Hiện tượng La Nina ở Việt Nam

Các điều kiện khí quyển đại dương tại khu vực Nino 3.4 cho thấy La Nina đã phát triển ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương (khu vực Nino 3.4) kể từ tháng 7/2021. Hiện tại, chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 (khu vực xích đạo trung tâm Thái Bình Dương) trong 03 tháng 7-8-9/2021 đang thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) là 0,50C và giảm hơn so với trung bình trượt 03 tháng 6-7-8/2021 là 0,10C. Trong tuần đầu tháng 10/2021, chuẩn sai nhiệt độ bề mặt biển ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương (khu vực NINO3.4) là -0,60C và đã đạt ngưỡng La Nina. Các trung tâm khí hậu trên thế giới như Úc, Nhật Bản, khí tượng Mỹ đều xác nhận một chu kỳ La Nina đã bắt đầu.

Dự báo hiện tượng ENSO trong trạng thái La Nina sẽ tiếp tục duy trì cường độ yếu cho đến hết năm 2021 với xác suất khoảng 90%; những tháng đầu năm 2022, nhiệt độ mặt nước biển có xu hướng tăng dần nhưng vẫn thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) và ENSO vẫn trong trạng thái La Nina yếu.

Chi tiết tin

Hiện tượng La Nina ở Việt Nam

Hiện tượng La Nina ở Việt Nam

Mưa bão dự báo sẽ bất thường và dồn dập vào cuối năm

Chia sẻ tại "Hội thảo phối hợp hướng dẫn khai thác thông tin KTTV và cập nhật nhận định diễn biến thiên tai 2022" do Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (KTTV) tổ chức ngày 16/6, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm DBKTTV Quốc gia cho biết, ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 55-65%.

"Đây là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam chịu ảnh hưởng La Nina - hiện tượng này là ít gặp, thường chỉ có chu kỳ 2 năm. Dự báo số lượng bão sẽ nhiều hơn trung bình nhiều năm (TBNN), tổng lượng mưa cũng nhiều hơn TBNN", ông Hoàng Phúc Lâm lưu ý.

Cụ thể, từ nay đến hết năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng có 4-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Vì vậy cần đề phòng bão có hướng di chuyển phức tạp, dồn dập trong những tháng cuối năm 2022. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.

Trong các tháng mùa mưa (từ tháng 7-9/2022), lượng mưa tại Bắc Bộ có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN. Trái lại, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 7-9/2022, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với TBNN. 

Từ khoảng tháng 10-11/2022, khu vực ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên dự báo lượng mưa cao hơn TBNN, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.

Tháng 7 tiếp tục xảy ra nắng nóng gay gắt

Về nhiệt độ, nắng nóng và không khí lạnh, ông Hoàng Phúc Lâm cho biết ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, nhiệt độ trung bình tháng 7/2022 ở mức xấp xỉ TBNN, tháng 8-9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,5 độ C; từ tháng 10-12/2022, phổ biến ở mức thấp hơn TBNN khoảng 0,5 độ C.

Trong tháng 7/2022 có khả năng tiếp tục xảy ra nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất hơn 37 độ C.

Đặc biệt, không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm trong tháng 10 và tháng 11/2022; nền nhiệt những tháng đầu mùa đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.

Trong tháng 7/2022, tổng lượng mưa tại Bắc Bộ phổ biến ở mức cao hơn TBNN từ 10-20%. Trong tháng 8-9/2022, tổng lượng mưa tại Bắc Bộ cao hơn TBNN từ 5-10%.

Đáng chú ý, trong tháng 10, ở Bắc Bộ, lượng mưa ở mức cao hơn TBNN từ 10-25%, riêng khu vực Tây Bắc có lượng mưa thấp hơn so với TBNN từ 5-15%.

Khu vực Trung Bộ, tháng 7/2022, tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn TBNN từ 5-15%...

Tháng 10-11/2022, tổng lượng mưa tại Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn từ 30-60%, trong đó, tháng 10 có nơi cao hơn 70%, tại Nam Bộ tổng lượng mưa cao hơn từ 10-20% so với TBNN.

Làm rõ hơn thông tin về mùa mưa bão năm 2022, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm DBKKTV quốc gia cho biết năm nay không khí lạnh đến sớm, hoạt động bão nhiều hơn và khi ccs hình thái này kết hợp với nhau thì gây ảnh hưởng nặng hơn. tạo hình thế gây mưa.

"Năm nay dự báo khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có bão mạnh, khả năng dồn vào cuối năm nên sẽ tác động đến nước ta. Mưa liên tục phối hợp không khí lạnh đến sớm, tạo hội tụ gây mưa rất lớn và dồn dập ở miền Trung vào tháng 11", ông Mai Văn Khiêm thông tin. 

Thu Cúc


Hiện tượng La Nina ở Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hiện tượng La Nina ở Việt Nam
Nhiệt độ bề mặt nước biển Thái Bình Dương tháng 11 năm 2007

La Niña là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Niño. Hiện tượng La Niña thường bắt đầu hình thành từ tháng ba đến tháng sáu hằng năm, và gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối năm cho tới tháng 2 năm sau. La Niña sẽ xảy ra ngay sau khi hiện tượng El Niño kết thúc. Hiện tượng La Niña thuộc dòng biển lạnh làm lạnh nhiệt độ của những vùng mà nó đi qua. "La Nina" (hay còn gọi là bé Hài Đồng nữ) là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino.

Để thể hiện sự ngược nhau giữa hai hiện tượng này có khi người ta dùng khái niệm Anti-El Nino (đối El Nino).[1] Hiện tượng La Nina có thể xuất hiện ngay khi hiện tượng El Nino suy yếu, nhưng có khi không phải như vậy.

Nghiên cứu hiện tượng El Nino và La Nina để hiểu biết về cơ chế vật lý, đặc điểm và quy luật diễn biến cũng như những hậu quả tác động của chúng, chúng ta có thể cảnh báo trước sự xuất hiện của El Nino và La Nina, những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với thời tiết, khí hậu và kinh tế - xã hội để có những biện pháp phòng, tránh hiệu quả, hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại do El Nino và La Nina gây ra.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Tây Ban Nha, La Niña còn có nghĩa là "bé gái" để biểu thị sự trái ngược lại với hiện tượng El Niño (nghĩa là "bé trai"). La Niña còn được gọi với cái tên El Viejo hay Anti-El Niño.

Dấu hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệt độ nước biển tại khu vực Thái Bình Dương lạnh đi một cách bất thường cùng với các vùng lân cận khác, nhiệt độ cũng giảm đi một cách lạ thường.

Tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tượng La Nina ở Việt Nam
Tác động của La Niña trên thế giới

Hiện tượng La Niña sẽ gây nhiều bão tố trên Đại Tây Dương nhưng lại làm giảm nguy cơ bão ở Thái Bình Dương.[2] Ở Mỹ, nhiệt độ mùa đông ấm hơn mức thông thường ở vùng Đông Nam và lạnh hơn ở vùng Tây Bắc. Nhiệt độ hạ xuống thấp đáng kể nên sẽ gây ra trận rét đậm rét hại cho khu vực chịu ảnh hưởng.

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tượng La Nina ở Việt Nam

Những đợt La Niña từ 1900-2021.[3][4]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hiện tượng El Niño

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ US Department of Commerce, National Oceanic and Atmospheric Administration. “What are El Nino and La Nina?”. oceanservice.noaa.gov (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ “El Niño and La Niña”. NIWA (bằng tiếng Anh). 28 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ “Cold and warm episodes by season”. Climate Prediction Center NOAA. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ “La Niña – Detailed Australian Analysis”. Australian Bureau of Meteorology. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2016.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tượng La Nina ở Việt Nam
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về La Niña.
  • “Current map of sea surface temperature anomalies in the Pacific Ocean”. earth.nullschool.net.
  • “Southern Oscillation diagnostic discussion”. Climate Prediction Center (CPC). National Oceanic and Atmospheric Administration.
  • “ENSO Outlook - An alert system for the El Niño–Southern Oscillation”. Australian Bureau of Meteorology.