Hợp tác xã phải có ít nhất bao nhiêu thành viên

Hợp tác xã là gì? Mô hình tổ chức quản lý của Hợp tác xã như thế nào? LawKey xin chia sẻ bài viết này để bạn đọc hiểu rõ mô hình Hợp tác xã.

Hợp tác xã là gì 

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.

Việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thành lập công ty, đều phải đăng ký tại Cơ quan có thẩm quyền.            

Theo Điều 29 Luật Hợp tác xã 2012, cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc [tổng giám đốc] và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

>> Xem thêm: Nguyên tắc phân phối thu nhập của hợp tác xã

Hợp tác xã là gì

Mô hình tổ chức quản lý Hợp tác xã

Mô hình tổ chức Hợp tác xã gồm: Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc [Ban giám đốc], Ban kiểm soát.

Đại hội thành viên Hợp tác xã 

Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu.  

Đại hội thành viên thường niên phải được họp trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính do hội đồng quản trị triệu tập.

Đại hội thành viên bất thường do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoặc thành viên đại diện của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên triệu tập theo quy định.

Quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội thành viên hợp tác xã được quy định tại Điều 32 Luật Hợp tác xã 2012 và Điều lệ của Hợp tác xã

Hội đồng quản trị Hợp tác xã

Hội đồng quản trị hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người.

Nhiệm kỳ: Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị hợp tác xã do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định nhưng tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.

Kỳ họp: Hội đồng quản trị hợp tác xã họp định kỳ theo quy định của điều lệ nhưng ít nhất 03 tháng một lần do chủ tịch hội đồng quản trị hoặc thành viên hội đồng quản trị được chủ tịch hội đồng quản trị ủy quyền triệu tập.

Hội đồng quản trị họp bất thường khi có yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc [tổng giám đốc] hợp tác xã.

Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 36 Luật Hợp tác xã 2012 và Điều lệ của Hợp tác xã.

Chủ tịch Hội đồng quản trị

Là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và có quyền hạn, nghĩa vụ lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị và phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng quản trị. Chuẩn bị nội dung, chương trình, triệu tập và chủ trì cuộc họp của hội đồng quản trị, đại hội thành viên trừ trường hợp Luật Hợp tác xã 2012 hoặc điều lệ có quy định khác. Chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao. Ký văn bản của hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và điều lệ; Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ.

Giám đốc [Tổng Giám đốc] hợp tác xã

Là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Giám đốc [tổng giám đốc] có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:

–     Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã;

–     Thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của hội đồng quản trị;

–     Ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã theo ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị;

–     Trình hội đồng quản trị báo cáo tài chính hằng năm;

–     Xây dựng phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã trình hội đồng quản trị quyết định;

–     Tuyển dụng lao động theo quyết định của hội đồng quản trị;

–     Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của hợp tác xã.

Trường hợp giám đốc [tổng giám đốc] do hợp tác xã thuê thì ngoài việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ quy định nêu trên còn phải thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có thể được mời tham gia cuộc họp đại hội thành viên, hội đồng quản trị.

>>Xem thêm: Giám đốc hợp tác xã

Ban Kiểm soát

Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên phải bầu ban kiểm soát. Đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên việc thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định.  

Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ.  

Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người.

Nhiệm kỳ của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.  

Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật Hợp tác xã 2012.

>> Xem thêm: Thủ tục giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Trên đây là nội dung tư vấn một số quy định về hợp tác xã LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:

Điện thoại: [024] 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: LawKey – Chìa Khoá Pháp Luật 

Hỏi: 

Điều kiện trở thành thành  viên hợp tác xã là gì?

Trả lời:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất,kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ,tự chịu trách nhiệm,bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. [khoản 1 điều 3 Luật HTX 2012]

Theo quy định tại điều 13 Luật HTX 2012 thì xã viên hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân. Điều kiện cụ thể đối với từng chủ thể để trở thành xã viên hợp tác xã như sau:

a/ Đối với cá nhân:

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012, cá nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có đơn xin gia nhập hơp tác xã; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã: vốn góp của thành viên được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy đinh của điều lệ nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;
  • Cá nhân không có đủ các điều kiện nói trên, cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân đang phải chấp hành hình phạt tù, cá nhân bị Tòa án tước quyền hành nghề do phạm các tội theo quy định của pháp luật và cá nhân đang trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh không được là xã viên hợp tác xã.
  • So sánh quy định tại điểm a Khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012 với khoản 1 điều 17 Luật HTX 2003 ta thấy thành viên hợp tác xã được mở rộng đối tượng là người nước ngoài. Theo đó, “người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” được tham gia hợp tác xã. Quy định này tạo điều kiện cho cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể tham gia hợp tác xã nếu có nhu cầu góp vốn, góp sức, đồng thời tọa thêm khả năng phát triển hơn của hợp tác xã khi mở rộng giao lưu với người nước ngoài.

  Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật hợp tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:

“…1. Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.

3. Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.

4. Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định”.

* Đối với cá nhân là cán bộ, công chức:

Cán bộ, công chức muốn trở thành xã viên hợp tác xã thì điểu kiện trở thành thành viên hợp tác xã được quy định chặt chẽ hơn.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng và điều 20 Luật cán bộ, công chức, thì cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành hợp tác xã. Theo đó, cán bộ, công chức chỉ được phép góp vốn vào hợp tác xã với tư cách người lao động trong hợp tác xã.

b. Đối với hộ gia đình:

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012, hộ gia đình muốn trở thành xã viên hợp tác xã trừ hợp tác xã tạo việc làm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo pháp luật.
  • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dich vụ của hợp tác xã;
  • Có đơn xin gia nhập và tán thành với điều lệ hơp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định của Điều lệ HTX; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;

 Hộ gia đình không có đủ các điều kiện trên không được là xã viên hợp tác xã.

 Việc hô gia đình có thể trở thành thành viên hợp tác xã là sự ghi nhân vai trò kinh tế hộ gia đình, hình thức sản xuất vừa và nhỏ phù hợp với tập quán làm ăn trong nông – lâm – ngư nghiệp và các ngành nghề khác ở nước ta.

c. Đối với pháp nhân:

 Điều 3 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật HTX quy định:

“Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam

1. Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.

2. Pháp nhân Việt Nam khi tham gia HTX phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của HTX. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.

3. Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp [đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền] của pháp nhân đó.

4. Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.

5. Các điều kiện khác do điều lệ hơp tác xã quy định”.

Như vậy, pháp nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu trên sẽ được trở thành thành viên hợp tác xã. Pháp nhân không có đủ các điều kiện trên không được là xã viên hợp tác xã.

d/ Đối với hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã:

Theo quy định tại khoản 2 điều 13 Luật HTX 2012 thì hợp tác xã muốn trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hơp tác xã;
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ hợp tác xã: Vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.        
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.

MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ:

Ưu điểm loại hình hợp tác xã: 

  • Hợp tác xã thu hút được đông đảo các thành viên tham gia, tạo điều kiện cho các cá thể riêng lẻ phát triển trong việc sản xuất, kinh doanh. Mô hình này thể hiện tính xã hội cao.
  • Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.
  • Hợp tác xã là một pháp nhân có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình, các thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Do vậy, các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh khi tham gia hợp tác xã, tránh được tâm lý lo lắng khi có rủi ro xảy ra.

Nhược điểm loại hình hợp tác xã:

Hoạt động kinh doanh theo hình thức hợp tác xã cũng có những hạn chế nhất định như:

  • Do hợp tác xã phát triển theo cơ chế bình đẳng, nên mô hình này thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi của mình khi tham gia quyết định các vấn đề của hợp tác xã không tương xứng với số vốn mà mình đã góp.
  • Có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã do số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông.
  • Khả năng huy động vốn của hợp tác xã không cao so với các loại hình doanh nghiệp khác do nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp của các thành viên và các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác.
  • Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã.
  • Uy tín về tên gọi của Hợp tác xã có thể sẽ là rào cản để nhà đầu tư hay các đối tác nước ngoài không đánh giá cao như mô hình doanh nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề