Công văn 8393 syt-nvy diễn tập báo động đỏ năm 2024

Quy trình báo động đỏ liên viện là quy trình phối hợp, hỗ trợ khẩn cấp giữa các bệnh viện nhằm cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch cần sự phối hợp can thiệp của nhiều chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau.

Mục tiêu của quy trình báo động đỏ liên viện:

  • Khẩn trương vừa hồi sức vừa tiến hành can thiệp phẫu thuật cấp cứu ngay cho người bệnh. Quy trình này yêu cầu toàn bộ kíp hồi sức, phẫu thuật và các chuyên khoa liên quan phải có mặt ngay tại phòng mổ trong thời gian sớm nhất có thể, có thể bỏ qua một số khâu của quy trình cấp cứu thông thường (như hội chẩn, chờ hồi sức nội khoa ổn định, xét nghiệm máu, X-quang, siêu âm…).
  • Khẩn trương hồi sức tích cực chuyên sâu đối với những trường hợp diễn tiến xấu đột ngột đe dọa tính mạng người bệnh cần sự trợ giúp và can thiệp khẩn cấp của các chuyên gia thuộc các chuyên khoa khác nhau.
    Công văn 8393 syt-nvy diễn tập báo động đỏ năm 2024
    Quy trình báo động đỏ liên viện

2. Tiêu chuẩn báo động đỏ liên viện:

Quy trình báo động đỏ liên viện được kích hoạt khi có đủ 2 điều kiện sau đây:

  • Người bệnh nhập viện trong tình trạng nguy kịch hoặc đang điều trị nội trú đột ngột rơi vào tình trạng nguy kịch VÀ
  • Cần phải can thiệp phẫu thuật/thủ thuật khẩn cấp nhưng ngoài khả năng của bệnh viện và có nguy cơ tử vong nếu chuyển viện như: đa chấn thương; vết thương xuyên thấu ở cổ, ngực, bụng; vết thương mạch máu lớn,

HOẶC cần can thiệp chuyên khoa khẩn cấp nhưng ngoài khả năng của bệnh viện như đặt máy tạo nhịp khẩn cấp; nội soi lấy dị vật hô hấp khẩn cấp…

  • Lưu ý: Các trường hợp bệnh nặng khác đã chẩn đoán rõ, bệnh diễn tiến nặng quá khả năng của bệnh viện thì không thuộc qui trình báo động đỏ liên viện. Đề nghị các bệnh viện tuân thủ quy chế chuyên môn và qui định hiện hành của Bộ Y tế.

Khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn báo động đỏ thì bệnh viện kích hoạt quy trình báo động đỏ theo 01 trong 03 tình huống:

  • Tình huống 1: Bệnh viện có đủ khả năng xử trí theo quy trình báo động đỏ nội viện, không cần sự hỗ trợ từ các chuyên khoa của các bệnh viện khác.
  • Tình huống 2: Bệnh viện có khả năng xử trí tại chỗ nhưng cần sự hỗ trợ khẩn cấp tiếp theo từ các chuyên khoa của các bệnh viện khác
  • Tình huống 3: Bệnh viện không đủ khả năng xử trí tại chỗ và cần sự hỗ trợ khẩn cấp hoàn toàn từ các chuyên khoa của các bệnh viện khác.
  • Tình huống 1: Đối với các bệnh viện có đủ điều kiện về nhân sự, chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, máu và chế phẩm máu có thể tự xử trí tình trạng nguy kịch của người bệnh mà không cần sự hỗ trợ từ bệnh viện khác: thực hiện quy trình báo động đỏ nội viện, cụ thể:
    • Bác sĩ, điều dưỡng tiếp nhận người bệnh phải vừa hồi sức vừa khẩn trương chuyển người bệnh đến phòng mổ trong vòng 15 phút; đồng thời phát lệnh báo động đỏ đến các khoa liên quan.
    • Toàn bộ êkíp (phẫu thuật, gây mê, hồi sức) phải có mặt tại phòng mổ trong vòng 5 phút. Thực hiện nhiệm vụ theo chuyên môn của từng thành viên, vừa tiến hành phẫu thuật, vừa tiếp tục hồi sức ngay trên bàn mổ.
    • Ngân hàng máu: cung cấp ngay lượng máu đăng ký trong vòng 20 phút từ khi nhận mẫu máu đăng ký theo quy trình cung ứng máu và chế phẩm máu khẩn cấp (đính kèm)
    • Chẩn đoán hình ảnh (X-quang, siêu âm): có mặt tại phòng mổ để hỗ trợ khi cần
    • Trong quá trình cấp cứu người bệnh, nếu có vấn đề phát sinh cần sự hỗ trợ từ bệnh viện khác, thực hiện các bước báo động đỏ liên viện như tình huống 2.
  • Tình huống 2: Các bệnh viện có đủ điều kiện về chuyên môn, nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, máu và chế phẩm máu để có thể thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cấp cứu tại chỗ, tuy nhiên cần sự hỗ trợ của các chuyên gia từ các bệnh viện đầu ngành (nhi, sản, ngoại thần kinh, ngoại lồng ngực – mạch máu, tim mạch, hồi sức tích cực, gây mê hồi sức …): thực hiện quy trình báo động đỏ nội viện, đồng thời kích hoạt quy trình báo động đỏ liên viện, cụ thể:
    • Khởi phát quy trình báo động đỏ nội viện theo tình huống 1
    • Báo động đỏ liên viện:
  • Bác sĩ trưởng kíp trực liên hệ chuyên gia thuộc lĩnh vực liên quan qua số điện thoại cá nhân hoặc liên hệ trực lãnh đạo của bệnh viện hỗ trợ qua số điện thoại đường dây nóng của bệnh viện đó.
  • Nội dung báo động đỏ: “Bệnh viện…… BÁO ĐỘNG ĐỎ, người bệnh … tuổi, giới… , chẩn đoán ban đầu ….., yêu cầu cử bác sĩ chuyên khoa….. đến hỗ trợ khẩn”
  • Các chuyên gia được mời di chuyển đến bệnh viện cần hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất có thể; sử dụng xe cấp cứu của bệnh viện hoặc xe cấp cứu của Trung tâm cấp cứu 115.
  • Tình huống 3: Các bệnh viện không có đủ điều kiện về chuyên môn, nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cấp cứu tại chỗ cho người bệnh như tình huống 1 và 2:
    • Khẩn trương tiếp nhận người bệnh và xử trí sơ cứu ban đầu: đặt nội khí quản, chống sốc, cầm máu tạm thời…
    • Nhanh chóng chuyển người bệnh đến các bệnh viện có chuyên khoa phù hợp, đồng thời thực hiện báo động đỏ cho bệnh viện sẽ chuyển đến:
  • Liên hệ qua điện thoại với trực lãnh đạo bệnh viện
  • Nội dung báo động đỏ: “Bệnh viện …. BÁO ĐỘNG ĐỎ, người bệnh …. tuổi, giới…, chẩn đoán ban đầu ….., sẽ được chuyển đến bệnh viện …… trong vòng … phút”
    • Sử dụng phương tiện vận chuyển có đầy đủ trang thiết bị để tiếp tục cấp cứu hồi sức người bệnh trên đường vận chuyển; hoặc yêu cầu Trung tâm cấp cứu 115 hỗ trợ vận chuyển cấp cứu người bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh trên đường vận chuyển
    • Bệnh viện nơi tiếp nhận người bệnh chuyển đến: ngay khi nhận được điện thoại báo động từ bệnh viện khác, phải chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận người bệnh và đánh giá ngay tình trạng người bệnh để quyết định kích hoạt quy trình báo động đỏ của bệnh viện.
      Công văn 8393 syt-nvy diễn tập báo động đỏ năm 2024
      Vận chuyển nhanh chóng người bệnh liên viện
  • Lưu ý: Trong quá trình thực hiện báo động đỏ:
    • Trước khi can thiệp phẫu thuật hoặc truyền máu khẩn cấp: ngay tại phòng mổ, toàn bộ ê kíp cấp cứu, phẫu thuật, ngân hàng máu… tiến hành hội chẩn nhanh về chỉ định phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật, chỉ định truyền máu và nhóm máu có thể sử dụng. Nội dung hội chẩn phải được thể hiện lại bằng biên bản hội chẩn.
    • Nếu cần hỗ trợ các phương tiện điều trị cấp cứu (đối với tình huống 1 và 2):
  • Thuốc, dụng cụ phẫu thuật đặc thù: đề nghị bệnh viện chủ động liên hệ với chuyên gia được mời hỗ trợ
  • Máu và chế phẩm máu: đề nghị bệnh viện liên hệ với trực lãnh đạo Bệnh viện truyền máu huyết học và thực hiện theo quy trình cung ứng máu và chế phẩm máu khẩn cấp (đính kèm)

4. QUY TRÌNH CUNG ỨNG MÁU VÀ CHẾ PHẨM MÁU KHẨN CẤP

(Ban hành kèm theo công văn số 2794/SYT-NVY ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Sở Y tế)

Cung ứng chế phẩm máu trong truyền máu khẩn:

  • * Khi đơn vị sử dụng máu cần truyền máu khẩn vui lòng liên hệ với Ngân hàng máu – Bệnh viện Truyền máu – Huyết học (BV TMHH) theo số điện thoại: 083 854 9297 hoặc 083 957 5914 để thông báo và lãnh máu.
    • Nhân viên khoa Điều chế cấp phát của BV TMHH chuẩn bị chế phẩm máu sẵn sàng cung cấp cho đơn vị trong vòng 10 phút và để sẵn dụng cụ vận chuyển chế phẩm máu.
    • Đơn vị xin hỗ trợ cử xe cấp cứu đến nhận máu.

Truyền máu khẩn:

Trong trường hợp cấp cứu, không kịp làm đầy đủ xét nghiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 và Điều 43 Thông tư 26/2013/TT-BYT hoặc không xác định được nhóm máu người bệnh hoặc không lựa chọn được đơn vị máu, chế phẩm máu phù hợp, có thể thực hiện như sau: