Dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm

Cấm gửi thông tin thương mại vào địa chỉ thư điện tử khi chưa được đồng ý

Tổ chức, cá nhân không được gửi thông tin mang tính thương mại vào địa chỉ điện tử [bao gồm địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, địa chỉ Internet và hình thức tương tự khác] của người tiếp nhận khi chưa được người tiếp nhận đồng ý hoặc khi người tiếp nhận đã từ chối, trừ trường hợp người tiếp nhận có nghĩa vụ phải nhận thông tin theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Luật An toàn thông tin mạng, số 86/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Về bảo vệ thông tin cá nhân, Luật quy định, cá nhân tự bảo vệ thông tin của mình và phải tuân thủ các quy định về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng. Việc thu thập thông tin cá nhân chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước cũng sẽ thiết lập kênh thông tin trực tuyến để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh liên quan đến bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng. Đồng thời, định kỳ hàng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân; trường hợp cần thiết sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất. Một nội dung đáng chú ý khác là quy định về 06 hành vi bị nghiêm cấm trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng, bao gồm: Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng; Gây ảnh hưởng, cản trở tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng; - Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin; - Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo; - Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân;

- Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.

Xem chi tiết: Luật An ninh mạng 2018 mới nhất


Xem thêm: Luật An ninh mạng 2018: 8 nội dung nổi bật nhất

Công ty TNHH SLA cung cấp dịch vụ, giải pháp an toàn thông tin mạng cho tất cả doanh nghiệp, tổ chức trong cả nước có nhu cầu. Các dịch vụ an toàn thông tin bao gồm:

  • Cung cấp sản phẩm tường lửa bảo mật [firewall], chống tấn công, xâm nhập [IPS, IDS], quản lý bảo mật thiết bị đầu cuối [endpoint security]
  • Kiểm tra, đánh giá, đào tạo an toàn thông tin mạng [vulnerability scan, penetration test, IT audit, IT training]
  • Giám sát an toàn thông tin mạng chủ động [Security Monitoring Center]
  • Phòng ngừa, chống tấn công mạng [IPS, IDS]
  • Tư vấn an toàn thông tin mạng [information security consultant]
  • Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng [information security emergency 24/7]
  • Khôi phục dữ liệu, thảm họa [disaster recovery]

ShareTech Vietnam có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ nhằm cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng. Đội ngũ chuyên gia bảo mật, quản lý, điều hành, kỹ thuật, hỗ trợ ứng cứu đáp ứng có chuyên môn cao về an toàn thông tin. ShareTech Vietnam phối hợp với nhiều đối tác bảo mật uy tín, nổi tiếng để phân phối sản phẩm bảo mật, chi sẻ kinh nghiệm, thông tin, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cập nhật kiến thức an toàn thông tin cho đội ngũ an toàn thông tin. Các công cụ kỹ thuật cần thiết như rà quét lỗ hổng website, lỗ hổng hệ điều hành, lỗ hổng database, khôi phục dữ liệu; hệ thống phòng chống tấn công, từ chối dịch vụ phân tán DDoS, hệ thống giám sát an toàn thông tin SIEM, antivirus, quản lý thiết bị đầu cuối endpoint, … kỹ thuật mới, hiện đại cùng các quy định, quy trình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.

Để được tư vấn miễn phí về dịch vụ an toàn thông tin mạng, thiết bị tường lửa UTM [UTM firewall] hay tường lửa thế hệ mới NGFW [Next Generation Firewall], endpoint security, antivirus, vui lòng liên hệ Công ty TNHH SLA tại đây hoặc trực tiếp để chọn dịch vụ an toàn thông tin mạng, sản phẩm tường lửa phù hợp nhu cầu kinh doanh, chi phí đầu tư.

Thủ tục kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng

An toàn thông tin mạng – danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng – giấy phép kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng – giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng – giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin mạng – giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng – kinh doanh sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin mạng – nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng – sản phẩm an toàn thông tin mạng là gì

Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. ACC xin giới thiệu các điều kiện và Thủ tục kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.

An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.

Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng gồm kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng và kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng.

Điều 3 Nghị định 108/2016/NĐ-CP của Chính phủ có quy định như thế nào là sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng. Cụ thể:

  • Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng là các thiết bị phần cứng, phần mềm có các chức năng cơ bản sau: Rà quét, kiểm tra, phân tích cấu hình, hiện trạng, dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin; phát hiện lỗ hổng, Điểm yếu; đưa ra đánh giá rủi ro an toàn thông tin;
  • Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng là các thiết bị phần cứng, phần mềm có các chức năng cơ bản sau: Giám sát, phân tích dữ liệu truyền trên hệ thống thông tin; thu thập, phân tích dữ liệu nhật ký theo thời gian thực; phát hiện và đưa ra cảnh báo sự kiện bất thường, có nguy cơ gây mất an toàn thông tin;
  • Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập là các thiết bị phần cứng, phần mềm có chức năng cơ bản ngăn chặn tấn công, xâm nhập vào hệ thống thông tin.
  • Dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng là dịch vụ giám sát, phân tích lưu lượng dữ liệu truyền trên hệ thống thông tin; thu thập, phân tích dữ liệu nhật ký theo thời gian thực; phát hiện và đưa ra cảnh báo sự kiện bất thường, có nguy cơ gây mất an toàn thông tin;
  • Dịch vụ phòng ngừa, chống tấn công mạng là dịch vụ ngăn chặn các hành vi tấn công, xâm nhập vào hệ thống thông tin thông qua việc giám sát, thu thập, phân tích các sự kiện đang xảy ra trên hệ thống thông tin;
  • Dịch vụ tư vấn an toàn thông tin mạng là dịch vụ hỗ trợ tư vấn, kiểm tra, đánh giá, triển khai, thiết kế, xây dựng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin;
  • Dịch vụ ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là dịch vụ xử lý, khắc phục kịp thời sự cố gây mất an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin;
  • Dịch vụ khôi phục dữ liệu là dịch vụ khôi phục dữ liệu trong hệ thống thông tin đã bị xóa hoặc hư hỏng;
  • Dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng là dịch vụ rà quét, kiểm tra, phân tích cấu hình, hiện trạng, dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin; phát hiện lỗ hổng, điểm yếu; đưa ra đánh giá rủi ro mất an toàn thông tin;
  • Dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự là dịch vụ hỗ trợ người sử dụng bảo đảm tính bí mật của thông tin, hệ thống thông tin mà không sử dụng hệ thống mật mã dân sự.

Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do vậy, người kinh doanh phải được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin mạng.

Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin mạng

Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển an toàn thông tin mạng quốc gia;
  • Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;
  • Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin;
  • Có phương án kinh doanh phù hợp.

Ngoài ra đối với các dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng; dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự; dịch vụ mật mã dân sự; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử và trừ sản phẩm mật mã dân sự phải đáp ứng thêm các điều kiện khác dưới đây.

  • Các điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đã nêu trên.
  • Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Người đại diện theo pháp luật, đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
  • Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
  • Có phương án bảo mật thông tin khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ;
  • Đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin.
  • Các điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đã nêu trên
  • Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Người đại diện theo pháp luật, đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
  • Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
  • Có phương án bảo mật thông tin khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ;
  • Đội ngũ quản lý điều hành, kỹ thuật có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về bảo mật thông tin.

Hồ sơ xin cấp phép: Doanh nghiệp cần chuẩn bị 05 [năm] bộ, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trong đó nêu rõ loại hình sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng sẽ kinh doanh;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
  • Bản thuyết minh hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ;
  • Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật.

Nộp hồ sơ: Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nhận kết quả: Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Trên đây là toàn bộ thông tin về an toàn thông tin mạng – danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng – giấy phép kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng – giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng – giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin mạng – giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng – kinh doanh sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin mạng – nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng – sản phẩm an toàn thông tin mạng là gì do ACC cung cấp.

Video liên quan

Chủ Đề