Giá vốn khác, giá thành như thế nào

1. Khái niệm về giá vốn và giá thành

Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm đã hoàn thành với công suất hoạt động là ở mức bình thường. Hay nói cách khác, giá thành sản phẩm là chỉ gồm chi phí sản xuất tính cho những sản phẩm đã được hoàn thành trong kỳ.

Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của toàn bộ số hàng hóa được xác định là đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định [thường được tính là trong một kỳ kế toán]. Giá vốn hàng bán cũng là yếu tố phản ánh về tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm.

[external_link offset=1]

Phân biệt giá thành và giá vốn với ?

Tạ Duy Hiếu · Tạ Duy Hiếu 00:06 18/03/2016

1 giờ trước

Giúp e phân biệt giá thành và giá vốn với ạ?

  • kế toán tổng hợp
  • giá thành
  • giá vốn

5 hữu ích 0 bình luận 44k xem chia sẻ

Giá vốn và giá thành khác nhau như thế nào?

Posted by: Thanh Trần in Kiến thức kế toán

Trong kế toán, giá thành chính là giá nhập kho của thành phẩm, bán thành phẩm được DN sản xuất, giá thành chỉ có ở các doanh nghiệp sản xuất. Giá thành có nguồn gốc từ số liệu tập hợp chi phí phát sinh của TK chi phí 621, 622 và 627 trong kỳ và được kết chuyển vào TK 154. Giá thành trong kỳ chính là phát sinh Nợ TK 155 và phát sinh Có TK 154. Trong một kỳ, một mặt hàng có thể có nhiều giá thành khác nhau [do sản xuất từ nhiều mẻ, ứng với nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau].

Trong lúc đó giá vốn hay còn gọi là “giá vốn hàng bán” chính là giá xuất kho được tính toán theo PP tính giá xuất kho [chẳng hạn là bình quân], thông thường khi bán hàng giá vốn chính là Phát sinh Nợ TK 632. Nếu là tính giá xuất kho theo PP bình quân gia quyền thì một mặt hàng trong một kho chỉ có một giá xuất kho.

Giá vốn và giá thành thông thường là khác nhau, sự chênh lệch giữa giá vốn và giá thành chính là do bình quân với lượng tồn đầu và các lần nhập kho với giá khác nhau.

Phòng tư vấn Công ty Omega

2013-08-28

Share !

  • tweet

Tính giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm [product cost] là giá trị bằng tiền của toàn bộ chi phí trực tiếp và gián tiếp cấu thành nên sản phẩm / dịch vụ theo từng công đoạn.

Tính giá thành sản phẩm là tính toán, phân bổ các chi phí liên quan đến việc sản xuất / phân phối một đơn vị sản phẩm hoặc thực hiện một công việc dịch vụ.

Để đáp ứng cho nhu cầu hạch toán kế toán cũng như nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần thiết phải xác định được giá thành hợp lý của từng loại sản phẩm, dịch vụ cũng như giá thành đơn vị của chúng.

Có nhiều phương pháp tính giá thành, tùy thuộc vào mỗi ngành nghề, mỗi loại sản phẩm mà doanh nghiệp chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất

Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu của quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân chia làm nhiều loại khác nhau, tùy theo các tiêu thức sử dụng để phân loại giá thành

Có nhiều cách để phân loại giá thành sản phẩm

Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở dữ liệu và thời điểm tính giá thành

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại sau:

  • Giá thành sản phẩm kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cũng là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
  • Giá thành sản phẩm định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế-kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
  • Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi và các chi phí cấu thành

  • Giá thành sản xuất: giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng để xác định giá trị Hàng tồn kho trong Bảng cân đối kế toán, xác định giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Như vậy giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xác định theo số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp.

1. Khái niệm giá vốn hàng bán là gì?

Điều đầu tiên nếu muốn quản lý dòng tiền hiệu quả thì cần phải hiểu khái niệm giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể [trong một kỳ]. Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm.

Theo số liệu của AC Nielsen, Việt Nam hiện có khoảng hơn 1,3 triệu cửa hàng bán lẻ, đáng chú ý là hơn 90% chủ cửa hàng tại các tỉnh và 70% cửa hàng tại các thành phố lớn vẫn đang quản lý cửa hàng bằng cách ghi chép thủ công.

Tất nhiên đây là dạng mô hình kinh doanh thành viên hộ gia đình, không thuê nhân viên bên ngoài. Nhưng một khi quy mô phát triển bắt buộc họ cần cải cách tư duy quản lý của mình, hoặc mãi mãi dừng lại ở quy mô đó, không thể lớn lên được.

Mới đây nhất là vụ GNN Express, vị CEO công ty chuyển phát nhanh này đã phải thừa nhận, do năng lực quản lý dòng tiền yếu kém, không cân đối được thu chi dẫn tới việc lạm dụng và sử dụng tiền thu hộ [COD] của khách hàng vào các hoạt động của công ty [lên tới 5,5 tỷ đồng]. Công ty phá sản vì mất khả năng chi trả.

Trong các khoản đầu tư, nhìn nhận dễ nhất là chi phí nhập hàng, khoản ngân sách chiếm tỷ trọng lớn trong khâu kinh doanh. Vì vậy, cần hiểu được giá vốn hàng bán là gì, sự hình thành của giá vốn, cách nó hoạt động như thế nào và cách tính ra sao. Khi đó bạn sẽ biết việc làm ăn ở cửa hàng thực sự đang tăng trưởng ra sao.

Vậy giá vốn hàng bán gồm những gì? Chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí để tạo ra một sản phẩm như chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hàng hóa, chi phí nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển,... Đối với từng loại hình công ty khác nhau thì sẽ có những cách định nghĩa về giá vốn khác nhau:

  • Với các công ty thương mại [nghĩa là nhập sản phẩm sẵn có về bán], thì giá vốn được hiểu là tổng tất cả các chi phí từ lúc mua hàng đến lúc hàng hóa có mặt tại kho của công ty, bao gồm: giá nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa về kho, thuế, bảo hiểm hàng hóa,...
  • Với các công ty sản xuất [các công ty trực tiếp sản xuất ra sản phẩm], thì các chi phí cấu thành nên giá vốn sẽ nhiều hơn các công ty thương mại do có thêm chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm.

Ngoài ra, giá vốn của mỗi công ty khác nhau còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định khác nhau theo hợp đồng với nhà cung cấp.

Xem thêm: Chi phí ẩn và bài toán cạnh tranh trong kinh doanh bán lẻ

Video liên quan

Chủ Đề