Sinh xong bao lâu ăn được bún

Sau khi Sinh có được ăn phở không? hay Sau khi Sinh bao lâu thì được ăn bún? có lẻ đây là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm. Bởi các món phở bò, bún bò, bún chả cá, bún mắm… luôn là các món bún khiến bạn thèm đến chảy cả nước dãi. Tuy nhiên, sau khi sinh dường như chế độ dinh dưỡng được kiêng cữ rất kỹ vì vậy dù thèm đến mấy bạn cũng phải nhịn lại. Vậy với bún thì sau, các chị em sinh bao lâu thì có thể ăn lại được? Hãy cùng mautu.net đi tìm câu trả lời nào!

Nội dung chính

  • Sau khi sinh có được ăn bún không?
  • Sau khi Sinh bao lâu thì được ăn bún?
  • Những thực phẩm sau khi sinh nên ăn?
  • Món ăn sau khi sinh giúp mẹ kéo sữa về nhiều
  • Sau sinh có được ăn bún không ?
  • Sau sinh bao lâu thì được ăn bún ?
  • Các mẹ sau sinh không nên ăn bún khi nào ?
  • Bà đẻ mắc các bệnh đường tiêu hóa
  • Mẹ sau sinh bị sốt không nên ăn bún
  • Cách phân biệt bún sạch và bún chứa hóa chất 
  • Video liên quan

Sau khi sinh bao lâu được ăn bún?

Sau khi sinh có được ăn bún không?

Bún là một món ăn truyền thống có từ xưa đến nay. Nó là loại thực phẩm dạng sợi mềm, tròn, trắng trơn và được làm từ nguyên liệu tinh bột gạo. Bún được khá nhiều người yêu thích, bởi những món nước lèo đi cùng với bún dùng để ăn vô cùng đặc biệt, có thể kết hợp được với nhiều thực phẩm khác nhau và mỗi vùng miền có nét đặc trưng riêng.

Một số loại bún được nhiều người yêu thích đó là bún chả cá hà nội, bún mắm miền tây, bún bò huế, bún cá thác lác miền nam, bún giò, bún mắm thịt heo miền trung… Bún có rất nhiều loại, và dường như mỗi miền có một một đặc sản riêng.

Bún là món ăn được khá nhiều người ưa chuộng. Có thể nói bún không hề gây hại hay ảnh hưởng đến tới sức khỏe, đặc biệt đối với các chị em phụ nữ sau khi sinh dậy. Tuy nhiên, đó là các bún truyền thống, được làm từ quy trình thủ công, sử dụng nguyên liệu tinh bột gạo.

Còn đối với bún hiện nay, vì muốn bún được tươi dai, trắng trơn hơn, và đặc biệt có thể để qua đêm hoặc 2,3 ngày vẫn không thiêu nên họ đã sử dụng những chất phụ gia độc hại. Chất phụ gia được tìm thấy trong bún nhiều nhất đó là hàn the, huỳnh quang tinopal, formon, chất tẩy trắng, chất tẩy chua. Những chất này không chỉ gây độc hại đến sức khỏe mẹ và bé và còn tác động đến sức khỏe của những người thường xuyên ăn bún.

Tóm lại, các chị em sau khi sinh dậy có thể ăn bún, nhưng nên lựa chọn cho mình những địa chỉ sản xuất bún an toàn, đảm bảo không sử dụng các chất phụ gia như trên. Sau khi sinh sức khỏe còn rất yếu, vì vậy các bà mẹ nên lựa chọn cho mình những nơi làm bún an toàn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và trẻ. Tuy nhiên, sinh dậy thời gian bao lâu thì mới có thể ăn được? Xem thêm >> Sau khi Sinh bao lâu thì được ăn đồ chua?

Sau khi Sinh bao lâu thì được ăn bún?

Ở cữ sau khi sinh là quãng thời gian vất vả nhất của các chị em, nhưng điều này là không thể tránh được. Người ta thường ví phụ nữ đau đẻ giống như đã bị bẻ gãy mất 20 chiếc xương sườn. Chính vì vậy mà sức khỏe sau khi sinh thường rất yếu, vì vậy mà thời gian mới sinh dậy cần được kiêng cữ từ ăn uống, sinh hoạt, đi lại.

Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng của các chị em, bởi nó không chỉ giúp phục hồi sức khỏe mẹ, mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé. Những dinh dưỡng, những thức ăn mẹ hấp thu vào cơ thể, bé sẽ hấp thu lại qua nguồn sữa, vì vậy ăn uống đối với mẹ sau khi sinh hết sức quan trọng.

Đối với việc ăn bún sau khi sinh cũng vậy, bún được làm từ quá trình lên men của gạo vì vậy khi ăn nhiều sẽ rất dẫn đến tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Mà nếu mới sinh dậy hệ tiêu hóa của các chị em rất yếu nên không thể nào dung nạp được thực phẩm này, vì vậy các bà mẹ nên kiêng cữ trong thời gian tháng đầu tiên. Hay nên ăn sữa chua sau sinh để giúp hỗ trợ tốt hơn cho hệ tiêu hóa của chị em nhé.

Sau khi sinh 2 tháng thì các bà mẹ có thể ăn bún được, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều và ăn thường xuyên sẽ không tốt đến sức khỏe. Nhưng chúng tôi khuyến cáo rằng, tốt nhất bạn không nên ăn bún sau khi sinh dậy, dù không có những chất phụ gia trên thì việc ăn bún thường xuyên còn gây ảnh hưởng đến dạ dày. Vì vậy, phụ nữ sau khi sinh hạn chế ăn bún để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé. Thay vì ăn bún, các bà mẹ nên bổ sung những thực phẩm dưới đây không chỉ bổ dưỡng mà còn tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Những thực phẩm sau khi sinh nên ăn?

– Thức ăn nhiều sắt: Nhu cầu sắt sau khi sinh hết sức cần thiết, bởi khi sinh các chị em mất lượng máu khá lớn, vì vậy cần bổ sung sắt để giúp các tế bào hồng cầu sản sinh máu đầy đủ cho cơ thể. Sắt có trong một số thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu hà lan, cải xanh, rau quả màu đỏ… nên bổ sung trong thực đơn hằng ngày. Xem thêm: Sau khi Sinh có nên uống canxi và sắt

– Thức ăn nhiều ăn canxi: hu cầu calci của phụ nữ mang thai 6 tháng cuối và cho con bú 6 tháng đầu là 1000mg/ngày. Can-xi có nhiều trong thịt cá, trứng sữa, trong những thực vật họ lá xanh như cải xoăn, củ cải, mù tạt. Vitamin D rất cần thiết cho quá trình hấp thụ can xi. Có thể uống canxi sau sinh để giúp bổ sung tốt hơn, bởi vì sau sinh các mẹ đã mất nhiều máu và canxi nữa.

– Thức ăn nhiều protein: cơ thể mẹ bây giờ cần dung nạp lượng protein dồi dào, không chỉ đáp ứng cho bản thân mà còn cho bé hấp thu qua sữa mẹ. Lượng protein cần thiết trung bình khi mẹ cho con bú là 54g mỗi ngày, nhưng mẹ có thể cần 67g một ngày hoặc nhiều hơn. Nguồn cung cấp protein bao gồm: thịt [bao gồm cả cá và gia cầm], trứng, sữa, các loại đậu,…

– Thực phẩm giàu vitamin: Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B1, B2, B6 cho cơ thể trong thời gian này, bởi sẽ tác động đến sự phát triển và giúp bé có sức đề kháng tốt. Nguồn thực phẩm giàu vitamin như: rau chân vịt, cà rốt, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, trái cây, cá, bí ngô, thịt, sữa…

– Bổ sung nhiều kẽm: là thành phần quan trọng cho sự phát triển các tế bào của em bé và hệ thống miễn dịch. Các mẹ cho con bú cần trung bình mỗi ngày 10mg đến 12mg kẽm, hoặc nhiều hơn. Nguồn cung cấp kẽm bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, sữa, hải sản, các loại đậu…

Xem thêm:

Sau khi Sinh có được ăn thịt trâu không?

Sau khi Sinh có được ăn thịt vịt không?

Món ăn sau khi sinh giúp mẹ kéo sữa về nhiều

Thời gian này, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì vậy các bà mẹ cần ăn uống đầy đủ chất để kéo nguồn sữa về dồi dào cho bé ti. Và dưới đây là một số món ăn giúp các bà mẹ sau khi sinh kéo sữa nhanh về ướt cả áo:

– Sữa bò nóng: mỗi ngày 3 cốc sữa bò nóng là tuyệt chiêu hàng đầu các bà mẹ không nên bỏ qua nếu như muốn kéo sữa về cho bé ti. Sữa bò nóng sẽ giúp các mẹ sữa nhanh về và đặc hơn, vì vậy nên uống đều đặn mỗi ngày. Không chỉ giúp kéo sữa hiệu quả, sữa đặc nóng còn là thức uống giúp phục hồi sức khỏe, bình phục và mang lại năng lượng cho bà mẹ. Các mẹ cũng nên uống sữa ensure sau sinh để tăng cường sức khỏe và giúp kéo sữa về nhiều cho các mẹ.

– Thịt bò: ăn thịt bò sau sinh là điều không thể bỏ qua trong thời gian này, không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết, cung cấp sắt để bổ sung máu mà sữa bỏ còn là thức ăn giúp sữa nhanh về. Bạn có thể ăn thịt bò tái, bò nấu canh, cháo bò, hay bò xào mướp… đây là những món ăn tuyệt vời giúp bạn cải thiện tình trạng sữa ít đấy.

– Đu đủ xanh hầm giò heo: được biết đu đủ xanh là loại trái có chứa nhiều chất béo, protein, và các loại vitamin A, B, C, D, E… Đu đủ xanh hầm với móng giò là món ăn được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong dân gian, món ăn này không những giúp lợi sữa mà còn giúp trị chứng sữa loãng.

– Rau thì là: Đây là loại thảo dược nổi tiếng với hiệu quả tăng nguồn sữa. Trong thì là có chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole. Theo một nghiên cứu, các hợp chất này có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin – cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín, ví dụ, luộc, hấp, xào trong bơ và sau đó nấu trong một chút nước.

Hi vọng với bài viết: Sau khi Sinh bao lâu thì được ăn bún? không chi giúp bạn giải đáp được thắc mắc còn giúp cho bạn có thêm được những thực phẩm nên và không nên ăn sau khi sinh. Dinh dưỡng sau khi sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và trẻ vì vậy các bà mẹ nên chú ý cẩn thận nhé!

Posted in: Ăn uống, Sau Sinh Tagged with: Cá, Rau, Sức khỏe sau sinh, Thịt

« Bà đẻ sau khi Sinh có được uống trà sữa không?

Bà đẻ sau khi Sinh có nên uống canxi và sắt không? »

Sau sinh bao lâu thì được ăn bún ? Bà đẻ có được ăn bún không ? Các chị em cần chú ý điều này, để việc kiêng cữ được tốt nhất.

Chẳng phải tự nhiên người ta lại so sánh việc đau đẻ của nữ giới với việc bị gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Bởi sinh nở là một quá trình rất gian nan, tiêu hao rất nhiều năng lượng. Sức khỏe của người phụ nữ khi đó rất yếu, cần phải bồi bổ thông qua chế độ dinh dưỡng. Điều này không những giúp sức khỏe người mẹ sớm ổn định; mà còn quyết định tới sự phát triển của trẻ về sau.

Có thể hiểu rằng, đồ ăn mà mẹ hấp thụ hàng ngày; sẽ được chuyển hóa vào trong sữa mà bé bú. Vì thế cũng dễ hiểu khi có không ít mẹ thắc mắc rằng sau sinh bao lâu mới được ăn bún.

Sau sinh có được ăn bún không ?

Nguyên liệu chính để chế biến ra bún là gạo, đây là loại tinh bột rất nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Thế nhưng, có một vấn nạn rất đau đầu hiện nay. Đó là không ít cơ sở sản xuất bún, vì muốn bún có màu trắng trơn và tươi lâu; mà bất chấp sử dụng những loại hóa chất độc hại. Nói rõ ràng hơn thì đó là: hàn the, tinopal, formol.

Bà đẻ có được ăn bún không ?

Vậy liệu phụ nữ sau sinh có được ăn bún không ? Trước tiên hãy cùng xem việc cho những chất phụ gia trên vào bún nhằm mục đích gì; và gây ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe con người nhé.

Hàn the

Loại phụ gia bị cấm trong chế biến thực của bộ Y Tế này lại xuất hiện rất nhiều trong bún và các loại giò chả… Mục đích người ta cho hàn the vào bún là để tạo độ giòn, dai; đồng thời giúp sợi bún không bị bết dính lại.

Những ảnh hưởng của hàn the gây ra với con người đã được chia sẻ rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể tóm tắt như sau:

  • Khi ăn phải những món đồ ăn có chứa hàn the; nó sẽ tích tụ trong các mô tế bào. Khi đã tích lũy được một lượng nhất định; sẽ gây nguy hại đến hệ tiêu hóa, ngộ độc gan, thận và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
  • Nếu nạp vào cơ thể một lượng hàn the quá lớn; có nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy, tổn thương da, suy thận. Nhiều trường hợp còn bị ngộ độc cấp, bất tỉnh và ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Đối với phụ nữ sau sinh và cho con bú, ăn phải các thực phẩm chứa hàn the còn khiến trẻ bị nhiễm độc. Bởi chất này sẽ đi theo đường sữa mẹ đi vào cơ thể bé. Cơ thể trẻ nếu hấp thụ phải hàn the có thể khiến gan, thận bị tổn thương và chậm phát triển.

Tinopal

  • Tinopal còn được biết đến với tên gọi khác là huỳnh quang. Chất này thường được ứng dụng trong ngành công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy; nó có tác dụng giúp vải, giấy hay sơn có màu óng ánh, bắt mắt.
  • Việc cho Tinopal vào trong bún là nhằm mục đích giữ cho bún lâu thiu hơn; không bị khô cứng và có độ bóng đẹp mắt.
  • Ăn phải bún có chứa huỳnh quang; sẽ làm tích tụ kim loại nặng trong cơ thể. Điều này vô cùng đáng lo ngại; lâu dần sẽ dẫn đến ung thư.

Formol

  • Formol là một loại hóa chất được sử dụng trong y tế; nó bị nghiêm cấm cho vào thực phẩm; bất kể là liều lượng như thế nào. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã liệt kê Forrmol vào danh sách “những hóa chất cực kỳ nguy hiểm” với sức khỏe con người.
  • Cơ thể bị nhiễm Formol có thể xuất hiện những triệu chứng như: khó tiêu, nôn mửa, đau thận, viêm loét dạ dày, hôn mê… Hấp thụ quá nhiều formol trong bún có thể dẫn đến ung thư mũi, họng, phổi.

Có lẽ khi đọc đến đây, chắc hẳn nhiều chị em cũng phải toát mồ hôi; bởi những loại hóa chất được dùng làm phụ gia trong bún phải không nào. Vì thế, với thắc mắc bà đẻ có được ăn bún không ? Tuti Health xin đưa ra lời khuyên là tốt nhất không nên các mẹ nhé. Điều này đến từ 2 lý do như sau:

  • Có nguy cơ ăn phải những loại bún chứa những loại phụ gia, hóa chất độc hại như được đề cập ở trên.
  • Nếu có thể mua được bún tại những địa chỉ an toàn, không có phụ gia nguy hại, hoặc tự làm bún tại nhà được. Thì việc bà đẻ ăn bún cũng là không nên. Bởi sức đề kháng của phụ nữ sau sinh là rất yếu; vì thế không nên ăn những loại thực phẩm lên men như bún. Bởi có thể gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi khó tiêu… Không tốt cho hoạt động của dạ dày.

Do đó, tốt nhất chị em nên kiêng ăn bún sau khi sinh; để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của mẹ và sự phát triển của bé. Tuy nhiên, sau sinh bao lâu được ăn bún bình thường trở lại ?

Sau sinh bao lâu thì được ăn bún ?

Như Tuti Health đã phân tích ở trên, bún được tạo thành từ quá trình lên men gạo. Trong khi những thực phẩm lên men lại không tốt với hệ tiêu hóa của bà đẻ. Nếu ăn vào sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu, như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…

Sau sinh bao lâu thì được ăn bún ?

Nhưng chị em đừng quá buồn, bởi sau một thời gian kiêng cữ bạn lại có thể trở lại với món ăn yêu thích của mình mà thôi. Vấn đề là sau sinh bao lâu thì được ăn bún ?

Theo các bác sĩ sản phụ khoa chia sẻ, bà đẻ đang cho con bú tốt nhất nên kiêng các món bún tối thiểu 1 tháng sau sinh. Còn thời gian thích hợp nhất các mẹ ăn bún trở lại là 2 tháng sau sinh.

Tuy nhiên, chị em chỉ nên ăn một lượng bún ở mức vừa phải, không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này. Ngoài ra, vẫn cần tìm những cơ sở bán bún đáng tin cậy; nếu có thể thì nên tự chế biến bún tại nhà cho yên tâm.

Đồng thời, chị em cũng nên bổ sung thêm nhiều sữa chua vào bữa ăn hàng ngày; để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.

Thay vì ăn bún, các mẹ có thể tham khảo một số món ăn giúp nhiều sữa, như: móng giò hầm, hải sản, đồ nếp, rau củ, hoa quả… Bên cạnh đó, hãy uống nhiều nước, cả nước ép hoa quả và sữa.

Các mẹ sau sinh không nên ăn bún khi nào ?

Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây, các mẹ có lẽ cũng nắm được sau sinh bao lâu thì được ăn bún ? hay bà đẻ có được ăn bún không rồi. Tuy nhiên, không phải bà đẻ nào cũng có thể áp dụng thời gian kiêng cữ trên.

Bởi có rất nhiều trường hợp phụ nữ sau sinh không được ăn bún dù chỉ 1 chút; nếu không có thể dẫn tới ngộ độc. Vậy những trường hợp này là ai:

Bà đẻ mắc các bệnh đường tiêu hóa

Những chị em nào gặp vấn đề về đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng… thì nhất định phải tránh xa món bún. Nếu không muốn khiến cho các biểu hiện bệnh trầm trọng hơn như: đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, chướng bụng… ảnh hưởng xấu tới dạ dày.

Trên thực tế, do bún được chế biến từ bột gạo ngâm với nước; sau đó để 1 ngày để nó nở ra. Thời gian để 1 ngày ngoài môi trường như thế; vốn dĩ đã không tốt cho sức khỏe rồi.

Mẹ sau sinh bị sốt không nên ăn bún

Điều quan trọng cần phải nhắc lại thêm lần nữa, bún là một món ăn khó tiêu, gây chướng bụng; tạo cảm giác no nhanh nhưng cũng đói nhanh.

Do đó, chị em nào mới sinh xong sức khỏe chưa ổn định, hoặc đang bị cảm sốt; tốt nhất nên tránh món bún ra. Thời gian này, các mẹ chỉ nên ăn những món ăn lỏng, dễ tiêu hóa thôi.

Ngoài ra, các mẹ cũng không nên cho trẻ ăn bún. Bởi dù có là bún sạch, không có phụ gia đi chăng nữa; thì nó vẫn không có lợi cho sức khỏe của em bé. Do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thật sự hoàn thiện.

Cách phân biệt bún sạch và bún chứa hóa chất 

Bún không có phụ gia sẽ không bảo quản được lâu; chỉ có thể ăn trong ngày, để sang ngày tiếp theo sẽ bị chua, ôi thiu. Nếu bún dùng nhiều hóa chất sẽ để được nhiều ngày liên tiếp mà không bị ôi thiu; khi nhai không thấy mùi vị gì.

Cách phân biệt bún sạch và bún chứa hóa chất

Để kiểm tra xem trong bún có hàn the không; bạn có thể sử dụng que thử hoặc bột nghệ. Ngoài ra, những sợi bún không dùng hàn the sẽ hơi nát, dễ gãy. Khi dùng tay chạm vào thì thấy hơi dính tay; còn sợi bún có hàn the sẽ dai giòn, khó đứt gãy hơn.

Bún không chứa hóa chất có màu sắc trắng đục hoặc hơi tối màu. Còn nếu bún có màu trắng trong và độ bóng nhất định; thì đây là loại bún có chứa huỳnh quang.

Để xác định trong bún có chứa tinopal không; chị em chỉ cần sử dụng đèn cực tím như đèn soi tiền soi vào. Bún mà phát sáng lên thì phải cẩn thận nhé.

Đó là toàn bộ những chia sẻ của Tuti Health về việc bà đẻ có được ăn bún không, sau sinh bao lâu được ăn bún. Đây là khoảng thời gian nhạy cảm, chị em cần chú ý đến thực đơn ăn uống. Để giúp sức khỏe nhanh chóng phục hồi và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhé.

Chủ Đề