Điều trị tích cực là gì

Chăm sóc tích cực là gì?

Chăm sóc tích cực, ICU [Intensive Care Unit], hay còn gọi chăm sóc đặc biệt, là khu vực điều trị cho các bệnh nhân nặng, có đội ngũ bác sỹ, y tá chuyên khoa theo dõi thường xuyên từng bệnh nhân.

Tại đây, máy móc được sử dụng để theo dõi mọi chỉ số của bệnh nhân, từ nhịp tim, thân nhiệt đến tỉ lệ oxy trong máu.

Trong buổi chiều 6/4, tình hình sức khỏe của Thủ tướng đã xấu đi, và theo lời khuyên từ đội ngũ y tế, thủ tướng đã được đưa vào khu vực chăm sóc tích cực - ICU tại bệnh viện.

Theo các quan chức Anh, Thủ tướng Boris Johnson chưa cần phải thở máy. Có thể ông được chuyển vào ICU để theo dõi các chỉ số quan trọng, đồng thời hỗ trợ thở oxy qua mặt nạ. Theo một nguồn tin, ông Boris Johnson đã phải sử dụng tới 4 lít oxy khi chuyển vào ICU.

Derek Hill, giáo sư về chiếu chụp y học ở trường University College London, nói ông Johnson nhiều khả năng phải nhập viện vì khó thở. Và nếu sức khỏe tiếp tục xấu đi, việc can thiệp bằng máy thở có thể trở nên cần thiết.

Một khu vực chăm sóc tích cực. Ảnh: Euro Weekly.

Bệnh nhân được chăm sóc tích cực thế nào?

Ngay cả khi được chăm sóc tích cực, các bệnh nhân cũng có thể có tình trạng sức khỏe khác nhau, người khỏe hơn, người yếu hơn. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân vẫn còn tỉnh, áp lực đường thở dương liên tục hoặc chỉ cần sử dụng máy thở áp lực riêng liên tục.

Khi đó, đầu bệnh nhân được đặt trong mũ trùm hoặc dùng mặt nạ ôm khít để cung cấp oxy áp suất cao, giúp đường thở luôn mở. Điều này đặc biệt hữu hiệu trong các trường hợp điều trị bệnh nhân viêm phổi.

Tuy nhiên, ở các trường hợp nặng hơn, khi người bệnh đã hôn mê, các bác sỹ sẽ phải dùng phương pháp trợ thở xâm nhập. Khi đó, ống thở đặt vào khí quản giúp bệnh nhân hô hấp và các cơ quan như tim, phổi, nội tạng sẽ được đội ngũ nhân viên y tế theo dõi liên tục. Thuốc và các loại hóa chất sẽ được truyền ngay khi cần thiết.

Các loại máy thở dùng trong khu vực chăm sóc tích cực sẽ dùng phầm mềm và cảm biến chuyên dùng để điều chỉnh mức oxy cần thiết cho bệnh nhân, tùy vào người đó tỉnh hay hôn mê.

Ngoài ra, với các trường hợp nghiêm trọng hơn, các bác sỹ có thể chỉ định sử dụng máy oxy hóa ngoài cơ thể - ECMO. Khi đó, máu sẽ được đưa ra ngoài cơ thể, loại bỏ CO2 và tiếp O2 bằng máy trước khi đưa vào người bệnh nhân. ECMO sẽ được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân có phổi hoạt động không bình thường.

Theo Daily Mail, một khi phải vào khu vực chăm sóc tích cực, bệnh nhân sẽ cần 1 tuần để phục hồi sau khi dừng điều trị. Tùy vào sức khỏe từng người, có bệnh nhân chỉ cần chăm sóc tích cực 1 ngày rồi phục hồi, nhưng có người phải ở ICU đến 3 tuần.

Cơ Sở Vật Chất

  • Khu nội trú tổng hợp
  • Khu chăm sóc tích cực
  • Tiện Nghi Khoa Sản
  • Khu Nội Trú Nhi
  • Khu Điều Trị Trong Ngày

Lịch sửSửa đổi

Năm 1950, bác sĩ gây mê Peter Safar đã thiết lập khái niệm hỗ trợ cuộc sống tiên tiến, giữ cho bệnh nhân được an thần và thở máy trong môi trường chăm sóc đặc biệt. Safar được coi là bác sĩ đầu tiên của y học chăm sóc đặc biệt như một chuyên khoa.

Để đối phó với dịch bệnh bại liệt [nơi nhiều bệnh nhân cần được thông khí và giám sát liên tục], Bjørn Aage Ibsen đã thành lập đơn vị chăm sóc đặc biệt đầu tiên ở Copenhagen trong năm 1953.[1][2]

Ứng dụng đầu tiên của ý tưởng này ở Hoa Kỳ là vào năm 1955 bởi William Mosenthal, một bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Dartmouth-Hitchcock.[3] Vào những năm 1960, tầm quan trọng của rối loạn nhịp tim như một nguồn gốc của bệnh tật và tử vong trong nhồi máu cơ tim [các cơn đau tim] đã được công nhận. Điều này dẫn đến việc sử dụng thường xuyên theo dõi tim trong ICU, đặc biệt là sau cơn đau tim.[4]

I. GIỚI THIỆU

1.Tổng quan

Khoa Điều trị Tích cực Ngoại khoa được tách ra từ Khoa Hồi sức Cấp cứu vào năm 2005. Khoa Hồi sức Tích cực Ngoại khoa được thành lập nhằm mục đích điều trị tích cực và chăm sóc toàn diện liên tục trước và sau phẫu thuật cho bệnh nhi. Khoa là đơn vị hàng đầu trong cả nước về lĩnh vực hồi sức sau phẫu thuật ngoại khoa ở trẻ em.

Với phương châm: “SÁNG SUỐT – TẬN TỤY – CHU ĐÁO TỚI TỪNG NGƯỜI BỆNH” và dưới sự lãnh đạo của Phó Giáo sư, Tiến sĩ – Giám đốc Bệnh viện Trần Minh Điển cùng tập thể bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý đã chữa trị và chăm sóc thành công cho nhiều trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo điều trị tại Khoa.

2. Cơ cấu tổ chức

Khoa Điều trị Tích cực Ngoại khoa với cơ cấu 50 giường bệnh được chia thành các nhóm buồng bệnh khác nhau: Nhóm cho ghép tạng, nhóm ghép tủy ghép tế bào gốc, nhóm cho phẫu thuật lồng ngực, tiêu hóa, thần kinh, khu buồng bệnh cách li, buồng bệnh dịch vụ.

Về nhân lực, Khoa Điều trị Tích cực Ngoại khoa gồm 52 nhân viên trong đó có 01 Phó Giáo sư, 02 Tiến sĩ; 10 Thạc sĩ Bác sĩ, 02 Thạc sĩ Điều dưỡng, 35 Điều dưỡng, 02 Hộ lí.

3. Đội ngũ chuyên gia

Khoa Điều trị Tích cực Ngoại khoa quy tụ 100% bác sĩ có trình độ từ Thạc sĩ, Tiến sĩ được đào tạo bài bản trong nước và nước ngoài, là những bác sĩ đầu ngành về hồi sức nhi khoa và có nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị thành công cho những người bệnh nặng đặc biệt là lĩnh vực hồi sức sau phẫu thuật ngoại khoa.

Đa số các điều dưỡng có trình độ Thạc sĩ và Đại học có trên 10 năm kinh nghiệm chăm sóc trẻ hồi sức, đảm bảo trẻ được chăm sóc toàn diện và liên tục 24/24 an toàn, hiệu quả..

Video liên quan

Chủ Đề