Hướng dẫn các bước giao dịch ngoại thương

Đối với mỗi hàng hóa, quy trình các bước xuất khẩu hàng hóa sẽ có những lưu ý riêng, hàng thông thường so với những hàng có tính đặc thù hơn như dược phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc, mỹ phẩm, khoáng sản,…cũng sẽ có những yêu cầu cũng như chi phí riêng biệt.

Quy Trình Các Bước Xuất Khẩu Hàng Hóa Trong Logistics

Bất kì hàng hóa nào cũng có các bước xuất khẩu hàng hoá cơ bản, cụ thể:

Bước 1: Tìm hiểu về hàng hóa

Là một người kinh doanh xuất khẩu, chủ hàng là người vô cùng nắm rõ về đặc tính, mục đích cũng như giá cá của loại hàng đó. Tuy nhiên ngoài những điều trên, người xuất cần tìm hiểu rõ mã HS code của hàng, loại hàng này có được xuất khẩu sang nước bán hay không, có bị hạn ngạch hay đánh thuế gì đặc biệt hơn không, những giấy tờ nào để được hưởng ưu đãi thuế hay được phép nhập khẩu vào nước bán.

Ví dụ, với mặt hàng vải xuất khẩu sang các nước Asean. Đây là một trong các loại mặt hàng thường để xuất khẩu. Khi thực hiện xuất khẩu, doanh nghiệp cần kê khai rõ ràng đặc điểm của vải, để xác định mã HS của nó. Mặc khác, dù mặt hàng này không bị đánh thuế xuất khẩu, không bị ép hạn ngạch, nhưng vẫn cần xin giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) thì mới được hưởng thuế nhập khẩu vào nước khác. Và đây thường là yêu cầu của người mua với các người xuất của Việt Nam

Bước 2: Tìm hiểu, thống nhất về đơn hàng với người mua, và đặt các dịch vụ liên quan

Khi đã đảm bảo được việc hàng hóa có thể đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu, doanh nghiệp tiến hành thương lượng, đàm phán về giá, chất lượng cũng như điều khoản thanh toán, vận chuyển.

Trong quá trình đó, doanh nghiệp cũng quan tâm khá nhiều các dịch vụ bổ trợ như: Dịch vụ khai hải quan trọn gói, dịch vụ cước biển (hàng không), thủ tục hải quan thông quan hàng hóa. Đây là những chi phí bắt buộc sẽ có trong giao dịch ngoại thương, bên thanh toán phụ thuộc vào hợp đồng quy định.

Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa, giao hàng và hoàn thiện thủ tục thông quan

Không phải lúc nào hàng hóa của doanh nghiệp cũng sẵn sàng chỉ chờ đưa lên container và cho hàng đi. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần tính toán lượng hàng tồn kho, thời gian làm hàng, bốc xếp hàng lên xe để lựa chọn và đặt thời gian sử dụng dịch vụ vận chuyển phù hợp. Sau khi giao hàng cho bên vận chuyển, doanh nghiệp tiến hành lên tờ khai thông quan hàng xuất, có một số loại hình hàng xuất thường được sử dụng như: Xuất khẩu kinh doanh, xuất khẩu phi mậu dịch, hàng cho biếu tặng, hàng bảo hành, xuất hàng gia công… Tùy vào hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp áp mã phù hợp.

Hướng dẫn các bước giao dịch ngoại thương
Alphatrans hổ trợ khách hàng chuẩn bị các bước xuất khẩu hàng hoá tại Sân Bay

Khi truyền tờ khai, hàng hóa sẽ được phân vào 1 trong 3 luồng cơ bản:

  • Luồng xanh: Doanh nghiệp tiến hành nộp thuế, phí và chuẩn bị cho hàng lên tàu
  • Luồng vàng: Doanh nghiệp cần nộp lại bộ hồ sơ hàng hóa, có thể là chứng từ gốc hoặc bản mềm đính kèm qua hệ thống Vnaccs tùy trường hợp. Tại đó, cán bộ hải quan sẽ xem xét lại bộ hồ sơ của doanh nghiệp, nếu hợp lệ hàng sẽ được thông quan và cho xuất. Nếu không hợp lệ, hàng hóa sẽ bị chuyển sang luồng đỏ.
  • Luồng đỏ: Doanh nghiệp sẽ được tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa và nộp lại bộ hồ sơ. Cán bộ hải quan cùng với người thực hiện nhiệm vụ hiện trường của doanh nghiệp tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, xem đã đúng đủ như trong chứng từ chưa. Sau khi xác nhận hàng hóa không có sai phạm, sẽ được thông qua khu vực giám sát để chuẩn bị lên tàu.

Hàng được chấp nhận qua khu vực hải quan giám sát là đã thông quan, và chuẩn bị lên tàu.

Bước 4: Tập hợp bộ chứng từ, thanh toán các dịch vụ

Bộ chứng từ đẩy đủ về hàng hóa, vận đơn sẽ được chuyển lại cho doanh nghiệp xuất khẩu, khi đó bên xuất sẽ tùy vào điều kiện thanh toán để tiến hành nhận lại thanh toán lô hàng.

Bên cạnh đó, với các dịch vụ bên xuất khấu sử dụng, doanh nghiệp tiến hành thanh toán để nhận lại hóa đơn GTGT và làm chi phí đầu vào

Nếu hàng hóa của doanh nghiệp bạn chỉ làm tới CIF, thì thông báo hàng tới và thu hồi tiền hàng là tất cả các việc bạn phải làm. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn giao door to door, bên cũng cấp dịch vụ logistics sẽ tiến hành trao đổi với agent tại nước nhập, để tiến hành thực hiện các công việc còn lại như thông báo hàng đến, làm thủ tục thông quan, rút hàng, trả hàng và đóng thuế hộ. Tất cả tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà các công ty logistics như Alphatrans chúng tôi sẽ đề xuất các phương án cụ thể.

Các Chứng Từ Cần Thiết Để Xuất Khẩu Hàng Hóa Trong Logistics

Bộ chứng từ để xuất khẩu hàng hóa thông thường sẽ gồm:

  • Hợp đồng ngoại thương
  • Hóa đơn thương mại (invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (packing list)
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
  • Giấy phép xuất khẩu (nếu cần với một số mặt hàng)
  • Booking đường biển hoặc đường hàng không
  • Các chứng từ liên quan khác nếu có: tài liệu kĩ thuật, catalog, MSDS, test report,…

Sau khi có đủ bộ chứng từ trên, doanh nghiệp tiến hành khai báo hải quan, đính kèm bộ chứng từ lên hệ thống Vnaccs nếu cần. Tiến hành nộp thuế (nếu có) và thông quan hàng hóa, xuất hàng đi.

Chi Phí Để Xuất Khẩu Hàng Hóa

Trong một lô hàng thông thường, doanh nghiệp sẽ mất một số loại phí sau (trừ các phí liên quan đến sản phẩm, bao bì, đóng gói, tư vấn…) :

  • Phí vận chuyển nội địa: Phí kéo hàng từ kho tới cảng
  • Phí Cước vận tải quốc tế và phụ phí cước quốc tế. Một số phụ phí hay gặp trong đường biển đó là: LSS (phí giảm tải lưu huỳnh), CIC (Phí mất cân bằng container), OW (phí quá tải)….
  • Phí địa phương được trả tại cảng (Local charge): Cơ bản gồm THC 120/ 180(cont 20 DC /40 HC), Bill 40, Seal 10, Telex (nếu có) 35 USD
  • Phí thủ tục hải quan và chứng từ: Giá để mở một tờ khai hải quan giao động từ 600.000 – 1.000.000 đồng/ tờ khai, tùy tại chi cục hải quan mở và loại hàng hóa. Một số chứng từ thông thường hay làm đó là CO (chứng nhận xuất xứ hàng hóa), khoảng 600.000 vnđ, Chứng thu hun trùng, kiểm dịch…
  • Phí bảo hiểm hàng hóa: Với điều khoản CIF nếu khách cần mua bảo hiểm, có các loại A B C (khoảng 0.06%; 0.08%, 0.1%).
  • Phí thủ tục hải quan, vận chuyển nội địa tại nước ngoài, Local charge tại cảng tới, đóng thuế nếu làm điều kiện DDP

Dịch Vụ Hỗ Trợ Xuất Khẩu Hàng Hóa Tại Alphatrans

Đối với hàng hóa xuất khẩu, sẽ có những nhóm dịch vụ chính để chuẩn bị các bước xuất khẩu hàng hoá:

a) Dịch vụ vận tải nội địa

Tại Alphatrans, chúng tôi có hệ thống đầu kéo, xe tải từ 1.25 -10 tấn, xe nâng hạ đầy đủ, linh hoạt, dễ dàng điều động xe cho khách hàng

b) Dịch vụ thủ tục hải quan, bao gồm

  • Mở tờ khai hải quan hàng xuất thường, hàng gia công, hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh…
  • Xin giấy phép xuất máy móc thiết bị, thiết bị y tế, thiết bị chuyên ngành, hóa chất, Xin kiểm tra chất lượng, kiểm tra chuyên ngành, hun trùng, khử khuẩn, kiểm dịch
  • Xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa, C/O form A, Form B, Form D, Form E, Form AK, Form AJ…
  • Hỗ trợ các hoạt động bổ trợ: Hun trùng, kiểm dịch, chứng thư, …

c) Dịch vụ vận tải quốc tế

Hiện tại Alphatrans có agent tại hơn 190 quốc gia, có nhiều tuyến mạnh có thể kể tới như: Trung, Hàn, Nhật, Mỹ, Singapore, Úc, Thái Lan….