền thống như dịch bệnh. Thực tế này đặt ra nhiệm vụ đối với các Ban, Bộ, ngành, nhất là cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân vùng biên hai nước, đó là tiếp tục xây dựng và củng cố đường biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển, xem đây là một mục tiêu chiến lược lâu dài của cả hai nước chúng ta.

PV: Việt Nam và Lào chuẩn bị tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới lần thứ nhất, xin đồng chí cho biết những hoạt động chính trong khuôn khổ chương trình giao lưu? Đồng chí Thứ trưởng có kỳ vọng như thế nào đối với Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất?

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến: Việc tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của hai Đảng, hai Nhà nước về xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển. Chương trình giao lưu cũng nằm trong kế hoạch hoạt động đối ngoại quốc phòng trong năm 2021 của Bộ Quốc phòng hai nước. Trên cơ sở đó, Bộ Quốc phòng hai nước đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các địa phương giáp biên giới tích cực làm công tác chuẩn bị cho giao lưu. Hai bên đã cùng xây dựng và thống nhất kịch bản, nội dung giao lưu. Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất được tổ chức tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị [Việt Nam] và huyện Sepon, tỉnh Savannakhet [Lào] với nhiều hoạt động ý nghĩa, như: Chào cột mốc chủ quyền, chứng kiến tuần tra chung của lực lượng bảo vệ biên giới hai nước, thăm và tặng quà các cháu học sinh Lào và Việt Nam... Bộ trưởng Quốc phòng hai nước cũng sẽ tiến hành hội đàm và ký kết một số văn kiện quan trọng nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng song phương và hợp tác giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước trong thời gian tới.


Lực lượng Quân y Việt Nam và Lào phối hợp khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân khu vực biên giới, tháng 12/2021.

Tôi cho rằng nội dung chương trình giao lưu rất toàn diện, sát với thực tế, là cơ hội để hai nước thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương vốn được xác định là một trụ cột quan trọng của quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Qua đó, góp phần củng cố quan hệ gắn bó keo sơn giữa hai nước, nhất là nhân dân vùng biên hai nước, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm của lực lượng bảo vệ biên giới hai nước chung tay phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn trong bảo vệ đường biên, cột mốc, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển.

PV: Cho đến nay, Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu hữu nghị biên giới ở các cấp độ khác nhau với các nước láng giềng có biên giới liền kề. Đồng chí Thứ trưởng đánh giá như thế nào về đóng góp của những hoạt động này đối với hợp tác quốc phòng nói riêng và quan hệ song phương nói chung giữa Việt Nam với các nước láng giềng?

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến: Trong những năm vừa qua, kể cả khi xảy ra đại dịch COVID-19, QĐND Việt Nam nói chung và Bộ đội Biên phòng [BĐBP] nói riêng đã không ngừng thúc đẩy nhiều hoạt động hợp tác với các nước láng giềng có biên giới liền kề, trong đó phải kể đến các hoạt động tuần tra chung, chia sẻ thông tin, ngăn chặn nạn vượt biên trái phép, đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn dịch bệnh qua biên giới. Bên cạnh đó, các hình thức giao lưu, kết nghĩa cũng được tích cực triển khai ở các cấp với nhiều hình thức phong phú. Cho đến nay, chúng ta đã tổ chức 6 lần Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, 3 lần Giao lưu “Biên cương thắm tình hữu nghị”; tổ chức “Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia” lần thứ nhất cấp Bộ Chỉ huy BĐBP, Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất cấp Bộ Tư lệnh BĐBP, Giao lưu văn nghệ “Sắt son tình nghĩa Việt - Lào” cấp Bộ Chỉ huy BĐBP... Ngoài ra, chúng ta đã tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền địa phương về kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới, chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu văn hóa bản địa, giúp nhau phát triển kinh tế...

Đây là những mô hình giao lưu rất sáng tạo, linh hoạt, thực chất, hiệu quả ở tuyến biên giới của Việt Nam tiếp giáp với 3 nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia. Trong thời gian tới, chúng ta kỳ vọng mở rộng những mô hình giao lưu nói trên sang các nước Tiểu vùng Mê Công và khối ASEAN vì một mục tiêu: Hoà bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển với các nước láng giềng có biên giới liền kề nói riêng và trong khu vực nói chung.

Các hoạt động giao lưu hữu nghị biên giới với nhiều mô hình sáng tạo, linh hoạt, thực chất, hiệu quả đã một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, trong đó ưu tiên mối quan hệ với các nước láng giềng có biên giới liền kề, các nước bạn bè truyền thống, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Các hoạt động này cũng góp phần đưa hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với các nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất hơn, qua đó đóng góp quan trọng vào việc củng cố tiềm lực quốc phòng của mỗi nước, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm của các Ban, Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân vùng biên cùng chung tay xây dựng các tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Cùng Phượt – Khi du lịch đến một tỉnh vùng biên chắc hẳn khá nhiều bạn muốn tới tham quan các cửa khẩu giữa Việt Nam và các nước bạn. Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào dài khoảng 2.340km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Kon Tum. Cùng Phượt tổng hợp toàn bộ các cửa khẩu giữa Việt Nam Lào cho các bạn quan tâm. Phần lớn tuyến biên giới giữa Việt Nam và Lào đều đi qua đỉnh hoặc triền núi và qua rừng rậm nhiệt đới, so với mặt nước biển nơi thấp nhất vào khoảng 300m, cao nhất vào khoảng 2.700m; khu vực các cửa khẩu có độ cao trung bình khoảng 500m, có nơi cao trên 1000m. Giữa hai nước có những dãy núi cao hình thành một đường biên giới tự nhiên: phía Bắc từ A Pa Chải trở xuống là dãy Pu Xam Sẩu, phía Nam từ Thanh Hoá trở vào là dãy Trường Sơn. Một số đèo đã trở thành các cửa khẩu nối liền hai nước, còn trên các đoạn biên giới khác, hầu hết là núi non hiểm trở, đi lại khó khăn.

Việt Nam và Lào có chung đường biên giới kéo dài từ Bắc vào Nam [Ảnh – TuyetTrinh Phan]

©Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả TuyetTrinh Phan, Dương Kều, Tống Khánh, Đặng Nam, Tú Mán, Nguyễn Hữu Hải, Nguyễn Sự, Lê Vũ Tuấn Linh, Ngọa Long, Quyen Chu Van, Đậu Hoàng Song, Георгий Сибуров, Uiii Oice, Khắc Hải, tuan_csdn, Trần Ngọc Thuận, Xuyên Việt, Ngọc Lương, hanh nguyen-van, Luu Thanh Toi nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.

Điện Biên

Điện Biên có 360km đường biên giới giáp nước CHDCND Lào, gồm 27 xã thuộc 4 huyện tiếp giáp với hai tỉnh Phoong Sa Ly và Luangprabang của nước bạn.

Cửa khẩu Tây Trang

Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang [Ảnh – Dương Kều]

Cửa khẩu Tây Trang là cửa khẩu quốc tế nằm trên địa bàn xã Na Ư, huyện Điện Biên. Đây là cửa khẩu nối với tỉnh Phoong Sa Ly của nước bạn Lào qua cửa khẩu Sốp Hùn.

Cửa khẩu Huổi Puốc

Cửa khẩu Huổi Puốc [Ảnh – Tống Khánh]

Cửa khẩu Huổi Puốc nằm trên địa bàn xã Mường Lói, huyện Điện Biên, nối tỉnh Điện Biên và tỉnh Luangprabang thông qua cửa khẩu tương ứng Na Son bên phía Lào.

Cửa khẩu Si Pa Phìn

Đây là cửa khẩu phụ được thiết lập trên địa bàn huyện Nậm Pồ, Điện Biên. Tương ứng với bên nước bạn Lào là cửa khẩu Huổi Lả.

Cửa khẩu Nà Bủng

Đây là cửa khẩu phụ được thiết lập giữa Nà Bủng [Nậm Pồ, Điện Biên] và Lao Phu Chai [Phong Sa Ly, Lào]

Sơn La

Cửa khẩu Chiềng Khương

Cửa khẩu Chiềng Khương [Ảnh – Đặng Nam]

Cửa khẩu Chiềng Khương nằm trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La tương ứng đó bên nước bạn Lào là cửa khẩu Bản Đán thuộc tỉnh Hủa Phăn.

Cửa khẩu Lóng Sập

Trạm kiểm soát liên hợp Cửa khẩu Lóng Sập [Ảnh – Tú Mán]

Cửa khẩu Lóng Sập thuộc địa bàn xã Lóng Sập, Mộc Châu, Sơn La nối với nước bạn Lào thông qua cửa khẩu Pa Hang thuộc tỉnh Hủa Phăn.

Cửa khẩu Nà Cài

Nà Cài chỉ là một cửa khẩu nhỏ, dạng tiểu ngạch [Ảnh – Nguyễn Hữu Hải]

Cửa khẩu Nà Cài là cửa khẩu tại vùng đất bản Nà Cài xã Chiềng On huyện Yên Châu. Cửa khẩu Nà Cài thông thương với cửa khẩu Sop Dung [Sốp Đung] ở Ban Sop Dung huyện Xiengkhor tỉnh Houaphan [Hủa Phăn], CHDCND Lào.

Thanh Hóa

Cửa khẩu Na Mèo

Na Mèo là cửa khẩu Quốc tế với Lào [Ảnh – Nguyễn Sự]

Cửa khẩu Na Mèo là cửa khẩu quốc tế của Việt Nam nằm trên địa bàn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nối 2 nước Việt Lào thông qua cửa khẩu tương ứng Nậm Xôi của tỉnh Hủa Phăn.

Cửa khẩu Tén Tằn

Cửa khẩu Tén Tằn nằm ở Mường Lát, Thanh Hóa. Nơi đây cũng có cột mốc số 281 trên tuyến biên giới Việt Lào [Ảnh – Lê Vũ Tuấn Linh]

Cửa khẩu Tén Tằn nằm trên địa bàn xã Tén Tằn, huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa, nối Việt Nam và Lào thông qua cửa khẩu tương ứng là Xôm Vẳng thuộc tỉnh Hủa Phăn.

Nghệ An

Vùng miền núi tỉnh Nghệ An có 11 đơn vị hành chính cấp huyện và 217 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 27 xã biên giới với 419 km đường biên với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; có 1 cửa khẩu quốc tế, 3 cửa khẩu phụ.

Cửa khẩu Cao Vều

Con đường sang Lào qua Cao Vều [Ảnh – Ngọa Long]

Cửa khẩu Cao Vều nằm trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An tương ứng bên phía Lào là cửa khẩu Thông Phị La thuộc tỉnh Bolykhamxay.

Cửa khẩu Nậm Cắn

Cửa khẩu Nậm Cắn, Kỳ Sơn [Ảnh – Quyen Chu Van]

Cửa khẩu Nậm Cắn nằm trên địa bàn xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An nối 2 nước Việt Nam với Lào thông qua cửa khẩu của tỉnh Xiêng Khoảng.

Cửa khẩu Thanh Thủy [Nghệ An]

Mốc 460 Việt Lào ở cửa khẩu Thanh Thủy [Ảnh – Đậu Hoàng Song]

Cửa khẩu Thanh Thủy nằm trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, cửa khẩu nối Nghệ An với tỉnh Bolykhamxay của nước bạn Lào qua cửa khẩu tương ứng Nặm On.

Cửa khẩu Tam Hợp

Đây là cửa khẩu phụ nằm ở xã Tam Hợp, Tương Dương, Nghệ An nối với nước bạn qua cửa khẩu Thoong Mixay tỉnh Bôlykhămxay, Lào.

Hà Tĩnh

Cửa khẩu Cầu Treo

Cửa khẩu Cầu Treo [Ảnh – Георгий Сибуров]

Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nằm trên địa bàn huyện Hương Sơn, cách Tp Hà Tĩnh khoảng 75km. Cửa khẩu nối với nước bạn Lào thông qua cặp cửa khẩu tương ứng là Namphao thuộc tỉnh Borikhamxay.

Cửa khẩu Đá Gân

Đây là cửa khẩu phụ nằm trên địa bàn huyện Hương Sơn, nối với cửa khẩu tương ứng bên nước bạn Lào là cửa khẩu Nậm Xắc.

Quảng Bình

Cửa khẩu Cha Lo

Cửa khẩu Cha Lo [Ảnh – Uiii Oice]

Cửa khẩu Cha Lo là cửa khẩu Quốc tế nằm trên địa bàn huyện Minh Hóa, Quảng Bình. Tương ứng bên phía Lào có cửa khẩu Naphao thuộc tỉnh Khăm Muộn

Cửa khẩu Cà Roòng

Cà Roòng là một cửa khẩu ít người biết do xa [Ảnh – Khắc Hải]

Cửa khẩu Cà Roòng nằm trên tuyến đường 20 quyết thắng, con đường dài hơn 120km, bắt đầu từ bến phà Xuân sơn, Quảng Bình vượt qua đại ngàn Trường Sơn đến ngã ba Lùm Phùm, huyện Bua La Pha Lào.

Quảng Trị

Cửa khẩu Lao Bảo

Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, cửa ngõ để du khách tới Quảng Trị theo đường 9 [Ảnh – tuan_csdn]

Cửa khẩu Lao Bảo nằm trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị nối Việt Nam và Lào thông qua cửa khẩu tương ứng Den Savanh thuộc tỉnh Savanakhet.

Cửa khẩu La Lay

Cửa khẩu La Lay [Ảnh – Trần Ngọc Thuận]

Cửa khẩu Quốc gia La Lay thuộc địa bàn xã A Ngo, huyện Đa Krong, Quảng Trị nối liền tỉnh Việt Nam với Lào thông qua cửa khẩu tương ứng La Lay của tỉnh Salavan.

Thừa Thiên Huế

Cửa khẩu A Đớt

Cửa khẩu A Đớt [Ảnh – Xuyên Việt]

Cửa khẩu A Đớt là cửa khẩu Quốc gia nằm trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên huế, nối với nước bạn Lào thông qua cửa khẩu Tà Vàng, tỉnh Salavan.

Cửa khẩu Hồng Vân

Cửa khẩu Hồng Vân [Ảnh – Ngọc Lương]

Cặp cửa khẩu Hồng Vân – Cô Tài được đưa vào hoạt động từ ngày 30/5/2003 nối 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Salavan của nước bạn Lào.

Quảng Nam

Cửa khẩu Nam Giang

Cửa khẩu Nam Giang [Ảnh – hanh nguyen-van]

Cửa khẩu Nam Giang nằm trên địa bàn xã La Dê, huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam, nối Việt Nam với Lào thông qua cửa khẩu tương ứng Đắc Tà Ooc thuộc tỉnh Sê Kông.

Cửa khẩu Tây Giang

Cửa khẩu Tây Giang nằm trên địa bàn xã Ch’Ơm, huyện Tây Giang, Quảng Nam. Cửa khẩu tương ứng bên phía nước bạn Lào là Kà Lừm thuộc tỉnh Sê Kông.

Kon Tum

Cửa khẩu Bờ Y

Cửa khẩu Bờ Y, nơi có ngã 3 biên giới giữa 3 nước Đông Dương [Ảnh – Luu Thanh Toi]

Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y nằm trên địa bàn xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, nối với tỉnh Attapu của Lào thông qua cửa khẩu Phu Cưa. Đây cũng là điểm ngã 3 biên giới thứ 2 của Việt Nam và có cột mốc với 3 mặt quay về 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Tìm trên Google

  • Các cửa khẩu giữa Việt Nam Lào
  • cửa khẩu Việt Lào
  • các cửa khẩu với Lào
  • Biên giới Việt Lào
  • danh sách cửa khẩu với Lào
  • cửa khẩu quốc tế với lào
  • cửa khẩu quốc gia với lào

Video liên quan

Chủ Đề