Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi

Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên với cuộc hành trình đầy gian nan trên đại dương bao la của Bác. Giấu trong lòng nỗi đau xót, sự quyến luyến trong giây phút chia xa, Bác quyết ra đi cho một ngày trở lại. Ánh mắt nhìn của người xa xứ cứ mãi dõi theo nhưng bãi bờ, làng xóm đến khi chẳng còn thấy gì giữa muôn trùng con sóng. Nhà thơ khéo léo thể hiện nỗi niềm của mình khi muốn được "làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác". Cuống quýt, vội vàng, dường như Chế Lan Viên muốn theo kịp chân Bác để cùng sẻ chia nỗi vất vả, gian truân. Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước. Những vần thơ như khơi sâu thêm tình cảm yêu thương và nỗi đau của một người con hết lòng vì Tổ quốc. Bác để lại tình riêng để ra đi vì tình yêu tổ quốc, hình bóng quê hương chẳng lúc nào phai mờ trong tâm trí Người nên cảm giác cô đơn, lạc lõng càng tăng lên khi: Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương. Có lẽ thấu hiểu được cảm giác này nên nhà thơ đã ước được làm con sóng quê hương bầu bạn cùng Người trong lúc đi xa. Trái tim của con người có lý lẽ riêng, Bác cũng vậy, sóng nước ở đâu cũng là sóng nước nhưng kỳ lạ thay đã không phải đất trời quê mình thì tất cả đều trở nên xa lạ. Tiếng sóng xa lạ vỗ nơi mạn tàu ấy càng làm lòng người trống trải hơn, càng làm nỗi đau thương trong Bác nhân lên bội phần. Càng xa quê hương Người càng thấm thía nỗi khổ đau mà đồng bào đang phải gánh chịu. Ta nghe trong lời tâm sự của Bác một nỗi lòng đồng cảm bởi tình yêu nồng nàn, sâu sắc Bác truyền cho mỗi chúng ta khi nghĩ về đất nước.

Đánh giá cho cô 5 * và thưởng xu cô nha ❤❤❤❤❤

“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”.

[Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên]

Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

C. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

D. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Trong rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ, mỗi nhà thơ có cách viết, cách thể hiện và diễn đạt khác nhau. Đọc bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên, tôi thật sự rung động và cảm phục bởi những ý tứ rất mới, giàu suy nghĩ và hình tượng khi mô tả về bước đường bôn ba tìm đường cứu nứơc của Bác Hồ. Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám. Sau Cách mạng tháng Tám và cho đến cuối đời, Chế Lan Viên càng nổi tiếng hơn, bởi những khảo nghiệm về thơ của ông. Đọc thơ ông ta thấy được chất trí tuệ, mà lại say đắm lòng người. Từng chữ, từng câu thơ, được ông chắt lọc, tinh luyện đến độ chín muồi. Đọc “Người đi tìm hình của nước” chúng ta sẽ cảm nhận được sự tài hoa trong sử dụng ngôn từ của ông: “Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre”. Từ mở đầu bài thơ, Chế Lan Viên đặt người đọc ở góc độ phải suy nghĩ. Vì sao đất nước đẹp vô cùng mà Bác phải ra đi? Sự day dứt trong nỗi hờn vong quốc được tác giả khắc hoạ sâu hơn ở khổ thơ kế tiếp: “Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương”. Đọc đoạn thơ trên tôi xúc động. Hồi tưởng lại tâm sự của Bác Hồ lúc ấy. Nỗi dằn vặt, day rứt trong lòng Bác chứa đựng sâu lắng trong câu thơ cuối khổ: “Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương” ! Đó là niềm cảm hoài ly xứ của Bác khi đã dời chân đi, biết rằng mình ra đi là tìm đường cứu dân, cứu nước nhưng sao lại cảm thấy nghẹn ngào thương đồng bào còn đắm chìm trong nô lệ, cam chịu sự thống trị của thực dân đế quốc. Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ tác giả đã đã sử dụng nghệ thuật tạo ấn tượng tương phản và so sánh. Từ chỗ nói lên bối cảnh của thời cuộc, vẽ lên những số phận của con người đồng thời hàm ý nói đến nỗi đau của dân tộc, lại mở ra cho người đọc thấy được ý nghĩa sâu xa của lòng quyết tâm, lòng yêu nước vĩ đại của Bác Hồ

Câu 3: Tìm 1 bài thơ khác có cùng đề tài với đoạn thơ trên [đề tài Bác Hồ] [Nêu rõ tên tác giả, tác phẩm]

Tái hiện các kiến thức đã học

1/ Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến 4:

[1]  Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!

Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.

[2]  Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ?

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!

…[3] Có nhớ chăng, hỡi gió rét thành Ba Lê?

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá

Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ

Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

…[4] Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước

Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà

Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc

Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa….

[Trích "Người đi tìm hình của nước" - Chế Lan Viên]

Câu 1. Đoạn thơ gắn với sự kiện lịch sử nào? 

Câu 2. Tìm 01 bài thơ khác có cùng đề tài với đoạn thơ trên [Nêu rõ tên tác giả, tác phẩm]

Câu 3. Đoạn thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? 

Câu 4. Anh/chị hãy chỉ ra những tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3.

2/ Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Tuy nhiên, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông công dân như vậy lại làm tăng thêm nỗi lo ngại về tính chính xác, lành mạnh của các thông tin được cung cấp từ các phương thức truyền thông mới, đặc biệt là từ các trang cá nhân. Thiết nghĩ, truyền thông mới, bản thân nó là một khái niệm trung lập và không ngừng biến đổi. Vì thế, nó trở nên tốt hay xấu là phụ thuộc vào mục đích và cách thức của mỗi cá nhân sử dụng. Trên thực tế chúng ta đã được chứng kiến việc nhiều người sử dụng mạng xã hội tỏ ra thiếu trách nhiệm khi cung cấp những thông tin sai sự thật, do họ không dành thời gian kiểm định tính chính xác của thông tin trước khi công bố. Bên cạnh thông tin sai sự thật là những thông tin, trò chơi thiếu lành mạnh, nhiều tính bạo lực, khiêu dâm... Chưa kể một số không nhỏ người sử dụng mạng xã hội nhằm cập nhật nhiều thông tin không khách quan, thậm chí mang đậm thiên kiến cá nhân. Những người sử dụng khác, nếu không có sự chọn lọc và cẩn trọng trước các thông tin kiểu như vậy, sẽ không tránh khỏi những cách nhìn sai lệch về nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Nghiêm trọng hơn, sự phát triển nở rộ và thịnh hành truyền thông mới nói chung và của mạng xã hội nói riêng vô hình trung có thể sẽ trở thành công cụ đắc lực góp phần làm nảy sinh các nguy cơ đối với an ninh, chính trị, xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân người sử dụng, nhất là những người trẻ tuổi.

Cần khẳng định rằng, việc phát triển truyền thông mới là cần thiết, nhưng song hành với phát triển phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng đối với người sử dụng để khai thác truyền thông mới một cách có hiệu quả và có lợi ích thiết thực lành mạnh. Vì thế, để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới,….

[Dẫn theo //www.nhandan.com.vn/ ]

Câu 5. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? 

Câu 6. Đặt tiêu đề cho đoạn trích trên.

Câu 7. Theo anh/chị, đoạn văn này có phải là đoạn mở đầu của bài viết không? Tại sao? 

Câu 8. Anh/chị hãy viết tiếp vào dấu […] ở cuối đoạn nêu giải pháp “để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới”. Phần viết tiếp trong khoảng 5-7 dòng. 

ĐÁP ÁN:

Câu 1. Đoạn thơ gắn với sự kiện Bác lên đường cứu nước [1911].

Câu 2. Bài thơ cùng đề tài viết về Bác, ví dụ: Bác ơi [Tố Hữu]

Câu 3. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 4. Những tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3 là sự xót xa , niềm ngưỡng mộ khi nhắc tới những khó khăn, gian khổ và nghị lực phi thường của Bác trên đường cứu nước.

Câu 5. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí [hoặc chính luận]

Câu 6. Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung đoạn trích. Ví dụ: Cẩn trọng trước một số tác hại của truyền thông mới

Câu 7: Đoạn văn này không phải là đoạn mở đầu của bài viết. Vì đầu đoạn văn có từ nối “Tuy nhiên”, thể hiện sự liên kết hồi hướng với ý đoạn ở trên

Câu 8. Viết tiếp vào dấu […] ở cuối đoạn giải pháp “để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới” theo quan điểm riêng của bản thân. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục, hợp với văn cảnh.

Xem thêm bài giảng Cách làm dạng bài đọc hiểu - Cô Phạm Thị Thu Phương

Video liên quan

Chủ Đề