Học ngành kiểm toán như thế nào có tốt không

Ngành kiểm toán có dễ xin việc không? khi xã hội phát triển và các doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều? Cơ hội cho ngành kiểm toán luôn rộng mở bởi đây là một trong những ngành quan trọng phục vụ công tác quản lý kinh tế.

Nhu cầu kiểm toán sẽ phát triển tỷ lệ thuận với sự mở cửa của thị trường và sự phát triển của doanh nghiệp. Kiểm toán giúp cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi ngành kiểm toán có dễ xin việc không thì cần sự phân tích sâu rộng hơn, cùng SAPP giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Học ngành kiểm toán như thế nào có tốt không

1. Ngành kiểm toán là gì?

Trước khi phân tích để trả lời câu hỏi học kiểm toán có dễ xin việc không? chúng ta cần biết khái niệm về ngành kiểm toán.

Kiểm toán là một quá trình đi sau kế toán, xác thực tính đúng đắn của những báo cáo tài chính mà kế toán cung cấp và đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và các tổ chức. Phương pháp kiểm toán sử dụng để xác minh số liệu là sử dụng sự logic, đối chiếu, quan sát và điều ra, kiểm kê… để từ đó phát hiện sai sót và đưa ra giải pháp kịp thời.

2. Thực trạng ngành kiểm toán hiện nay

Việc đánh giá được thực trạng của một ngành nghề là công tác rất quan trọng để kiểm soát số lượng và chất lượng đầu vào. Nhiều bạn trẻ tự đặt câu hỏi học kiểm toán có dễ xin việc không? một phần là do chưa xác định được thực trạng ngành nghề nên chưa có định hướng cụ thể trong công việc.

Thực tế hiện nay, ngành kinh tế không ngừng phát triển nên số lượng doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên đáng kể. Chính bởi vậy nên hầu hết các ngành nghề sẽ được tiếp thêm sinh lực trong đó ngành kiểm toán không ngoại lệ, Việt Nam là một thị trường màu mỡ về kiểm toán nên rất nhiều những tập đoàn đa quốc gia rót vốn để đầu tư. Tuy nhiên, với nguồn cung dồi dào và nhu cầu cũng không ít, vẫn có những nhà tuyển dụng khó khăn trong việc tìm kiếm ứng viên ưng ý, trong khi đó rất nhiều ứng viên có nhu cầu việc làm nhưng không thể ứng tuyển. Vậy nguyên nhân do đâu?

Do thực tế có khá ít ứng viên có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng về kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp. Chỉ với tấm bằng đại học trong tay, thật khó để chứng tỏ năng lực của mình trong khi đó với những chứng chỉ được Quốc tế công nhận như ACCA… thì tại Việt Nam, con số sở hữu khá ít ỏi. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới thực trạng “cung không gặp cầu”.

3. Ngành kiểm toán có dễ xin việc không? Có những khó khăn thử thách gì?

Với thực trạng như chúng tôi đã phân tích trên thì có lẽ bạn cũng có được cho mình câu trả lời cho câu hỏi ngành kiểm toán có dễ xin việc không? câu trả lời sẽ là có và không. Cơ hội luôn rộng mở với những ứng viên hiểu được nhà tuyển dụng muốn gì, cần gì và chuẩn bị tốt một số những điều kiện cần và đủ sau đây để con đường xin việc và thăng tiến được thuận lợi nhất:

  • Tích lũy kiến thức khi bắt đầu xác định theo nghề.
  • Học tốt ngoại ngữ, đặc biệt là những ngôn ngữ thông dụng hiện nay như: Anh, Nhật, Hàn, Trung…
  • Rèn luyện những phẩm chất cần có của một kiểm toán như: tính cẩn thận, trung thực, tỉ mỉ và chịu được áp lực công việc.
  • Sở hữu những chứng chỉ quốc tế danh giá như chứng chỉ ACCA…

Nếu chỉ dừng lại ở việc cầm một tấm bằng cử nhân đi xin việc và nghĩ như thế là đủ thì hồ sơ của bạn rất khó để cạnh tranh với hàng ngàn ứng viên khác. Khi đó câu trả lời ngành kiểm toán có dễ xin việc không sẽ là “không”.

Tuy nhiên, với bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, sẽ có những khó khăn thách thức mà bạn phải vượt qua để gặt hái trái ngọt và với kiểm toán, bạn cần xác định trước những yếu tố sau:

  • Nhiều nghiệp vụ đang dần được thay thế bằng máy móc và các công cụ tính toán nên trong tương lai xa, nhu cầu về nhân lực sẽ giảm đi.
  • Cần nhiều thời gian và lộ trình khá dài để thăng chức.
  • Một số thời điểm công việc sẽ áp lực vì để có mức lương cao hơn bạn cần làm nhiều hơn.
  • Có thể đi công tác xa nhiều thời điểm trong năm
  • Môi trường cạnh tranh gay gắt và nhiều bạn đang làm với mức lương thấp so với mặt bằng chung.

4. Ngành kiểm toán có thể xin việc ở đâu

Big 4 sẽ là lựa chọn hàng đầu và mơ ước của các bạn sinh viên kiểm toán mới ra trường. Đó là top 4 những công ty kiểm toán quốc tế tại Việt Nam bao gồm: EY, PwC, KPMG và Deloitte. Theo tìm hiểu, mức lương thực tập sinh nhận được khi làm tại Big 4 là 3-4 triệu/tháng, với nhân viên chính thức dao động từ 8-13 triệu/tháng, Senior là khoảng 14-21 triệu/tháng và với vị trí Manage, mức lương có thể lên tới 700 triệu-1 tỷ/năm. Đó là những con số đáng mơ ước và khá cao so với mặt bằng chung.

Top 10 những công ty kiểm toán uy tín hàng đầu Việt Nam cũng là một lựa chọn tốt, phải kể đến như: A&C, RSM, Mazars, Grant Thornton… Những công ty này luôn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên từ năm 3 có thể đăng ký làm thực tập sinh và hoàn toàn có cơ hội được trở thành nhân viên chính thức nếu thể hiện tốt. Mức lương tại những công ty này dao động từ 5-20 triệu/tháng tùy theo kinh nghiệm và bằng cấp của ứng viên.

Tuy nhiên, đó là những cuộc đua khá nghẹt thở bởi nhu cầu cao và yêu cầu khắt khe của ngành kiểm toán. Chứng chỉ ACCA sẽ là một giải pháp mang tính quyết định giúp bạn vượt qua hàng ngàn ứng viên khác để ứng tuyển vào những vị trí quan trọng trong tập đoàn lớn.

5. Vai trò của chứng chỉ ACCA đối với Kiểm toán

Sau những phân tích của SAPP trong bài viết, có lẽ bạn đã hình dung được vai trò của chứng chỉ ACCA trên con đường tìm kiếm một “bến đỗ” mong ước tại những tập đoàn lớn. Chứng chỉ ACCA là minh chứng rõ nhất về kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất cho các nhà tuyển dụng, đó cũng là một tiêu chí ưu tiên khi bạn nộp hồ sơ cùng hàng ngàn ứng viên khác.

Chứng chỉ ACCA được biết đến là một trong những chứng chỉ uy tín tầm cỡ quốc tế trong các lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán và Tài chính với đầu vào tuyển dụng khá khắt khe như: hoàn thành 13/15 môn học, các bài kiểm tra đạo đức và tối thiểu 3 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, chứng chỉ ACCA còn mang lại những chứng chỉ, bằng cấp có thể chuyển đổi như: bằng cử nhân đại học Oxford, bằng thạc sĩ kế toán tại đại học London Anh…

Ngoài ra, chứng chỉ ACCA còn giúp cho nền móng của kiểm toán vững chắc hơn, tạo ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp như:

  • Có thể kiêm nhiệm những vị trí quan trọng trong các tập đoàn như: CEO, CFO, Trưởng phòng kiểm toán, Giám đốc kiểm toán…
  • Có cơ hội làm việc ở các tập đoàn lớn.
  • Cơ hội nhận được mức lương cao lên tới hàng ngàn đô la.

Như vậy, những thắc mắc xoay quanh câu hỏi ngành kiểm toán có dễ xin việc không? đã được SAPP giải đáp qua nội dung bài viết. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên hữu ích với các bạn và nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với SAPP ngay nhé!