Đền thờ thái thượng lão quân ở đâu

Địa điểm thờ cúng trong văn hóa tâm linh của người Việt luôn được chú trọng trải qua hàng thế hệ, xuất phát từ lòng biết ơn, thành kính hướng tới những người có công cứu rỗi...

Địa điểm thờ cúng trong văn hóa tâm linh của người Việt luôn được chú trọng trải qua hàng thế hệ, xuất phát từ lòng biết ơn, thành kính hướng tới những người có công cứu rỗi cho cộng đồng, địa phương, những người có công tái tạo và dưỡng dục những thế hệ con người. Đời sống tâm linh đa dạng của nền văn minh lúa nước 4000 năm gắn liền với các địa điểm thờ cúng đa dạng, bao gồm: Chùa, Đền, Đình, Miếu, Am, Điện thờ, Phủ,… mỗi nơi mang một ý nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên hệ nhất định.

Địa điểm thờ cúng trong văn hóa tâm linh của người Việt: Chùa Ba Vàng [Uông Bí - Quảng Ninh]

Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi thờ Phật, cũng là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, chiêm bái, vãn cảnh, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo.

Xá lợi Phật

Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

"Chùa chiền" theo Hán-Việt còn có nghĩa là "tự viện", là một nơi an trí tượng Phật và là chỗ cứ trú tu hành của các tăng ni. Ngày nay trong thực tế chùa được gọi bằng cả từ Hán-Việt phổ thông như "Tự", "Quán", "Am".

Đền Sóc

Địa điểm thờ cúng trong văn hóa tâm linh của người Việt: Đền

Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh trong tôn giáo hoặc theo tín ngưỡng địa phương hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.

Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng [thờ các Vua Hùng], đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc.

Tứ trấn Thăng Long gồm Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh… thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

Ở Trung Quốc có các đền thờ các vị thần tiên của Đạo giáo như Tam Thanh Huyền Đế, Linh quan, Lão Đăng lộc đình, Thần Vũ Bát sát, Lão tổ Thiền sư, Hắc hổ Huyền đàn và Sùng linh Địa kỳ...; ở Ai Cập cổ đại có các đền thờ chư thần [như đền thần Isis ở Philae] hoặc đền thờ pharaon; còn ở Hy Lạp có các đền thờ các vị thần trong Thần thoại Hy Lạp như đền Delphi thờ thần Apollo.

Địa điểm thờ cúng trong văn hóa tâm linh của người Việt: Đình

Đình là công trình kiến trúc cổ truyền của làng quê, là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.

Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề [ông tổ của nghề]. Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.

Trước kia theo tình hình chung của cả nước, đình của các làng mạc Việt Nam chỉ là quán để nghỉ. Năm 1231 Trần Nhân Tông xuống chiếu cho đắp tượng Phật ở đình quán. Năm 1491 nhà vua cho xây dựng Quảng Văn đình là nơi để dân chúng đánh trống kêu oan và nơi ban bố, giảng giải các chính sách của nhà nước phong kiến tại Thăng Long.

Ngôi đình làng với chức năng là nơi thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân chúng có lẽ bắt đầu vào thời Lê sơ và định hình vào thời nhà Mạc. Có lẽ sự phát triển của Nho giáo vào cuối thế 15 đã cấy dần Thành hoàng vào đình làng.

Nhưng hiện nay dấu vết sớm nhất của đình làng thì Thành hoàng chỉ gặp từ thế kỷ 16. Trước đây đình thường chỉ có 3 gian và 2 trái. Gian giữa không có sạp, trong gian thờ Thành hoàng. Cuối thế kỷ 17 từ gian giữa và kéo dài về sau gọi là chuôi vồ, tạo cho đình làng mang kiểu chữ Đinh. Cuối thế kỷ 17, nhất là thế kỷ 19, đình làng được bổ sung tòa tiền tế.

Địa điểm của đình khác đền chùa. Trong khi chùa và đền chuộng địa điểm tĩnh mịch, có khi u tịch, khuất lối thì đình làng chủ yếu lấy địa điểm trung tâm. Lý tưởng nhất là đình có địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Nếu không có được ao hồ thiên nhiên thì dân làng có khi đào giếng khơi để có mặt nước phía trước đình cho đúng thế "tụ thủy" vì họ cho đó là điềm thịnh mãn cho làng. Kiểu xây dựng bằng gỗ bao gồm các yếu tố nghiêng về trang trí và chạm khắc.

Đình làng thường là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu".

Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê.

Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng. Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng.

Địa điểm thờ cúng trong văn hóa tâm linh của người Việt: Miếu

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu- tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng. Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ. Miếu còn là nơi thờ cúng các bậc trung liệt có công với nước, với dân như miếu Ngôi làng Lũng Ngoại xã Lũng Hoà, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc [di tích được xếp hạng cấp quốc gia năm 1994].

Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa [nhân thần], ngày hiện hóa [thiên thần] làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.

Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu [cách gọi của người miền Nam].

Địa điểm thờ cúng trong văn hóa tâm linh của người Việt: Điện thờ

Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.

Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân [điện thờ tại gia]. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…

Thông thường bên trong Điện thờ tam tứ phủ gồm 3 ban chính: Ở giữa là Ban tam tứ phủ công đồng, bên phải [ nhìn từ phía người làm lễ] là ban Trần Triều, bên Trái là Ban Sơn Trang.

Tại Ban công đồng tượng thờ được đặt theo cấu trúc bao gồm các lớp như sau:

Lớp thứ nhất trên cùng: Tượng quan thế âm bồ tát hoặc tượng thiên thủ thiên nhãn [ phật nghìn mắt nghìn tay]

Lớp thứ hai: Tượng Ngọc Hoàng thượng đế, hai bên đặt quan nam tào bắc đẩu

Lớp thứ ba: Tam tòa thánh mẫu

Lớp thứ tư: Tượng Ngũ vị tôn ông

Lớp thứ năm: Tượng tứ phủ chầu bà

Lớp thứ sáu: Tượng tứ phủ ông Hoàng [ ông Hoàng Bơ, ông Hoàng bẩy, ông Hoàng Mười]

Lớp thứ bẩy: Tượng tứ phủ thánh cô

Lớp thứ tám: Dưới gầm ban Công đồng thờ ngũ hổ, Quan bạch Quan xà [ Quan Bạch Xà có nơi vắt ngang trên Điện]

Ngoài ra hai bên Công đồng đặt thêm tượng hai cậu Bé ở phía dưới hai bên. Phía ngoài điện thờ có 1 lầu Cô, 1 lầu Cậu, đôi khi lầu Cô lầu Cậu được đặt hai bên cửa bên trong Điện thờ. Ngoài sân Điện thờ là ban thờ Mẫu Thượng Thiên.

Việc lập Điện thờ tại gia phụ thuộc vào các yếu tố: Căn duyên của thanh đồng với nhà Thánh, lòng mộ đạo của Thanh đồng xuất tâm muốn thờ phụng, điều kiện hoàn cảnh của thanh đồng. Sau khi cân nhắc đầy đủ các yếu tố trên thì mới nên lập Điện thờ cho phải phép, nghiêm cẩn.

Am thờ Công chúa Mỵ Châu

Địa điểm thờ cúng trong văn hóa tâm linh của người Việt: Am

Am được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.

Với người Việt, Am là nơi thờ Phật [Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…] cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV [thời Lê sơ] là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am.

Nghè Vẹt thờ các đời Chúa Trịnh

Địa điểm thờ cúng trong văn hóa tâm linh của người Việt: Nghè

Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều [Cẩm Giàng – Hải Dương].

Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh.

Hiện ngôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ XVII.

Phủ Tây Hồ [Hà Nội]

Địa điểm thờ cúng trong văn hóa tâm linh của người Việt: Phủ

Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu [tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam]. Một số nơi thờ tự [ở Thanh Hóa] gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương [tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật].

Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.

Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ là một tín ngưỡng nằm trong của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Tứ phủ bao gồm:

Thiên phủ [miền trời]: mẫu đệ nhất [mẫu Thượng Thiên] cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.

Nhạc phủ [miền rừng núi]: mẫu đệ nhị [mẫu Thượng Ngàn] trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.

Thuỷ phủ [miền sông nước]: mẫu đệ tam [mẫu Thoải] trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.

Địa phủ [miền đất]: mẫu đệ tứ [mẫu Địa Phủ] quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.

Tứ phủ được thờ tại hầu hết các chùa chiền ở miền Bắc Việt Nam

Thăng Long Tứ Trấn

Địa điểm thờ cúng trong văn hóa tâm linh của người Việt: Quán

Quán là một dạng đền gắn với đạo Lão [Đạo giáo]. Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh.

Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa.

Đó là Tam thanh [Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân], Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân [Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô] đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ [Ngọc Hoàng].

Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây cũ [nay là Hà Nội]. “Thăng Long Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán [tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh]; Huyền Thiên cổ quán [nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai]; Đồng Thiên quán [nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành]; Đế Thích quán [nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên].

Video liên quan

Chủ Đề