Tại sao hút thuốc có hại mà nhiều người vẫn hút

Hút thuốc lá gây tổn thương tới gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Hút thuốc là nguyên nhân tử vong có thể phòng ngừa đứng hàng đầu ở Mỹ, chiếm khoảng 520.000 ca tử vong/năm, khoảng 20% số ca tử vong/năm. Khoảng 2/3 người hút thuốc lâu năm chết sớm vì căn bệnh trực tiếp gây ra bởi hút thuốc, trung bình mất từ 10 đến 14 năm tuổi thọ [7 phút/điếu thuốc].

Các tác động mạn tính chính của thuốc lá sẽ dẫn tới sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sau đây:

Bệnh mạch vành chiếm từ 30 đến 40% tổng số ca tử vong do thuốc lá. Nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tăng > 200% nếu hút < 1 pack/day and risk of cardiovascular mortality is increased by > trên 50% trong vòng 35 năm. Cơ chế có thể là tình trạng tổn thương tế bào nội mạc, tăng nhẹ huyết áp và nhịp tim, khởi phát hình thành huyết khối và các tác dụng không mong muốn tới mỡ máu.

Ung thư phổi chiếm từ 15 đến 20% số ca tử vong do thuốc lá. Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư phổi ở Bắc Mỹ và Châu Âu, và chiếm hơn 87% số ca tử vong do ung thư phổi. Các chất gây ung thư được trực tiếp hít tới nhu mô phổi.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm khoảng 20% số ca tử vong do thuốc lá. Thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất của COPD và chiếm 61% tổng số ca tử vong do bệnh phổi. Hút thuốc làm suy yếu các cơ chế bảo vệ đường hô hấp cục bộ. Đặc biệt đối với những đối tượng có sự nhạy cảm về mặt di truyền, sự suy giảm chức năng hô hấp có xu hướng phát triển nhanh. Ho và khó thở khi gắng sức là những triệu chứng rất phổ biến.

Các bệnh lý ít nghiêm trọng hơn liên quan đến hút thuốc bao gồm thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, bệnh mạch máu không do tim [như đột quỵ, phình động mạch chủ], các loại ung thư khác [như ung thư bàng quang, cổ tử cung, đại trực tràng, thực quản, thận, thanh quản, gan, hầu họng, tụy, dạ dày, họng, leukemia cấp dòng tủy], đái tháo đường, viêm phổi, viêm khớp dạng thấp và lao.

Không có mức độ nào an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc, ngay cả khi bạn tiếp xúc khói thuốc lá trong một thời gian ngắn cũng có thể gây hại cho sức khỏe của con người. Các nguy cơ về sức khỏe càng cao hơn khi tiếp xúc với khói thuốc nhiều hơn.

Ngay cả khi bạn không hút thuốc thì bạn vẫn hít phải khói thuốc. Khói thuốc có thể đến từ:

  • Người khác hút thuốc
  • Từ điếu thuốc lá, xì gà

Nếu bạn không hút thuốc nhưng vẫn hít phải khói thuốc thì được gọi là hút thuốc thụ động hoặc hút thuốc không tự nguyện, ô nhiễm khói thuốc lá. Khói thuốc lá có nhiều chất độc hại, bao gồm:

  • Hợp chất hữu cơ Benzopyrene
  • Chì
  • Carbon monoxide
  • Asen
  • Amoniac
  • Hợp chất hữu cơ Formaldehyde
  • Xyanua

Một số chất độc hại này từ không khí đi vào phổi và máu, khiến làm tăng nguy cơ mắc bệnh của nhiều người.

Nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20%-30%. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác ít nhất là 30%. Có thể bao gồm một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư thận, ung thư vòm họng, ung thư trực tràng và khối u não.

Hút thuốc lá thụ động cũng gây ra các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm hen suyễn và bệnh tim. Những đối tượng sau đây có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn từ khói thuốc lá:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em
  • Người cao tuổi
  • Người có bệnh về hô hấp hoặc bệnh tim

Tiếp xúc với khói thuốc lá gây viêm phổi, làm tăng các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Khói thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ em

Hút thuốc lá thụ động không an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì cơ thể và phổi của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc một số bệnh sau:

  • Nhiễm trùng tai
  • Hen suyễn
  • Nhiễm trùng phổi như viêm phế quản và viêm phổi
  • Ho và khò khè
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS]

Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ khác giữa khói thuốc lá và sức khỏe tinh thần của trẻ em. Ví dụ như: Tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe tâm thần và vấn đề học tập ở trẻ; Tăng nguy cơ hút thuốc

Một số người nghĩ rằng việc mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt sẽ ngăn chặn việc tiếp xúc với khói thuốc. Nhưng các nghiên cứu cho thấy các độc tố từ khói thuốc không biến mất. Khói thuốc vẫn còn trong tóc, quần áo, thảm và đồ nội thất. Cách duy nhất để ngăn ngừa nhiễm khói thuốc là tránh những nơi có tình trạng hút thuốc lá. Một số cách giúp bạn và gia đình khỏi khói thuốc:

  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá
  • Không hút thuốc hoặc không cho phép mọi người hút thuốc trong nhà hoặc xe hơi của bạn, nên hút thuốc ở ngoài
  • Tìm nhà hàng cấm hút thuốc
  • Yêu cầu người thân không hút thuốc quanh con bạn

Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá!

Đã có luật nơi làm việc không khói thuốc nhằm giảm bớt việc tiếp xúc với khói thuốc lá và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Hút thuốc lá thụ động gây nguy hiểm hơn so với hút thuốc lá chủ động. Hút thuốc lá thụ động có nhiều gấp 3 đến 4 lần các chất độc hại. Khói thuốc có thể tồn tại ở tất cả các khu vực công cộng và đặc biệt không có mức an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Cách nhận biết khí phế thũng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD]

XEM THÊM:

 Hút thuốc với bất kì liều lượng nào cũng có thể dẫn đến nghiện và gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Ngay cả khi bạn không hút thuốc thường xuyên, chỉ thỉnh thoảng hút một điếu thuốc cũng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe và tương lai của bạn.

“Tôi chỉ hút thuốc khi đi ra ngoài.” “Tôi chỉ hút thuốc một chút.” “Vài ngày tôi mới hút một điếu thuốc, nên tôi không nghiện thuốc lá.”

“Thỉnh thoảng tôi chỉ hút ké thuốc từ bạn bè thôi mà.”


Bạn có thấy những câu nói này quen không?


Bạn có thể nghĩ rằng việc hút thuốc lá của bạn không phải là vấn đề gì lớn cả, nhưng nếu bạn hút thuốc dù chỉ một chút hoặc thỉnh thoảng là bạn cũng đang đặt sức khỏe bạn vào nguy hiểm và làm tăng khả năng bạn trở thành người hút thuốc cả đời. Hút thuốc lá nhẹ, hút thuốc không thường xuyên và hút thuốc lá xã giao [trong một số tình huống giao tiếp xã hội nhất định] cũng dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe tương tự như các kiểu hút thuốc nặng hơn.

Đây là những gì bạn nên biết về hút thuốc [ngay cả với số lượng nhỏ]:

• Trung bình, mỗi điếu thuốc bạn hút sẽ rút ngắn cuộc sống của bạn thêm 11 phút. • Ở một số thanh thiếu niên, chỉ cần hút1 điếu thuốc mỗi tháng có thể dẫn đến dấu hiệu nghiện. • Thanh thiếu niên hút thuốc làm cho phổi phát triển nhỏ hơn, yếu hơn làm cho phổi không thể phát triển hết cỡ và không thể hoạt động một cách tốt nhất.

Hút thuốc lá nhẹ

Hút thuốc lá nhẹ là hút thuốc thường xuyên, nhưng không hút nhiều điếu cùng một thời điểm, có thể một vài điếu thuốc mỗi ngày. Thuật ngữ “nhẹ” không có nghĩa là loại hút thuốc này ít gây hại hơn. Hút thuốc nhẹ gây ra những nguy cơ đến sức khỏe tương tự như hút thuốc nặng và có thể dẫn đến nghiện.

Hút thuốc gián đoạn

Hút thuốc gián đoạn là hút thuốc không thường xuyên, hôm hút và hôm không, không theo lịch trình thường xuyên. Kiểu hút thuốc cũng này không tốt cho sức khỏe của bạn. Và, ngay cả khi bạn không hút thuốc hàng ngày, bạn vẫn có thể bị nghiện và khó bỏ thuốc lá.

Hút thuốc xã giao

Hút thuốc xã giao là hút thuốc trong các tình huống giao tiếp xã hội, như trong các bữa tiệc hoặc khi đi chơi với bạn bè. Những người hút thuốc xã giao vẫn được xem là người hút thuốc và có những nguy cơ về sức khỏe tương tự như những người hút thuốc thường xuyên. Bạn có thể thấy hút thuốc xã giao là một việc khá phổ biến nhưng  sự thật là 9 trên 10 học sinh trung học không hút thuốc..

Điểm mấu chốt: Không có lượng thuốc lá an toàn. Bỏ thuốc lá bây giờ là lựa chọn tốt nhất bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe của mình. Tương lai của chính bạn sẽ biết ơn bạn về điều này!

Nguồn: Vquit.vn dịch và hiệu chỉnh từ teens.smokefree.gov

Các bài viết khác:

Nicotine & Nghiện nicotine

Những lầm tưởng về: Hút thuốc và mang thai

Hút thuốc ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như thế nào [P2]

Hút thuốc ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như thế nào [P1]

Hút thuốc và bệnh tiểu đường

Tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh sản ở nữ giới

Hút 50 điếu thuốc lá sẽ gây ra một đột biến ADN ở mỗi tế bào phổi

Hút thuốc làm giảm khả năng sinh sản và rối loạn tình dục ở nam giới

Những con số giật mình về tác hại của thuốc lá

Video liên quan

Chủ Đề