Điều kiện tiêu chuẩn để tham gia Hội đồng quản trị công ty cổ phần là gì

Thành viên hội đồng quản trị là gì? Quy định về thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần? Điều kiện làm thành viên hội đồng quản trị? Quy định mới nhất về hội đồng quản trị, thành viên của hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị là “tổ chức” quản lý công ty cổ phần, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ của công ty.

Thành viên hội đồng quản trị là các cá nhân có đủ tiêu chuẩn và điều kiện trở thành thành viên của Hội đồng quản trị. Tùy vào từng công ty mà số lượng thành viên hội đồng quản trị sẽ là từ 3 đến 11 người. Số lượng thành viên hội đồng quản trị được quy định tại Điều lệ công ty.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị của công ty cổ phần là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2014 tại Khoản 2, Điều 149, cụ thể:

– Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.

– Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.

– Quyết định bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.

– Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty.

– Quyết định mua lại cổ phần tcủa công ty.

– Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Thành viên hội đồng quản trị độc lập là gì? Đặc điểm và vai trò?

– Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.

– Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác hoặc giá trị khác, hoặc là những hợp đồng và giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông chấp nhận.

– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định, tiền lương và quyền lợi khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó.

– Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.

– Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.

– Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.

– Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông.

– Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Xem thêm: Tổng giám đốc là gì? So sánh với Chủ tịch hội đồng quản trị?

– Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty.

– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều lệ công ty.

Có thể thấy, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và chịu sự kiểm soát của Đại hội đồng cổ đông về toàn bộ hoạt động quản lý của mình. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực và cơ quan quản lý công ty cổ phần, thực hiện chức năng quản lý công ty thay cho Đại hội đồng cổ đông khi Đại hội đồng cổ đông không họp.

Cần lưu ý Đại hội đồng cổ đông có quyền thông qua định hướng phát triển công ty mà định hướng phát triển công ty có thể là chiến lược phát triển công ty, định hướng thay đổi, mở rộng hay thu hẹp ngành nghề kinh doanh, thay đổi mục tiêu kinh doanh… Trong khi đó, Hội đồng quản trị cũng có quyền quyết định chiến lược phát triển công ty. Vì vậy, quyền này cần được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty nhằm tránh xảy ra tranh chấp, chồng chéo quy định về thẩm quyền giữa Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.

3. Số lượng thành viên và nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

‘Điều 150. Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị.’

Hội đồng quản trị có không ít hơn 3 thành viên, không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải thường trú ở Việt Nam, tuy nhiên, để việc quản lý công ty có hiệu quả, Điều lệ công ty thường quy định một tỉ lệ thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm, có nghĩa là Điều lệ công ty có thể quy định thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu với nhiệm kỳ ít hơn năm năm, chẳng hạn ba năm nhưng tối đa là năm năm. Thành viên của Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Xem thêm: Quy định về Chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty cổ phần

4. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định:

‘Điều 151. Cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị

1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a] Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;

b] Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.

c] Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.

d] Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.”

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, thành viên của Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, nhưng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh như quản trị nhân lực, quản trị chất lượng, quản trị doanh nghiệp… hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty ví dụ như quản trị kinh doanh bất động sản, quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn, quản trị kinh doanh nông nghiệp… và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng theo quy định trên, khi Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện trong quy định của Luật Doanh nghiệp thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ công ty quy định.

Xem thêm: Thành viên hội đồng quản trị có phải tham gia bảo hiểm xã hội? Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội mới nhất 2022?

Đối với một số ngành nghề kinh doanh, pháp luật có thể quy định tiêu chuẩn chuyên môn hoặc tiêu chuẩn khác cho thành viên Hội đồng quản trị. Trong những trường hợp có quy định pháp luật, thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng những tiêu chuẩn này.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

5. Mô hình tổ chức thành viên Hội đồng quản trị

Có hai mô hình thành viên Hội đồng quản trị, mô hình thứ nhất, tất cả các thành viên của Hội đồng quản trị đều là thành viên điều hành, quản lý công ty. Mô hình thứ hai, Hội đồng quản trị gồm có 2 loại thành viên với chức năng khác nhau, đó là thành viên điều hành và thành viên độc lập [phải có ít nhất 20% số thành viên hội đồng quản trị là thành viên độc lập] và Ban kiểm toán nội bộ.

Các thành viên độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát hoạt động đối với việc quản lý điều hành của công ty. Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, quyền, nghĩa vụ, cách thức tổ chức và phối hợp hoạt động của các thành viên độc lập. Để trở thành thành viên điều hành hay thành viên độc lập của Hội đồng quản trị đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định theo Luật doanh nghiệp năm 2014.

Theo đánh giá của giới chuyên gia trong và ngoài nước, hiệu lực và hình ảnh của Hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam chưa được như mong muốn, một phần do sự tập trung quyền lực quá lớn tại 1 số ít cá nhân nắm vai trò chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu đa số vốn của doanh nghiệp. Xuất phát từ yếu tố lịch sử, khi nền kinh tế được mở cửa và sự hội nhập khá nhanh ở Việt Nam đã đem đến rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước.

Trong đó Hội đồng quản trị thay vì là người định hướng đã trở thành người trực tiếp tham gia vào điều hành hoạt động của doanh nghiệp điều này khiến cho hiện tượng vi phạm bổn phận và nghĩa vụ của người quản trị của công ty với lợi ích của công ty trở nên phổ biến, lợi ích của cổ đông thiểu số với lợi ích của người có liên quan dễ bị tổn thương. Hoạt động của hội đồng quản trị các doanh nghiệp nói chung có nguy cơ bị hình thức hóa và kém hiệu quả do chính sách, cơ chế tập trung quyền lực quá lớn này.

Ban kiểm soát của các doanh nghiệp hiện nay chưa hoạt động hiệu quả cũng do bị hình thức hóa, nhất là các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước chi phối. Trong khi chờ bổ sung, hoàn thiện thêm Luật doanh nghiệp nhằm tạo cơ chế bảo vệ cổ đông tốt hơn, để cải thiện hình ảnh thì bản thân doanh nghiệp nên tự chuyên môn hóa hoạt động của Hội đồng quản trị trước.

Để cải thiện hơn về chất lượng và hình ảnh của Hội đồng quản trị nói chung và các thành viên của Hội đồng quản trị nói riêng, đặc biệt là các công ty đại chúng, niêm yết là phương thức chủ chốt nhằm nâng tầm quản trị doanh nghiệp, phải đáp ứng được mức độ giám sát tăng cường, phải tuân thủ yêu cầu chặt chẽ về kế toán và tính minh bạch trong các báo cáo. Ngoài ra, cơ chế, chính sách, pháp luật cũng cần tạo môi trường pháp lý có lợi hơn cho cổ đông nói chung.

Video liên quan

Chủ Đề