Hóa thạch có ý nghĩa trong nghiên cứu sinh học và địa chất học như thế nào

Câu 1: Hoá thạch có ý nghĩa trong nghiên cứu sinh học và địa chất học như thế nào?

            A. Hoá thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất và lịch sử diệt vong của sinh vật.

            B. Hoá thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất.

            C. Hoá thạch là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất và lịch sử 

                phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật.

            D. Hoá thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử phát sinh, phát triển

                 của sinh vật.

Câu 2: Để xác định tuổi tuyệt đối của các hoá thạch có độ tuổi khoảng 50000 năm người ta xử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ nào?

            A. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ cacbon 14.

            B. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ nitơ 14.

            C. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ urani phôtpho 32.

            D. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ urani 238.

Câu 3: Việc phân định các mốc thời gian địa chất căn cứ vào

      A. tuổi của các lớp đất chứa các hoá thạch.

      B. những biến đổi về địa chất, khí hậu, hoá thạch điển hình.

      C. lớp đất đá và hoá thạch điển hình.

      D. sự thay đổi khí hậu.

Câu 4: Sắp xếp đúng thứ tự các đại địa chất là

            A. đại Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.

            B. đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

            C. đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

            D. đại Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

Câu 5: Trình tự các kỉ từ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là

            A. Cambri --> Ocđôvic --> Xilua --> Đêvôn --> Than đá --> Pecmi.

            B. Cambri --> Xilua --> Đêvôn --> Pecmi -->Than đá --> Ocđôvic.

            C. Cambri -->Xilua --> Than đá --> Pecmi --> Ocđôvic --> Đêvôn.

            D. Cambri --> Ocđôvic --> Xilua --> Đêvôn --> Pecmi --> Than đá.

Câu 6: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại cổ sinh là gì?

            A. Thực vật có hạt xuất hiện.                        

B. Sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật.

            C. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.                  

D. Sự xuất hiện bò sát.

Câu 7: Thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ nào?

            A. Pecmi.                    B. Xilua.                      

            C. Đêvôn.                    D. Than đá.

Câu 8: Trình tự các kỉ từ sớm đến muộn trong đại trung sinh là

            A. Tam điệp --> Phấn trắng -->Giura.           

            B. Phấn trắng --> Giura -->Tam điệp.

            C. Tam điệp --> Giura --> Phấn trắng.           

            D. Giura -->Tam điệp --> Phấn trắng.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Giura?

            A. Bò sát cổ ngự trị.                                       B. Cây hạt trần ngự trị.

            C. Phân hoá chim.                                           D. Xuất hiện cây hạt kín.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ phấn trắng?

            A. Sâu bọ phát triển.                                      

B. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.

            C. Tiến hoá động vật có vú.                           

D. Xuất hiện thực vật có hoa.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ tam điệp?

            A. Cá xương, bò sát phát triển.                    B. Cây hạt trần phát triển.

            C. Xuất hiện động vật có vú.                          D. Phân hoá côn trùng.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của đại Trung sinh là

A. sự xuất hiện thực vật Hạt kín.                   

B. sự phát triển ưu thế của Hạt trần và Bò sát.

C. sự xuất hiện Bò sát bay và Chim.             

 D. cá xương phát triển, thay thế cá sụn.

Câu 13: Thực vật có hoa xuất hiện vào đại nào sau đây?

            A. Đại Cổ sinh.                                               B. Đại Trung sinh.

            C. Đại Tân sinh.                                              D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Đệ Tam?

            A. Cây hạt kín phát triển mạnh.                      B. Chim và thú phát triển mạnh.

            C. Phát sinh các nhóm linh trưởng.                D. Xuất hiện loài người.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây xuất hiện ở kỉ Đệ Tứ?

            A. Ổn định hệ thực vật.                                  B. Ổn định hệ động vật.

            C. Sâu bọ phát triển mạnh.                             D. Xuất hiện loài người.

Câu 16: Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây?

            A. Đại Cổ sinh.                                               B. Đại Tân sinh.                                             

C. Đại Trung sinh.                                           D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ.

Câu 17: Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài người xuất hiện sớm nhất trong chiHomo là loài

            A. Homo erectus.                                            B. Homo habilis.

            C. Homo neanderthalensis.                          D. Homo sapien.