Em bé ngủ võng có tốt không

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết: Với những bé quá khó và hay khóc quấy, chiếc võng dường như trở thành một giải pháp tối ưu. Nhiều cha mẹ còn tỏ ra sung sướng khi thấy bé có vẻ thích thú mỗi khi chiếc võng đong đưa. Tuy nhiên, chuyện nằm võng có thể là giải pháp trước mắt nhưng sẽ để lại nhiều hậu họa về sau.

Hội chứng rung lắc

Do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa đạt đến độ hoàn thiện nên những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ trong 3 hoặc 5 giây rung lắc là não của trẻ đã có thể phải chịu những tổn thương. Tổn thương nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển năng lực trí tuệ, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng và chậm hình thành nhận thức.

Ức chế thần kinh

Khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ. Đó là lý do vì sao khi bạn bế trẻ ra khỏi võng, chúng thường giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu và ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.

Ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực

Do võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo. Đây là một bệnh rất phổ biến với các trẻ được cho ngủ bằng võng. Điều này được lý giải là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành. Mặt khác, khi đốt sống cong, lồng ngực của trẻ sẽ trở nên khó thở do lưng bị gù. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi.

\n

Thần kinh vận động kém phát triển

Trẻ nằm nhiều trên võng khó có thể học và hình thành các động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm... Sự ảnh hưởng hệ thần kinh vận động này sẽ khiến trẻ kém linh hoạt và làm khả năng tiếp thu, nhận thức kém đi.

Hạn chế cơ bắp phát triển

Cơ bắp nếu được vận động, co duỗi thường xuyên sẽ có điều kiện tốt để nở nang và phát triển. Ngay cả khi đã ngủ, các cơ bắp này vẫn phải được hoạt động để giúp lưu thông khí huyết trong toàn bộ cơ thể, nhất là não bộ. Trong khi đó, một trẻ được cho nằm võng lại thường bị chèn ép tay, chân, vẹo đầu, vẹo cổ... Những tư thế này sẽ khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm và do đó không thể điều hòa máu huyết đều đặn. Kết quả, cơ bắp cũng như não bộ đều phát triển kém. Mặt khác, khi trẻ trở mình trên võng rất dễ bị té ngã ở những thế nguy hiểm nên cần phải được che chắn cẩn thận.

Nhiều gia đình lầm tưởng rằng, việc được đung đưa trên võng sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn so với khi bé nằm cũi hoặc nằm giường.

Tuy nhiên, việc tưởng chừng như có ích này lại gây ra những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con. Nhất là đặt bé nằm trên võng lúc con ngủ.

Các chuyên gia khuyến nghị trẻ em cần được đặt ngủ trên một bề mặt phẳng, cứng vừa phải trong tất cả cá giấc ngủ, cả giấc ngày và giấc đêm.

Tất cả các bề mặt cong, lún, không đủ độ cứng, đều có nguy cơ gây đột tử cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Giấc ngủ đặc biệt quan trọng với con. Trẻ sơ sinh cần ngủ 16-18 tiếng/ ngày. Trẻ 1 tuổi trở lên sẽ ngủ khoảng 14 tiếng/ngày.

Vì vậy ba mẹ hãy đảm bảo cho con một môi trường ngủ an toàn và phù hợp trong suốt thời gian con dành để ngủ nhé!

Em bé ngủ võng có tốt không

Ba mẹ tuyệt đối không nên để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nằm võng

Sau đây là những nguyên nhân ba mẹ KHÔNG nên cho trẻ dưới 3 tuổi nằm võng và sử dụng cẩn thận cho trẻ trên 3 tuổi. Nghĩa là cần có sự giám sát chặt chẽ của người lớn hoặc cho trẻ nằm võng ngủ.

Nguy cơ SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh) tăng cao

- Do cấu trúc bề mặt võng, cổ con sẽ gập chạm xuống phía ngực (chin to chest), gây khó thở. Điều này đặc biệt nguy hại tới các em bé sơ sinh chưa cứng cổ, chưa thể cử động được cổ.

Không chỉ võng, mà sô pha, hoặc các không gian chật hẹp và lún khác, cũng có nguy cơ tương đương.

- Trẻ sơ sinh nằm võng một mình rất nguy hiểm. Nhưng, để trẻ nằm cùng cha mẹ thì cũng nguy hiểm không kém. Nguy cơ trẻ bị ngạt thở do nằm chung với cha mẹ, cao hơn 40 lần so với khi trẻ nằm một mình trong cũi.

 

Em bé ngủ võng có tốt không

 

Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xương

Trẻ sơ sinh được khuyến khích nằm trên bề mặt phẳng để đảm bảo cho sự phát triển của cột sống. Bởi, xương của trẻ khi còn nhỏ rất mềm và chưa phát triển hoàn thiện, khi để trẻ ngủ trên võng một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của xương.

Về lâu dài, lưng trẻ có thể bị gù, bị vẹo cột sống hay biến dạng cơ,… Bề mặt cong của võng sẽ làm tăng độ cong sinh lý của cơ thể, khiến cho các dây thần kinh, dây chằng và khớp của cột sống trong tình trạng quá tải.

Các nguy cơ chủ quan

Đây là các nguy cơ luôn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày, nhưng vì chủ quan mà chúng ta lờ nó đi.

- Trẻ sơ sinh, thậm chí là trẻ lớn, và ngay cả người lớn; đều có khả năng bị ngã lộn cổ khỏi võng. Điều này càng dễ xảy ra, và cực nguy hiểm trong trường hợp trẻ nằm chung võng với người lớn. Các chấn thương này chủ yếu ở vùng đầu, gây tổn thương đến não.

- Võng buộc không chắc, tuột mối nối võng, anh chị lớn nghịch ngợm, hoặc chó mèo nuôi trong nhà chạy qua… đều là các nguyên nhân khách quan gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Kiểm định chất lượng sản phẩm

Trên thế giới, không có sản phẩm võng nào, được Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kì khuyên dùng, phục vụ cho mục đích ngủ của trẻ sơ sinh.

Các sản phẩm võng, hầu hết không được kiểm chứng về độ an toàn cho trẻ sơ sinh trước khi được tung ra thị trường (nhất là các sản phẩm võng của Việt Nam).

Thậm chí có những sản phẩm võng không đáp ứng được tiêu chuẩn thông thường, dễ gãy, sập, tuột mối đan bề mặt võng.

Với những em bé có da nhạy cảm hoặc viêm da cơ địa, chất liệu và loại màu nhuộm cho võng cũng có thể khiến da của bé bị dị ứng, nổi mẩn, ngứa ngáy.

 

Em bé ngủ võng có tốt không

 

An toàn ngủ cho trẻ sơ sinh

Về an toàn ngủ, Hiệp hội Nhi khoa Mỹ đã khuyến nghị bảng tiêu chuẩn ngủ ABC như sau:

  • A: ALONE

Con nên được ngủ một mình, trong không gian riêng, cho mọi giấc ngủ. Không gian này nên là cũi gỗ hoặc cũi vải.

Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong cao hơn, nếu ngủ chung giường với bố mẹ.

  • B: BACK

Trẻ sơ sinh chưa lật lẫy thành thạo, nên được đặt nằm ngửa, tránh các nguy cơ về ngạt đường thở. Tuyệt đối không chủ động đặt trẻ sơ sinh nằm sấp.

  • C: CRIB

Môi trường ngủ an toàn là một chiếc cũi trống trơn (có đệm).
Bên trong cũi không để gấu bông, gối, chăn.. bởi sẽ luôn có nguy cơ gây ngạt cho trẻ.

Nếu trời lạnh, hãy quấn bé hoặc cho con dùng túi ngủ của những thương hiệu uy tín. Tuyệt đối đừng đắp những chiếc chăn lùng bùng cho con.

Nguồn: https://www.childrens.com & https://momlovesbest.com

Dù bạn nuôi con theo cách gì, thì đảm bảo AN TOÀN NGỦ là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Nó liên quan đến sự an toàn của chính của con bạn.

Trong khóa học POH EASY ONE, đảm bảo an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh là yếu tố bắt buộc ba mẹ phải tuân theo trước khi hướng dẫn bé tự ngủ.

Các kiến thức về an toàn ngủ được chúng tôi trình bày rất chi tiết và luôn nằm ở đầu tiên trong phần “GIẤC NGỦ CỦA CON” của khóa học. Trong tất cả các phương pháp tự ngủ mà khóa học POH EASY giới thiệu, POH liên tục nhắc lại ba mẹ cần đảm bảo an toàn ngủ cho con.

Trong quá trình tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ giảng viên, các giảng viên luôn yêu cầu chụp môi trường ngủ của con. Đội ngũ tư vấn sẽ xem môi trường ngủ đã đảm bảo an toàn hay chưa. Và đưa ra các hướng dẫn phù hợp với điều kiện gia đình bạn.

Đảm bảo an toàn ngủ tốt nhất và giúp con ăn no & ngủ đủ cùng POH Easy One

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Khi não nên cho trẻ nằm võng?

Đối với vấn đề trẻ mấy tháng nằm võng được hay bé mấy tháng nằm võng được, câu trả lời là chỉ nên cho trẻ từ 3 tháng trở lên nằm võng. Và đặc biệt, trẻ chỉ nên được nằm võng vào giấc ngủ ngắn ban ngày hay những giấc ngủ trưa, tránh việc để trẻ sơ sinh nằm võng qua đêm bạn nhé!

Tại sao không nên cho trẻ sơ sinh nằm võng?

Nằm võng có thể gây tình trạng ức chế thần kinh ở trẻ, khiến cho các cơ quan thần kinh cảm thấy mệt mỏi, làm trẻ dễ cảm thấy lo sợ kể cả khi trẻ đã chìm vào giấc ngủ say. Nếu cha mẹ bế trẻ ra khỏi võng khi trẻ đang ngủ có thể trẻ sẽ giật mình và quấy khóc, những điều này sẽ tác động không tốt lên não bộ của trẻ.

Trẻ nằm võng có ảnh hưởng gì không?

Nhược điểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng Các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ trong 3 hoặc 5 giây rung lắc là não của trẻ đã thể phải chịu tổn thương. Tổn thương nghiêm trọng thể ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, gây động kinh, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ,...

Cho bé nằm võng như thế não?

Không để ngủ quá lâu hoặc ngủ suốt đêm. Cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng được nâng đỡ. Chuẩn bị những vật dụng chắn võng, tránh để trẻ bị té ngã nếu lật người trong lúc ngủ. Không đung đưa trẻ quá mạnh và lâu, chỉ đưa nhẹ nhàng và dừng lại khi đã ngủ.