Doanh nghiệp khoa học công nghệ cao

Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, loại hình khoa học công nghệ được quan tâm nhiều. Vậy doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì? Loại hình này yêu cầu những điều kiện nào? Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Theo quy định tại Điều 58 Luật Khoa học và công nghệ 2013:

“Doanh nghiệp khoa học công nghệ [KHCN] là doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cũng như tiến hành thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Đây là loại hình doanh nghiệp rất đặc thù. Vì vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp KHCN sẽ có nhiều quy định riêng.”

Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ là gì? [“GCN DNKH&CN]

  • GCN DNKH&CN là cơ sở thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp.
  • GCN DNKH&CN có hiệu lực trên toàn quốc.
  • Đây là căn cứ pháp lý để nhà nước áp dụng ưu đãi đầu tư. Cụ thể ưu đãi được quy định tại Nghị định 13/2019/NĐ-CP.

Những vấn đề pháp lý về doanh nghiệp khoa học công nghệ

Điều kiện thành lập doanh nghiệp KHCN là gì?

Căn cứ Điều 6 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP điều kiện chứng nhận doanh nghiệp KH&CN gồm có:

  •  Được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  •  Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả KH&CN. Kết quả này được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận.
  • Đáp ứng điều kiện về tỷ lệ doanh thu. Đối với doanh nghiệp đã thành lập từ đủ 5 năm trở lên: có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN; đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu. Đối với doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm: không cần đáp ứng điều kiện về tỷ lệ doanh thu.

Doanh nghiệp tự kê khai trong hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN về tỷ lệ doanh thu. Có thể kê khai theo kết quả kinh doanh của quý hoặc năm. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của thông tin. Cơ quan quản lý căn cứ vào báo cáo tình hình sản xuất; kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN hàng năm để thực hiện việc quản lý, rà soát, bảo đảm doanh nghiệp duy trì được điều kiện chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

Thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

Hồ sơ

  • Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.
  • Văn bản xác nhận, công nhận kết quả KH&CN của cơ quan có thẩm quyền.
  • Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN.

Thủ tục

Doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện như đã quy định. Hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ về Sở Khoa học và Công nghệ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính HOẶC Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ. [Xem thêm tại Điều 5 Nghị định 13/2019/NĐ-CP]. Hồ sơ được nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền trả lời doanh nghiệp về tính hợp lệ của hồ sơ. Trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung và thời hạn sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
  • Trường hợp kết quả khoa học và công nghệ có liên quan đến nhiều ngành nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau có nội dung phức tạp cần mời chuyên gia hoặc thành lập hội đồng tư vấn thẩm định, đánh giá, thời hạn cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  • Hưởng chế độ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Được trừ các khoản chi phí hợp lý về thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu KHCN
  • Được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.
  •  Hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và các quỹ khác theo quy định của pháp luật để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh.
  • Ưu tiên trong việc sử dụng trang thiết bị nghiên cứu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu KHCN
  •  Được hỗ trợ các dịch vụ tư vấn, đào tạo của các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp do các cơ quan nhà nước thành lập.
  •  Được Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và Ủy ban nhân dân các địa phương ưu tiên cho thuê đất, cơ sở hạ tầng với mức giá thấp nhất theo quy định.
  • Được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định

Trên đây là các thông tin pháp lý về doanh nghiệp khoa học công nghệ. Các ưu đãi của nhà nước sẽ hỗ trợ thúc đẩy loại hình này ngày càng phát triển. Điều này sẽ giúp nền kinh tế và tri thức nước nhà ngày càng vươn xa.

Chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao

Doanh nghiệp công nghệ cao có một số ưu đãi nhất định do vậy khi đáp ứng điều kiện về doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp có thể xin chứng nhận để trở thành doanh nghiệp công nghệ cao để hưởng các ưu đãi này

Cơ sở pháp lý về doanh nghiệp công nghệ cao

– Văn bản hợp nhất Luật công nghệ cao 2019
– Quyết định 55/2010/QĐ-TTg

Doanh nghiệp khoa học công nghệ cao là gì?

Theo quy định tại điều 3 luật công nghệ cao 2008 giải thích khái niệm doanh nghiệp khoa học công nghệ cao như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

4. Doanh nghiệp công nghệ cao doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.

Trong đó, công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Xem thêm: Chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ

Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao

Theo khoản 1 điều 18 Luật công nghệ cao 2008 [sửa đổi bởi luật đầu tư 2014] doanh nghiệp công nghệ cao cần đáp ứng tiêu chí sau:

Điều 18. Doanh nghiệp công nghệ cao1. Doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:a] Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển quy định tại Điều 6 Luật này;b] Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành;

c] Tiêu chí khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Tại điều 1 Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg giải thích các tiêu chí khác theo quy định của thủ tướng chính phủ gồm

Điều 1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ caoDoanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điểm a và b Điều 75 của Luật Đầu tư, đồng thời đáp ứng các tiêu chí cụ thể sau:1. Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hàng năm.2. Tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 1%. Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 0,5%.

3. Số lượng lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 5%. Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 2,5% nhưng không thấp hơn 15 người.

Như vậy, căn cứ vào quy định này thì tiêu chí để xác định doanh nghiệp công nghệ cao sẽ bao gồm các tiêu chí sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
Thứ hai, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành;
Thứ ba, doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hàng năm;
Thứ tư, tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 1%. Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 0,5%.
Thứ năm, doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 5% số lượng lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có nguồn vốn trên 100 tỷ đông và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 2,5% nhưng không thấp hơn 15 người.

Những ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp công nghệ cao

Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao là căn cứ để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Công nghệ cao và các ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật:

2. Doanh nghiệp công nghệ cao có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được ưu đãi, hỗ trợ như sau:a] Hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

b] Được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao

Việc công nhận doanh nghiệp công nghệ cao được thực hiện dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao:

– Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao theo mẫu quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;– Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

– Bản thuyết minh doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Công nghệ cao. [05 tiêu chí tại mục 2]

Quy trình cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ được lập thành 02 bộ, trong đó có 01 một bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ photo.
Thời hạn cấp giấy phép: 45 ngày làm việc, trong đó:– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan.– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ Khoa học và Công nghệ phải có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa và gửi lại Bộ Khoa học và Công nghệ.– Trong trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cuộc họp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan để làm rõ những vấn đề nêu trong hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và gửi cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.

Cơ quan cấp giấy phép: Bộ Khoa học và Công nghệ


Hiệu lực của giấy phép: Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có hiệu lực 5 năm [năm năm] kể từ ngày cấp.

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề