Hay tóm tắt tiểu sử của c mác ph ăngghen v.i. lênin

Năm 1841, ông đến Berlin và tham ra binh đoàn pháo binh. Trong thời gian

này, ông tích cực tham ra nhóm “Heghel trẻ’’ và nhóm “Feurbach trẻ’’ và

chịu ảnh hưởng tư tưởng của hai ông. Cũng như C.Mác, ông không tiếp thu

một cách thụ động, mà tiếp thu một cách phê phán, kế thừa những tinh hoa và

khắc phục những hạn chế , để từ đó hình thành thế giới quan và phương pháp

luận của mình.

Năm 1843, Ph.Ăngghen gặp Meribốcxơ là một người thuộc tầng lớp lao

động. Bà đã giúp Ph.Ăngghen thâm nhập vào đời sống của giai cấp công nhân

và thu thập tài liệu để viết tác phẩm “ Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”.

Năm 1844, C.Mác và Ph.Ăngghen đã gặp nhau và trở thành bạn thân.

Tháng 11/1849, Ph.Ăngghen cũng bị trục suất khỏi nước Đức và sang sống ở

Anh để cùng hoạt động với C.Mác.Tại đây, hai ông đã tác động tích cực với

nhau trong việc nghiên cứu kinh tế chính trị học và lãnh đạo phong trào đấu

tranh của giai cấp công nhân tới hơi thở cuối cùng.

1.3:Sơ lược tiểu sử V.I.Lênin.

V.I.Lênin sinh ngày 22/4/1870 ở Simbirsk nay là Ulianovsk, mất ngày

21/1/1924 ở làng Gorki gần Mátxcơva. V.I.Lênin tên thật là Vladimir Ilits

Ulianov. Năm 1887,V.I.Lênin tốt nghiệp xuất sắc bậc trung học và được nhận

huy trương vàng nên có thể vào thẳng bất kì một trường đại học nào ở nước

Nga.

Sau khi tốt nghiệp khoa luật, V.I.Lênin làm chợ lý luật sư ở Xamara.

Tháng 8/1893, chuyển về Petécbua vào mùa thu năm 1895, V.I.Lênin thành

lập ở Pêtécbua Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Nhằm

tập hợp nhóm cách mạng ở Pêtécbua.

Đêm ngày 9/12//1895, do bị tố giác, nhiều hội viên của Hội liên hiệp,

trong đó có V.I.Lênin bị cảnh sát bắt. Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng 2/1897,

V.I.Lênin bị đi đày ba năm ở làng Susenhoe ( miền đông Xibiri). Trong thời

gian lưu đầy, V.I.Lênin đã viết xong hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn

khá đồ sộ, “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga” (1896-1899).

4

Năm 1900, thời gian lưu đầy của V.I.Lênin kết thúc. Năm 1903, tại

LonDon tiến hành đại hội lần thứ 2 Đảng công nhân chủ xã hội Nga,

V.I.Leenin phát biểu phải xây dựng một đảng mác xít kiểu nới có kỷ luật

nghiêm minh, có khả năng tổ chức cách mạng của quần chúng. Trong thời kỳ

cách mạng 1905-1907, V.I.Lênin đã phát triển tư tưởng độc quyền lãnh đạo

của giai cấp vô sản trong cuộc sống cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Tháng 4/1905, tại LonDon tiến hành đại hội lần thứ 3, Đảng công nhân xã

hội Nga, V.I.Lênin được bầu là chủ tịch Đại hội. Tháng 1/1912, V.I.Lênin

lãnh đạo hội nghị lần thứ 4.(Praha), toàn Đảng công nhận dân chủ xã hội.

Ngày 30 tháng Tám 1918, V.I. Lênin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng

sau đó ít lâu sức khoẻ hồi phục, V.I. Lênin là người sáng lập Quốc tế Cộng

sản (1919). Tháng Ba năm 1919, Đại hội lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Nga đã

thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, V.I. Lê-nin được bầu là chủ tịch Uỷ ban

soạn thảo Cương lĩnh Mùa xuân 1920, V.I. Lê-nin viết cuốn Bệnh ấu trĩ tả

khuynh của chủ nghĩa cộng sản trình bày những vấn đề chiến lược và sách

lược của phong trào cộng sản. Thời gian này, V.I. Lê-nin soạn thảo xong kế

hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (công nghiệp hóa đất nước, hợp tác hóa gia

cấp nông dân, cách mạng văn hóa) là người sáng lập ra Kế hoạch điện khí hóa

toàn Nga (GOELRO), người đề ra chính sách kinh tế (NEP). Năm 1921 chính

sách NEP của V.I. Lê-nin được thông qua tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng

sản Nga. Năm 1922 V.I. Lê-nin ốm nặng. Trong diễn văn cuối cùng đọc tại

hội nghị toàn thể Xô Viết đại biểu thành phố Mát xcơ va (ngày 20 Tháng

Mười một 1922) V.I. Lê-nin tin tưởng rằng thi hành chính sách NEP nước

Nga sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Tháng Chạp 1922 đến Tháng Ba

1922 V.I. Lê-nin đọc ghi âm lại một số bài báo quan trọng như: Những trang

nhật ký, Bàn về hợp tác hóa, Bàn về cách mạng của chúng ta, Thà ít mà tốt;

Thư gửi Đại hội. Ngày 21 Tháng Tư 1924, V.I. Lê-nin qua đời ở làng Gorki

(Mát xcơ va).

5

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CỦA C.MÁC, PH. ĂNGGHEN VÀ

V.I.LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.

2.1: Những dự báo của C.Mác và Ăngghen về chủ nghĩa cộng sản.

2.1.1:Về những đặc trưng kinh tế - xã hội cơ bản của chủ nghĩa cộng

sản:

*Lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao:

Chủ nghĩa cộng sản là hình thái xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản, bởi vì

nó đem lại một lực lượng sản xuất cao hơn chủ nghĩa tư bản. Đó là điều

kiện dễ làm cho tất cả mọi thành viên viên trong xã hội đều có thể phát

triển như nhau một cách xứng đáng với con người. Cũng chỉ có lực lượng

sản xuất ở trình độ rất cao mới có thể xóa bỏ sự khác biệt giai cấp, mới có

thể thực hiện được nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

*Chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người

bóc lột người bị thủ tiêu:

Mác và Ăngghen cho rằng, chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã hội mà

quyền lực thuộc về người lao động; nhờ có chế độ sở hữu xã hội thay thế

cho chế độ sở hữu tư nhân, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu, quan hệ

giữa người với người là quan hệ hợp tác của những người lao động. Sự

phát triển của lực lượng sản xuất dưới chế độ tư bản chủ nghĩa là điều kiện

vật chất cho việc thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cũng chỉ ra rằng, không thể thủ tiêu chế

độ tư hữu ngay lập tức được mà chỉ có thể thực hiện dần dần, và chỉ khi

nào đã tạo ra được một lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hóa cao độ với

năng suất lao động rất cao thì khi đó mới xóa được chế độ tư hữu.

*Sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội:

Mục đích của nền sản xuất xã hộị dưới chủ nghĩa xã cộng sản là đảm

bảo cho mọi thành viên trong xã hội có đời sống văn hóa ngày càng phong

6

phú, đảm bảo cho họ phát triển và vận dụng một cách tự do những năng

khiếu thể lực và trí lực.

Trong tác phẩm “ Chống Đuyrinh”, Ăngghen đã chỉ rõ rằng, chủ nghĩa

cộng sản tạo khả năng đảm bảo cho một thành viên trong xã hội không

những có điều kiện sinh hoạt vật chất đầy đủ và ngày càng cải thiện bằng

cách dựa vào nền sản xuất xã hội, mà còn được hoàn toàn tư do phát triển

và sử dụng thể lực và trí lực của mình. Con người và nhu cầu của họ trở

thành động lực và mục đích ưu việt căn bản của chủ nghĩa cộng sản.

*Nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên

phạm vi toàn xã hội:

Trên cơ sở quyền lực cộng đồng và nhờ quyền lực ấy, trong chế độ cộng

sản chủ nghĩa sẽ không còn mâu thuẫn giữa sự tổ chức có tính chất xã hội

trong mỗi công xưởng và tình trạng vô chính phủ trong toàn bộ nền sản

xuất xã hội.

Cũng trên cơ sở chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất trong chế độ

cộng sản chủ nghĩa.Mác dự báo rằng, trong chế độ kinh tế cộng sản chủ

nghĩa, tương lai tính chất hàng hóa của sản xuất sẽ bị loại trừ, tình trạng

thống trị của sản phẩm đối với những người sản xuất sẽ không còn.

Ăngghen đã khái quát tư tưởng của Mác như sau: “ Một khi xã hội nắm lấy

các tư liệu sản xuất và sử dụng những tư liệu đó để sản xuất trực tiếp xã hội

hóa, thì lao động của mỗi người, dù tính chất có ích đặc thù của lao động

đó có khác nhau đến đâu chăng nữa, ngay từ đầu và trực tiếp cũng trở thành

lao động xã hội. Khi ấy người ta không cần phải dùng đường vòng để xác

định số lượng lao động xã hội nằm trong một sản phẩm…”

*Sự phân phối sản phẩm bình đẳng:

Do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, xã hội mới sẽ sản xuất ra

một lượng sản phẩm dồi dào và được tổ chức phân phối một cách khoa học

nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. Xuất phát từ luận

điểm về quan hệ sở hữu quyết định quan hệ phân phối, trong tác phẩm

7