Hiệu quả xử lý độ màu

Hiệu quả xử lý độ màu

Để có thể xử lý hiệu quả, bắt buộc chúng ta phải nắm vững được đặc tính, các chỉ số ô nhiễm nhất định có trong nước thải , từ đó đưa ra phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm cùng giải pháp phù hợp.

Hiện nay, các doanh nghiệp đã ngày càng chú trọng hơn trong quy trình xử lý nước thải. Điều này được thể hiện qua những số vốn đầu tư cho xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chi phí vận hành được  chi trả cao. Chi phí để xử lý 1m3 nước thải thường nằm trong khoảng từ 5.000 VNĐ đến 15.000 VNĐ tùy thuộc vào những đặc thù của từng nhà máy. Tuy vậy, vấn đề luôn khiến cho các doanh nghiệp phải đau đầu là độ màu của nước thải. Đặc biệt là trong ngành dệt nhuộm, giấy (Có sản xuất cả bột giấy).

Đặc tính của nước thải có độ màu cao trong dệt nhuộm

Đặc tính nước thải của ngành dệt nhuộm thường chứa tổng hàm lượng các chất rắn và chất rắn lơ lửng cùng độ màu, BOD, COD cao. Lựa chọn phương án xử lý phù hợp phải dựa vào rất nhiều yếu tố như lưu lượng nước thải, đặc tính của nước thải, tiêu chuẩn thải, xử lý nước thải tập trung hay là cục bộ.

Về nguyên lý xử lý nước thải, nước thải loại này có thể áp dụng các phương pháp:
 

Hiệu quả xử lý độ màu

Nguyên lý xử lý nước thải có độ màu cao

Cơ học như sàng hoặc lọc, lắng để tách ra các hợp chất thô như cặn bẩn, xơ, sợi rác….

Hóa lý như trung hòa những dòng thải có tính kiềm, hay axit cao; đông keo tụ để khử bớt màu, các tạp chất lơ lửng và các hợp chất khó được phân hủy sinh học; phương pháp oxy hóa, hấp phụ, điện hóa để có thể khử màu thuốc nhuộm.

Sinh học để xử lý lượng chất ô nhiễm hữu cơ có khả năng có thể  phân hủy sinh học.

Phương pháp tách màng sử dụng để thu hồi các loại hồ tổng hợp, khử mùi  và tách muối vô cơ…

Tư vấn xử lý nước thải có độ màu cao trong dệt nhuộm

Hiệu quả xử lý độ màu

Tư vấn xử lý nước thải có độ màu cao
 

Nước thải có nồng độ màu cao thường phát sinh trong những hoạt động sản xuất của các nhà máy dệt nhuộm, thuộc da, in ấn,… Đặc biệt, lượng nước thải trong ngành dệt nhuộm là khó xử lý nhất vì có độ màu nước cao và lại thay đổi tải lượng liên tục. Thêm vào đó, các màu nhuộm có tính hoạt tính như Cibacron, Sumifix, Remazol, Levafix, Drimarene lại có khả năng tái đục nước dù đã trải qua các quá trình xử lý đông tụ.

Theo thống kê, cứ mỗi một tấn vải khi dệt nhuộm phải cần đến 25 -150 m3 lượng nước để sử dụng, điều này cũng đồng nghĩa với việc rằng quá trình này sẽ sinh ra lượng nước thải tương ứng. Khi thải ra ngoài môi trường tự nhiên, nước thải có độ màu cao sẽ gây cản trở hoạt động khuếch tán ánh sáng, hòa tan oxy và làm tác động đến quá trình quang hợp, hô hấp của các loại sinh vật. Chưa kể hàm lượng các hợp chất hữu cơ cao trong nước thải này đều thuộc vào dạng khó phân hủy được. Chính vì các đặc điểm này mà buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý nước thải hiệu quả và phù hợp để đảm bảo các thông số yêu cầu sau trước khi được xả thải.

Quy trình xử lý nước thải có độ màu cao

Hiệu quả xử lý độ màu

Quy trình xử lý nước thải có độ màu cao

Giai đoạn 1: Nước thải từ nơi tập trung sẽ chảy qua song chắn rác để loại bỏ các rác thải có kích thước lớn.

Giai đoạn 2: Nước thải lọc xong rác thải sẽ chảy vào bể điều hòa để giúp ổn định lại lưu lượng và nồng độ. Quá trình này cũng sẽ làm giảm đi 1 phần nhiệt độ vốn rất cao của nước thải.

Giai đoạn 3: Nước thải tiếp tục được bơm vào bể keo tụ để tiến hành thực hiện quá trình kết dính các cặn bẩn lại với nhau, giúp các cặn bẩn lắng xuống phía dưới.

Giai đoạn 4: Nước thải được tiếp tục bơm vào bể Aerotank và trong bể này đã có cung cấp không khí. Hoạt động sinh học hiếu khí sẽ diễn ra trong giai đoạn này và thực hiện phân hủy các hợp chất hữu cơ thành vô cơ (chủ yếu là khí CO2 và H2O)

Giai đoạn 5: Sau khi xử lý hiếu khí xong, nước thải có độ màu cao tiếp tục được dẫn vào bể lắng để thực hiện lắng nhờ vào trọng lực nhằm loại bỏ cặn bùn hoạt tính.

Giai đoạn 6: Nước thải được chảy vào bể khử trùng để được bơm các loại hoạt chất Ca(OCl)2, Cl2…nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Nếu lượng nước thải không đạt tiêu chuẩn đầu ra thì sẽ được bơm tiếp vào loại bể lọc áp lực để loại bỏ hoàn toàn các thành phần gây nên ô nhiễm. Đồng thời, trong suốt quá trình xử lý sẽ cần đến sự trợ lực của những hóa phẩm khử màu chuyên dụng thích hợp với đặc tính và lưu lượng của nước thải.

Phương pháp xử lý nước thải có độ màu cao bằng phương pháp keo tụ

Hiệu quả xử lý độ màu

Phương pháp xử lý nước thải có độ màu cao

Đây chính là phương pháp thông dụng để có thể xử lý nước thải dệt nhuộm. Trong phương pháp này người ta thường sử dụng các loại phèn nhôm hay phèn sắt hòa với sữa vôi như sunfat sắt, sunfat nhôm hay hay các loại hỗn hợp của 2 loại phèn này và hydroxit canxi Ca(OH)2 với mục đích chính là khử màu và một phần nồng độ các chất COD. Nếu sử dụng sunfat sắt (II) thì đạt hiệu quả đạt tốt nhất ở nồng độ pH =  10, còn nếu sử dụng sunfat nhôm thì pH = 5 – 6.

Hoặc dùng keo tụ PAC có nhiều ưu điểm vượt trội hơn phèn nhôm: Hóa chất PAC trong keo tụ

Nguyên lý: khi sử dụng phèn sẽ tạo thành các bông hydroxit. Các chất màu và các chất khó bị phân hủy sinh học sẽ bị hấp phụ vào những bông cặn này, sau đó lắng xuống tạo và bùn. Để tăng tốc độ của quá trình keo tụ, tạo bông thì người ta thường bổ sung thêm chất trợ keo tụ như polymer hữu cơ.

Phương pháp này được thường được dùng để xử lý màu nước thải và hiệu suất khử màu đối với các loại thuốc nhuộm phân tán.

Bên cạnh các phương pháp keo tụ hóa học, phương pháp keo tụ điện hóa cũng đã được ứng dụng để giúp khử màu ở quy mô công nghiệp. Nguyên lý chính của phương pháp này đó là  trong thiết bị keo tụ có các điện cực, giấu các điện cực có dòng điện một chiều để làm tăng tốc độ quá trình kết bám tạo bông cặn dễ lắng. Điều kiện làm việc tốt nhất của hệ thống này là: cường độ dòng điện 1800mA và điện thế 8V, độ pH dao động từ 5.5 – 6.5.

Tags: xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải dệt nhuộm, xử lý nước thải xi mạ, xử lý nước thải axit, xử lý nước thải giàu amoni, xử lý nước thải bệnh viện, xử lý nước thải quán ăn, xử lý nước thải mì ăn liền, xử lý nước thải cao su

Tin cùng chuyên mục

Bình luận

Lên đầu trang