Dịch tràn màng phổi là gì

Nguyên nhân thường gặp của tràn dịch màng phổi

1. Tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là sự tích tụ dịch bất thường trong khoang màng phổi so với mức bình thường [chỉ có một lượng dịch rất ít trong khoang màng phổi, khoảng 10ml, giúp bôi trơn giữa 2 lá của màng phổi].

2. Nguyên nhân thường gặp của tràn dịch màng phổi:

Tại Việt Nam, nguyên nhân thường gặp của tràn dịch màng phổi có thể kể đến như: lao, ung thư, suy tim, xơ gan, bệnh thận, viêm phổi…Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà người bệnh sẽ có có triệu chứng khác nhau kèm theo.

a. Tràn dịch màng phổi do lao màng phổi:

Rất thường găp. Bệnh cảnh điển hình là một người trẻ tuổi, cảm thấy khó thở ngày càng tăng dần, mệt mỏi, đau nhói ngực một bên, gầy ốm, sụt cân, ăn không ngon, có thể sốt nhẹ, ho khan…


b. Do ung thư: Thường gặp ở người lớn tuổi, khó thở tăng dần, ung thư có thể là từ phổi đi ra hoặc từ nơi khác chạy lên màng phổi

c. Do suy tim:

Bệnh nhân thường có bệnh tim mạch trước đó hoặc khó thở diễn tiến kéo dài trước đó vì suy tim. Tim không thể bơm máu nổi, nay có thêm tràn dịch màng phổi làm cho khó thở nặng hơn. Bệnh nhân thường có kèm theo các triệu chứng khác như phù chân…

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây tràn dịch màng phổi.

3. Khi nào bạn nên đi đến gặp bác sỹ

Bạn nên gọi cho bác sỹ của bạn ngay hoặc đến khám bác sỹ nếu bạn có các triệu chứng sau đây:

Khó thở, ho… không giải thích đươc

Đau ngực dữ dội khi hít thở

4. Các xét nghiệm có thể làm để xác định chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng phổi

Để xác định có tràn dịch màng phổi bác sỹ có thể đề nghị các xét nghiệm sau:

  • X-Quang phổi [ giúp xác định tràn dịch màng phổi]

  • Siêu âm ngực [nếu thấy cần thiết],
  • Chọc hút dịch trong khoang màng phổi [ dẫn lưu nếu cần]: để làm xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh, để điều trị giảm bớt khó thở cho bệnh nhân

SKĐS - Phổi chúng ta được bao bọc bởi màng mỏng gọi là màng phổi. Màng phổi có hai lá: Lá thành [lót bên trong thành ngực] và lá tạng [bao bọc chính lá phổi]. Bình thường giữa hai lá này chỉ có một lớp dịch mỏng [khoảng 20ml] đủ giúp cho hai lá màng phổi dễ dàng trượt lên nhau khi ta hít thở.


Tràn dịch màng phổi là gì?

Nếu lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều thì chức năng hô hấp sẽ bị cản trở. Tình trạng này gọi là tràn dịch màng phổi [TDMP], trong dân gian thường gọi đơn giản là “phổi có nước”. Nếu dịch này là mủ, ta gọi là “tràn mủ màng phổi”, còn nếu là máu sẽ được gọi là “tràn máu màng phổi”. Tràn dịch màng phổi có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em.

Triệu chứng của tràn dịch màng phổi

Các triệu chứng liên quan số lượng và vị trí của TDMP: Không có triệu chứng [nếu lượng dịch ít]; Khó thở, suy hô hấp, đau âm ỉ, ho [lượng dịch nhiều]; Nôn, đau bụng, chướng bụng [tụ dịch dưới phổi]; Đau ngực âm ỉ, đau nhiều hơn về bên bị tràn dịch và nếu nằm nghiêng về bên đó cơn đau sẽ tăng lên.


Hình ảnh phổi bình thường và tràn dịch màng phổi.

Các triệu chứng liên quan đến các bệnh là nguyên nhân. Ví dụ: Sốt cao, biếng ăn, mệt mỏi, thở nhanh, khó thở, đau ngực [viêm phổi]; Đổ mồ hôi về đêm, sốt về chiều, ho ra máu, sụt cân [lao].

Khi được chụp X-quang phổi sẽ thấy hình mờ đậm một bên bị tràn dịch hoặc cả hai bên phổi, dịch ở dưới thấp hơn, tim có thể bị đẩy sang bên đối diện.

“Phổi có nước” - có phải do tắm nhiều?

Trong dân gian từ lâu vẫn có không ít người cho rằng “phổi có nước” là do tắm lâu, đặc biệt là tắm đêm, làm nước ngấm vào phổi. Điều này hoàn toàn không đúng. Nếu không, vận động viên bơi lội những người thường phải dầm mình mỗi ngày trong nước có khi đến chục giờ sẽ không thể có đủ sức khỏe mà trở thành những kình ngư nổi tiếng trong lòng người hâm mộ.

Tại phổi - màng phổi:

Nhiễm trùng: Sau nhiễm trùng phổi [viêm phổi, áp-xe phổi vỡ vào khoang màng phổi...] hoặc từ các cơ quan lân cận [gan, màng tim, trung thất]. Nhiễm trùng này có thể do vi khuẩn [gây tràn mủ màng phổi], lao [lao màng phổi], ký sinh trùng. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của tràn dịch màng phổi ở trẻ em.
Ung thư: Phế quản, phổi, màng phổi tiên phát hay do di căn [hiếm gặp ở trẻ em].
Chấn thương ngực, phẫu thuật lồng ngực.
Ngoài phổi - màng phổi: Do các bệnh tim [suy tim], gan [xơ gan], thận [hội chứng thận hư, suy thận], suy dinh dưỡng nặng, bệnh tự miễn, viêm tụy cấp.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh?

Chẩn đoán TDMP thường không khó, nhưng tìm nguyên nhân – điều quan trọng cho điều trị - lại cần nhiều kỹ thuật chuyên sâu.
Khám lâm sàng là giai đoạn quan trọng cho chẩn đoán nhưng luôn luôn phải kết hợp với các xét nghiệm khác nhau để xác định chẩn đoán và truy tìm nguyên nhân.
X-quang ngực thẳng tư thế đứng được xem là xét nghiệm thường qui trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi.
Siêu âm ngực rất nhạy để phát hiện TDMP lượng ít mà trên X-quang phổi thẳng đứng đôi khi khó phát hiện. Siêu âm còn giúp bác sĩ xác định vị trí rút dịch màng phổi để chẩn đoán và điều trị.
Chọc hút dịch màng phổi là một thủ thuật thường khá an toàn với bác sĩ chuyên khoa và rất cần thiết nhằm xác định chẩn đoán và giúp tìm kiếm nguyên nhân TDMP. Thông thường bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ, chọc vào khoang màng phổi vùng có dịch để hút. Tùy nguyên nhân và diễn biến bệnh mà dịch màng phổi có màu sắc khác nhau [trong, vàng chanh, vàng đục, mủ, nâu, đỏ máu, trắng đục như sữa...]. Dịch màng phổi sẽ được xét nghiệm sinh hóa, tế bào, vi sinh hoặc các xét nghiệm chuyên biệt khác để xác định nguyên nhân.

Điều trị bệnh thế nào?

Chọc hút dịch màng phổi không chỉ là biện pháp quan trọng giúp xác định chẩn đoán mà còn giúp bệnh nhân nhanh chóng bớt khó thở nếu lượng dịch nhiều.
Trong trường hợp tràn mủ màng phổi, người bệnh sẽ được thực hiện phẫu thuật nhỏ gọi là dẫn lưu màng phổi để đặt một ống dẫn lưu bằng nhựa xuyên qua da vào trong khoang màng phổi nhằm thoát mủ ra ngoài dần.
Tùy theo từng nguyên nhân của bệnh bác sĩ sẽ có chỉ định biện pháp điều trị phù hợp: Nếu do nhiễm khuẩn [viêm mủ màng phổi]: Sử dụng kháng sinh; Nếu do lao: điều trị thuốc kháng lao; Ung thư: phẫu thuật hoặc dùng hóa chất; Điều trị suy tim, xơ gan, suy thận...
Các biện pháp hỗ trợ khác: Nghỉ ngơi tại giường; ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu, đủ năng lượng và dinh dưỡng; điều trị sốt, đau ngực bằng paracetamol; tập vật lý trị liệu hô hấp: theo chỉ định của thầy thuốc.
Theo SKĐS.

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng Cập nhật: 02/03/2021

Bệnh tràn dịch màng phổi là một tình trạng phổ biến nhưng nguy hiểm do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy dịch tràn màng phổi là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải quyết qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Bệnh tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là tích tụ dịch dư thừa ở giữa các màng phổi. Bình thường, vẫn luôn có một lượng dịch ở giữa màng phổi và phổi để giúp bôi trơn khi phổi nở ra trong lúc bạn hít thở. Tuy nhiên, một số tình trạng sức khỏe có thể khiến lượng dịch tích tụ quá nhiều và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các dạng thường gặp

Dịch tràn màng phổi gồm có hai loại chính là:

  • Dịch thấm: Loại dịch màng phổi này tương tự như dịch có trong khoang màng phổi, được hình thành từ dịch rò rỉ qua màng phổi bình thường. Loại tràn dịch này hiếm khi cần được dẫn lưu trừ khi có quá nhiều dịch tích tụ. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là suy tim sung huyết.
  • Dịch tiết: Các dịch tiết có thể hình thành từ dịch dư thừa, protein, máu, tế bào viêm và do vi khuẩn đi qua các mạch máu tổn thương và xâm nhập vào màng phổi. Đối với tình trạng này, bạn sẽ cần phải dẫn lưu dịch tùy thuộc vào kích thước và tình trạng viêm. Nguyên nhân gây bệnh là do viêm phổi và ung thư phổi.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng tràn dịch màng phổi là gì?

Thực tế, một số người sẽ không có dấu hiệu tràn dịch màng phổi. Họ chỉ phát hiện bệnh khi chụp X-quang ngực hoặc khám sức khỏe cho một tình trạng khác.

Một số khác có thể có các triệu chứng tràn dịch màng phổi sau:

  • Đau ngực
  • Ho khan
  • Sốt
  • Khó thở khi nằm
  • Thở nông
  • Khó hít thở sâu
  • Nấc cụt dai dẳng
  • Khó khăn khi vận động

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các dấu hiệu trên.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi là gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, dịch dư thừa có thể thiếu protein [dịch thấm] hoặc nhiều protein [dịch tiết]. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân tràn dịch màng phổi.

Các nguyên nhân phổ biến gây dịch tràn màng phổi dạng dịch thấm như:

  • Suy tim
  • Thuyên tắc phổi
  • Xơ gan
  • Từng phẫu thuật tim

Dịch tràn màng phổi dạng dịch tiết [dịch giàu protein] thường gặp nhất do:

  • Viêm phổi
  • Ung thư
  • Thuyên tắc phổi
  • Bệnh thận
  • Bệnh viêm

Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Bệnh lao
  • Bệnh tự miễn
  • Chảy máu [do chấn thương ngực]
  • Chylothorax do chấn thương [rò rỉ chyle]
  • Nhiễm trùng ngực và bụng [hiếm gặp]
  • Tiếp xúc với amiăng
  • Hội chứng Meig [do khối u buồng trứng lành tính]
  • Hội chứng quá kích buồng trứng

Một số loại thuốc, phẫu thuật vùng bụng và xạ trị cũng có thể gây tràn dịch. Bệnh có thể xảy ra với một số loại ung thư bao gồm ung thư phổi, ung thư vú và ung thư hạch bạch huyết. Trong một số trường hợp, dịch có thể là ác tính [ung thư], hoặc có thể là kết quả trực tiếp của hóa trị.

Chẩn đoán

Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh tràn dịch màng phổi là gì?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra sức khỏe và hỏi bạn về các triệu chứng. Thông thường, chụp CT ngực và X-quang ngực sẽ giúp bác sĩ quyết định có điều trị tràn dịch màng phổi hay không.

Bác sĩ cũng có thể muốn thực hiện các xét nghiệm về dịch bằng cách dùng kim đưa vào giữa các xương sườn để hút dịch. Các xét nghiệm này sẽ giúp tìm:

  • Sự nhiễm trùng
  • Các tế bào ung thư
  • Mức độ protein

Ngoài ra, các xét nghiệm máu có thể được thực hiện bao gồm:

  • Công thức máu toàn bộ [CBC], để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc thiếu máu
  • Xét nghiệm máu chức năng gan và thận

Nếu cần, bac sĩ cũng sẽ yêu cầu các xét nghiệm sau:

  • Siêu âm tim để phát hiện suy tim
  • Siêu âm bụng và gan
  • Xét nghiệm protein nước tiểu
  • Sinh thiết phổi để tìm ung thư
  • Nội soi phế quản

Điều trị

Bệnh tràn dịch màng phổi có chữa được không?

Nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ quyết định cách điều trị tràn dịch màng phổi. Trong đó, những giải pháp thường gặp có thể kể đến như sau:

Dẫn lưu dịch

Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng kim hoặc một ống nhỏ để dẫn lưu dịch ra khỏi khoang ngực.

Bạn sẽ được gây tê cục bộ trước đó nhằm giúp quá trình điều trị diễn ra dễ dàng hơn. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi đau hoặc khó chịu tại vết mổ. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp giảm đau.

Bạn có thể dẫn lưu dịch nhiều lần nếu dịch tích tụ trở lại.

Phương pháp Pleurodesis

Pleurodesis là phương pháp điều trị tạo ra tình trạng viêm nhẹ giữa phổi và màng phổi với mục đích làm cho hai lớp màng phổi dính lại với nhau, từ đó ngăn cản sự tích tụ dịch giữa chúng trong tương lai.

Phẫu thuật

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phẫu thuật đưa một ống nhỏ vào khoang ngực để giúp chuyển hướng dịch chảy từ ngực vào bụng, nơi nó có thể được cơ thể loại bỏ dễ dàng hơn. Đây có thể là một lựa chọn cho những người không đáp ứng với các cách điều trị khác.

Ngoài ra, đôi khi phẫu thuật cắt bỏ một phần của màng phổi cũng sẽ được tiến hành nếu cần thiết.

Biến chứng

Bệnh tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?

Thông thường, thuốc và các biện pháp chăm sóc hỗ trợ khác sẽ giúp kiểm soát các rủi ro khi điều trị bệnh. Hầu hết mọi người hồi phục trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Các biến chứng nhỏ từ những phương pháp điều trị xâm lấn có thể bao gồm đau nhẹ và khó chịu, thường sẽ biến mất theo thời gian. Một số trường hợp có thể có những biến chứng nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân và phương pháp điều trị được áp dụng.

Các biến chứng nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Phù phổi hoặc dịch trong phổi, có thể do dẫn lưu dịch quá nhanh trong khi thực hiện chọc dò màng phổi
  • Xẹp phổi một phần
  • Nhiễm trùng hoặc chảy máu
  • Tổn thương phổi
  • Sẹo màng phổi

Những biến chứng này rất hiếm khi xảy ra. Thực tế, bác sĩ sẽ giúp xác định lựa chọn điều trị hiệu quả nhất và thảo luận về những lợi ích và rủi ro của từng quy trình.

Dịch tràn màng phổi có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Hầu hết trường hợp cần điều trị tại bệnh viện và một số người sẽ cần phẫu thuật. Thời gian để phục hồi sau khi điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân, kích thước và mức độ nghiêm trọng cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Đa số người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và yếu trong tuần đầu tiên sau khi xuất viện. Thông thường, vết mổ lành lại trong vòng 2-4 tuần. Bạn sẽ cần được chăm sóc và theo dõi liên tục sau khi về nhà.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề