Hóa đơn theo bảng kê không nhảy vào công nợ

Theo quy định hiện hành, vào cuối mỗi ngày, cơ sở của bà Đẹp phải tổng hợp hoá đơn GTGT và thể hiện trên Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Đến cuối tháng, từ hoá đơn GTGT, kế toán tổng hợp lên bảng kê bán ra theo mẫu 01-1/GTGT (trên mẫu này ghi 30-31 dòng) để lên tờ khai thuế mẫu 01/GTGT cho cả tháng. Như vậy, doanh nghiệp phải sử dụng đến 30-31 tờ bảng kê bán lẻ và 30-31 số hoá đơn GTGT trong 1 tháng.

Để thuận lợi cho việc ghi chép sổ sách, cũng như việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, giảm nhẹ khâu lưu trữ chứng từ mà vẫn bảo đảm tính chính xác đầy đủ kịp thời trong việc khai báo thuế của đơn vị, bà Đẹp đề nghị cơ quan chức năng cho phép đơn vị thay đổi tiêu thức thể hiện trên hóa đơn như sau:

Trên hoá đơn GTGT dòng họ tên người mua hàng ghi: Bán lẻ theo bảng kê ngày… tháng… năm…, đề nghị cho phép đơn vị ghi là: Tổng hợp bán lẻ theo bảng kê từ ngày 1 đến 30 tháng… năm…

Theo bà Đẹp, việc thể hiện như vậy sẽ giúp đơn vị tiết kiệm được thời gian ghi chép và 58 số hoá đơn GTGT trong 1 tháng, 1 năm tiết kiệm được 696 số hoá đơn (tương đương 14 quyển x 180.000 đồng/quyển = 2.520.000 đồng/năm...). Nếu tính riêng 1 đơn vị của bà thì đây là con số nhỏ, nhưng tính trong cả nước thì con số này sẽ không nhỏ.

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 18, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán hàng hoá, dịch vụ không bắt buộc lập hoá đơn như sau:

- Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

- Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất GTGT” và “tiền thuế GTGT”. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

- Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”.

Tại khoản 3.b, Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khai thuế GTGT quy định việc lập các Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo Tờ khai thuế gửi cho cơ quan thuế trong một số trường hợp được thực hiện như sau:

- Đối với hàng hoá, dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho đối tượng tiêu dùng như: điện, nước, xăng, dầu, dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ khách sạn, ăn uống, vận chuyển hành khách, mua, bán vàng, bạc, đá quý, bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng khác thì được kê khai tổng hợp doanh số bán lẻ, không phải kê khai theo từng hoá đơn.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua lẻ, bảng kê tổng hợp được lập theo từng nhóm mặt hàng, dịch vụ cùng thuế suất, không phải kê chi tiết theo từng hoá đơn.

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp doanh nghiệp thực hiện bán hàng có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì thực hiện lập hoá đơn theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 39/2014/TT- BTC ngày 31/3/2014 và thực hiện khai thuế GTGT theo quy định tại khoản 3b, Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính.

Trong trường hợp số lượng hàng hóa, dịch vụ thể hiện trên hóa đơn quá dài, kế toán thường lựa chọn lập bảng kê đính kèm hóa đơn để liệt kê chi tiết các hàng hóa, dịch vụ. Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC, quy định về việc lập bảng kê kèm hóa đơn sẽ có một số điểm khác so với quy định cũ tại Thông tư 39.

Hóa đơn theo bảng kê không nhảy vào công nợ

Quy định về bảng kê hóa đơn theo Nghị định 123, Thông tư 78 có một số điểm mới.

1. Quy định về bảng kê đính kèm hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Lưu ý: Chỉ những doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP áp dụng theo các quy định này. Cụ thể, căn cứ theo Khoản 6, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, doanh nghiệp được phép sử dụng bảng kê để liệt kê tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn. Như vậy, chỉ những dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh mới được sử dụng bảng kê đính kèm hóa đơn. Một số quy định quan trọng về bảng kê kèm hóa đơn điện tử doanh nghiệp cần lưu ý như sau: - Bảng kê được lưu trữ cùng hóa đơn để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu của cơ quan có thẩm quyền. - Trên hóa đơn có đính kèm bảng kê phải ghi chú “kèm theo bảng kê số … ngày … tháng …. năm …”. - Nội dung bảng kê phải có: Tên, mã số thuế, địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập bảng kê. - Nếu người bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT” và “tiền thuế GTGT”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn GTGT. - Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê kèm theo thứ tự bán hàng trong ngày. - Trên bảng kê phải ghi chú “kèm theo hóa đơn số ngày … tháng … năm …”. - Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.

Hóa đơn theo bảng kê không nhảy vào công nợ

Chỉ dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh mới được sử dụng bảng kê đính kèm hóa đơn.

2. Quy định về bảng kê đính kèm hóa đơn giấy

Căn cứ theo Điều 19, Thông tư 39/2014/TT-BTC, khi bán hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán được lập thành nhiều hóa đơn hoặc sử dụng bảng kê để liệt kê chi tiết các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán ra kèm theo hóa đơn. Hướng dẫn viếtbảng kê kèm theo hóa đơn: Người bán có thể tự thiết kế mẫu bảng kê phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các hàng hóa nhưng phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung chính sau: - Thông tin người bán: Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế. - Thông tin hàng hóa, dịch vụ: Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. - Nếu người bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT”, “tiền thuế GTGT”, “Tổng cộng tiền thanh toán (chưa thuế GTGT khớp với số tiền ghi trên hóa đơn GTGT).” - Trên bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số … Ngày … tháng … năm …”, và có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, người mua hàng như trên hóa đơn. - Nếu bảng kê có nhiều trang thì phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên trang cuối cùng bảng kê phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, người mua hàng như trên hóa đơn. - Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên trên hóa đơn, người bán hàng và người mua hàng cùng lưu trữ, quản lý bảng kê để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu của cơ quan thuế khi có yêu cầu. \>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Hóa đơn theo bảng kê không nhảy vào công nợ

Hóa đơn cần ghi chú kèm theo bảng kê số… ngày…tháng…năm…

3. Hướng dẫn lập hóa đơn kèm bảng kê đối với doanh số bán lẻ cho khách hàng không lấy hóa đơn

Tại Công văn số 1460/CTHN-TTHT ngày 14/01/2022 hướng dẫn việc lập hóa đơn đối với doanh số bán lẻ cho khách hàng trong ngày không lấy hóa đơn, Cục Thuế Hà Nội đã cho ý kiến, hướng dẫn chi tiết.

Hóa đơn theo bảng kê không nhảy vào công nợ

Công văn số 1460/CTHN-TTHT hướng dẫn lập hóa đơn kèm bảng kê đối với doanh số bán lẻ.

Cụ thể, theo Điểm g, Khoản 4, Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn: Trường hợp công ty là cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, việc hạch toán được thực hiện tại trụ sở chính hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng được việc kết nối dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng có in phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống thì cuối ngày công ty căn cứ thông tin trên phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho những khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn. Trên đây là quy định về bảng kê đính kèm hóa đơn mới nhất năm 2022. Doanh nghiệp cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt được xuất hóa đơn điện tử GTGT kèm bảng kê, đặc biệt đối với doanh nghiệp đã áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123, Thông tư 78. Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy cần căn cứ theo Thông tư 39/2014/TT-BTC để lập bảng kê đầy đủ các nội dung quy định. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
  • Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.

Bảng kê chi tiết hóa đơn là gì?

Bảng kê chi tiết hóa đơn của tổ chức, cá nhân đến thời điểm quyết toán hóa đơn là một tài liệu ghi lại thông tin chi tiết về các hóa đơn đã được tổ chức hoặc cá nhân sử dụng, phát hành hoặc nhận trong một khoảng thời gian nhất định cho đến thời điểm quyết toán hóa đơn.

Khi nào được xuất hóa đơn theo bảng kê?

Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn điện tử có được xuất kèm bảng kê trong những trường hợp sau: Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải ghi nhận nhiều hơn số dòng của hóa đơn; Người bán lập thành nhiều hóa đơn hoặc “sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ bán theo hóa đơn.

Làm thế nào khi hóa đơn khống lên trên phụ lục bảng kê mua vào?

Cách 1: Mở lần lượt các tờ khai đã lập của các kỳ khác..

Nếu hóa đơn lên không đúng tờ khai. Thực hiện loại bỏ hóa đơn ra khỏi bảng kê của tờ khai đó..

Sau đó mở tờ khai đúng và thực hiện Tích chọn chứng từ hóa đơn lên bảng kê như hướng dẫn ở nguyên nhân 3..

Bảng kê là gì?

Bảng kê mua hàng hóa là chứng từ dùng để kê khai mua vật tư, công cụ, hàng hóa hay các dịch vụ trên thị trường tự do đối với các trường hợp thuộc diện không cần phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.