Định lượng bhcg (beta human chorionic gonadotropins) máu bao nhiêu là có thai

Xét nghiệm beta HCG được ứng dụng rất nhiều trong y khoa, không chỉ dùng để xác định xem người phụ nữ có mang thai hay không, nó còn có những ứng dụng khác.

Beta HCG bao nhiêu thì có tim thai? Liệu những ứng dụng của beta HCG có giúp trả lời thắc mắc của các mẹ. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé

Trước khi muốn biết xét nghiệm beta HCG bao nhiêu thì có tim thai, các mẹ hãy tìm hiểu xem xét nghiệm beta HCG là gì đã nhé.

HCG [Human Chorionic Gonadotropin] là loại hormone thai kỳ, được tiết ra từ các tế bào hoàng thể thai kỳ trong giai đoạn đầu và sau đó do bánh nhau khi nó được hình thành có vai trò kích thích quá trình phát triển của thai nhi, hỗ trợ sản sinh hormone sinh dục giúp hình thành giới tính của thai nhi. HCG được chia làm hai đơn vị: alpha và beta, hCG cũng được tiết ra bở một số cơ quan khác trong cơ thể. Riêng beta là đơn vị đặc hiệu, định lượng nồng độ beta HCG. Đây là đơn vị giúp mẹ bầu xác định mình có thai hay không và giúp các bác sĩ dự đoán tình trạng thai trong giai đoạn sớm cũng như tham gia vào ước tính nguy cơ bất thường dị tật nhiễm sắc thể thai.

Xét nghiệm beta HCG là loại xét nghiệm dùng để kiểm tra nồng độ beta HCG có trong máu hoặc nước tiểu.

2/ Mục đích của xét nghiệm beta HCG

Không chỉ riêng tác dụng xác định người phụ nữ có mang thai hay không, beta HCG còn được ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nồng độ beta HCG sẽ cho biết:

  • Xác định người phụ nữ mang thai hay chưa.
  • Xác định được số bào thai mẹ đang mang trong tử cung: Dựa vào chỉ số này có thể dự đoán được các mẹ mang đơn thai hay đa thai. Ở đầu thai kỳ, nếu chỉ số này tăng cao hơn nhiều so với mức độ bình thường của tuổi thai nhi, rất có thể mẹ đang mang đa thai. Cần kết hợp với phương tiện siêu âm để tăng độ chính xác.
  • Góp phần chẩn đoán và theo dõi điều trị các tình trạng thai ngoài tử cung, thai trứng, thai lưu…
  • Phát hiện các bệnh lý liên quan tới nguyên bào nuôi, một số bệnh lý ở tử cung, buồng trứng.
  • Là một chỉ số xét nghiệm trong triple test, giúp tầm soát các dị tật liên quan tới di truyền như hội chứng Down và các dị tật khác.

Vậy nồng độ beta HCG bao nhiêu thì có tim thai? Hãy cùng đi trả lời câu hỏi của các mẹ nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Kinh nghiệm sinh mổ và những bí quyết mẹ cần biết!

3/ Mối liên quan giữa nồng độ beta HCG và sự phát triển của tim thai. Beta HCG bao nhiêu thì có tim thai?

Tim thai là một dấu hiệu quan trọng, đánh dấu sự sống của một bào thai. Tim thai còn là chỉ số để các bác sĩ theo dõi sức khỏe thai trong các lần khám. Chắc hẳn đó là lý do mà các mẹ rất nóng lòng để biết được beta HCG bao nhiêu thì có tim thai.

Trong quá trình phát triển của thai nhi, tim được hình thành và bắt đầu đập vào khoảng đầu tuần thứ 6 của thai kỳ, thường là trước khi mẹ biết được mình có mang thai. Tuy nhiên, vào tuần thứ 7 mới có thể nhìn thấy được phôi và hoạt động của tim thai thông qua siêu âm. Nhiều trường hợp, phải vào khoảng tuần thứ 8 – 10 sau khi trể kinh mới nghe được tim thai,điều này còn phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt.

Nồng độ beta hcg bao nhiêu thì có tim thai? Thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Hiện tại chưa có nghiên cứu nào chỉ ra chính xác nồng độ beta HCG bao nhiêu thì có hoạt động của tim thai. Đa phần việc xác định xem có hoạt động của tim thai hay không thường dựa vào siêu âm. Tuy nhiên, mẹ có thể tham khảo nồng độ beta HCG theo tuần tuổi cho đơn thai để phần nào dự đoán được thời điểm tim thai bắt đầu hoạt động:

  • 3 tuần: 5 – 50 mIU/ml
  • 4 tuần: 5 – 426 mIU/ml
  • 5 tuần: 18 – 7.340 mIU/ml
  • 6 tuần: 1.080 – 56.500 mIU/ml
  • 7 đến 8 tuần: 7.650 – 229.000 mIU/ml
  • 9 đến 12 tuần: 25.700 – 288.000 mIU/ml
  • 13 đến 16 tuần: 13.300 – 254.000 mIU/ml
  • 17 đến 24 tuần: 4.060 – 165.400 mIU/ml
  • 25 đến 40 tuần: 3.640 – 117.000 mIU/ml
  • Phụ nữ không mang thai: < 5.0 mIU/ml
  • Phụ nữ mãn kinh: 9.5 mIU/ml.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Siêu âm tim thai là gì và tầm quan trọng mẹ bầu cần biết

Mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu thấy nồng độ beta HCG đạt ngưỡng mà chưa thấy hoạt động của tim thai. Điều quan trọng là beta HCG vẫn đang tăng bình thường và bác sĩ kết luận trên siêu âm chưa ghi nhận bất thường gì.

Đối với trường hợp đa thai thì ngưỡng beta HCG sẽ khác, vì vậy nên dựa vào siêu âm để xác định phôi và tim thai trong lòng tử cung.

Hy vọng thông qua bài viết đã giải đáp được thắc mắc beta HCG bao nhiêu thì có tim thai của các mẹ. Tiếp tục theo dõi các bài viết của Marrybaby để có thêm nhiều thông tin bổ ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

[Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi]

Page 3

Dịch âm đạo thường có màu trắng và loãng. Đây là dấu hiệu cho thấy âm đạo khoẻ mạnh, không có vấn đề gì đáng lo ngại. Mang thai sẽ tác động và làm cơ thể phụ nữ thay đổi khá nhiều. Việc có thai bị ra dịch màu nâu nhạt vì thế cũng được xem là điều bình thường.

Nguyên nhân ra dịch màu nâu khi mang thai 3 tháng đầu khá đa dạng. Màu sắc của dịch thay đổi là do đã bị oxy hoá, chuyển từ đỏ đậm sang nâu. Chúng có thể báo hiệu tình trạng sức khoẻ khác nhau, hoặc cảnh báo nguy hiểm sức khỏe.

1. Máu báo thai

Khoảng từ 5 – 6 tuần đầu mang thai, nếu bạn nhận thấy ra huyết nâu trong 1-2 ngày thì đây là tín hiệu vui cho thấy em bé đã làm tổ thành công trong tử cung. Niêm mạc tử cung bị bong tróc, dịch tiết ra và oxy hoá tạo thành huyết nâu.

Thỉnh thoảng, máu báo thai có màu hồng nhạt và xuất hiện trước kỳ kinh mấy ngày. Do đó, khi bị ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, thai nhi không gặp nguy hiểm nào.

2. Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, nội tiết tố của phụ nữ thay đổi tương đối. Hormone tăng có thể ảnh hưởng đến lượng máu. Cổ tử cung cũng nhạy cảm hơn, thậm chí việc thăm khám âm đạo cũng có thể gây chảy máu. Điều này dẫn đến việc ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu.

3. Ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu do quan hệ tình dục

Có thai bị ra dịch màu nâu nhạt một phần do hoạt động mạnh, như quan hệ tình dục làm tử cung co thắt. Bởi vậy, âm đạo bị chảy máu, khí hư tiết ra còn có màu đỏ thẫm. Đối với nguyên nhân này, mẹ bầu có thể yên tâm phần nào nhưng nên hạn chế và tránh hoạt động nhiều để bảo vệ thai nhi.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Khi mang thai có nên quan hệ không? Các tư thế quan hệ khi mang thai

4. Thai nằm ngoài tử cung

Màu nâu ra ít kéo dài khi mang thai có thể là do bạn đang mang thai ngoài tử cung [một biến chứng thai kỳ nguy hiểm cần được can thiệp bởi bác sĩ]. Nếu gặp trường hợp này, các dấu hiệu đi kèm có thể bao gồm:

  • Đau bụng [một bên hoặc toàn ổ bụng]
  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Ngất xỉu
  • Nhức đầu

Thai ngoài tử cung có thể dẫn đến xuất huyết nội, gây vỡ ống dẫn trứng. Do đó khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn cần thăm khám và đến ngay bệnh viện gần nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề