Mẹ sau sinh bao lâu thì được tắm gội

Từ xa xưa, theo quan niệm dân gian của các cụ, phụ nữ sau sinh không nên đụng nước lạnh. Ngày nay, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, việc tắm gội, ăn uống nước lạnh không tốt cho sức khỏe của bà đẻ. Vậy mẹ sau sinh kiêng nước lạnh bao lâu tốt nhất? Hãy tham khảo bài viết sau để được giải đáp nhé. 

Phụ nữ sau sinh kiêng tắm nước lạnh bao lâu

Kiêng nước lạnh được chia thành nhiều hình thức khác nhau, trong đó có kiêng tắm gội, kiêng ăn uống. Đối với việc tắm gội nước lạnh, các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ nên kiêng trong khoảng 2 đến 3 tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên nếu mẹ sinh em bé vào mùa đông, thì nên dùng nước ấm trong sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe. 

Có nhiều quan điểm cho rằng, mẹ sau sinh đang ở cữ nên hạn chế tắm gội. Vậy điều này đúng hay sai? 

Về cơ bản, mẹ đang ở cữ có thể tắm gội để đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tình trạng nấm, viêm nhiễm. Cụ thể: 

  • Sinh thường: Có thể rửa, lau người sau 1 đến 2 ngày sinh. Tắm gội nên từ 3 đến 4 ngày sau sinh. Bởi lúc này, sức khỏe của mẹ đã ổn định, việc tiếp xúc với nước không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

  • Sinh mổ: Có thể rửa, vệ sinh sau 2-3 ngày, cần đảm bảo lau khô cơ thể, vết mổ sau mỗi lần tắm để tránh nhiễm trùng. Về tắm gội, mẹ nên kiêng tắm trong 6 đến 7 ngày đầu tiên. 

Hậu quả nếu mẹ sau sinh không kiêng nước lạnh

Nếu mẹ không kiêng nước lạnh sau khi sinh sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe. 

  • Sức khỏe suy yếu: Phụ nữ sau sinh nếu không kiêng nước lạnh sẽ bị nhiễm hàn, gây tổn thương đến thể chất bên trong như lạnh tử cung, lạnh bụng, đau nhức xương khớp. Ngoài ra, mẹ cũng rất dễ bị ốm, cảm cúm, tăng nhịp tim, tụt huyết áp, đột quỵ, gây nguy hiểm đến tính mạng. 

  • Vi khuẩn dễ lây lan: Môi trường lạnh khiến vi khuẩn dễ dàng lây lan hơn. Đặc biệt mẹ sau khi vượt cạn, trải qua việc phẫu thuật rất dễ xuất hiện vi khuẩn. Việc tắm nước ấm sẽ hạn chế những tác nhân này. 

Lưu ý khi tắm gội sau sinh

  • Dùng nước ấm: Mẹ sau sinh thường, sinh mổ đều nên tắm bằng nước ấm để an toàn nhất. Nước ấm giúp mẹ thư giãn, tạo cảm giác thoải mái, hạn chế viêm nhiễm, nấm trên da. 

  • Tắm nhanh: Mặc dù mẹ sau sinh có thể tắm gội sau vài ngày, nhưng không nên đụng nước quá lâu, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, mẹ nên tắm từ 5 đến 10 phút. 

  • Không tắm và gội đầu cùng lúc: Sau khi sinh, mẹ nên giãn cách giữa thời gian tắm và gội. Tuyệt đối không làm đồng thời cùng lúc, vì nó sẽ làm gia tăng khả năng bị nhiễm lạnh, trúng gió. 

  • Không nên ngâm mình trong bồn tắm: Tắm bồn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hơn tắm vòi sen. Đặc biệt các mẹ sinh mổ, nếu tắm bồn sẽ khiến vết mổ bị nhiễm trùng, mưng mủ. Vì thế, mẹ sau sinh nên hạn chế tắm bồn để vi khuẩn từ vết thương không lây lan sang các vùng khác. 

Xem thêm: Kiêng cữ sau sinh đúng cách, khoa học

Sau sinh kiêng uống nước lạnh, nước đá bao lâu

Ngoài câu hỏi sau sinh kiêng tắm gội nước lạnh bao lâu, thì việc khi nào được ăn, uống đồ lạnh cũng rất được quan tâm. Các bà, các mẹ ngày xưa truyền tai nhau rằng, phụ nữ sau sinh không nên uống nước lạnh. Ngày nay, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng chị em phụ nữ không nên uống nước lạnh, nước đá sau sinh. Thời gian mà mẹ có thể uống lạnh là khoảng 3 tháng sau sinh. Tuy nhiên, thời gian kiêng càng dài càng tốt cho sức khỏe. 

Hậu quả nếu không kiêng uống nước lạnh sau sinh

  • Gây ê buốt răng: Sau khi sinh em bé, sức khỏe răng miệng của mẹ rất kém, dễ gặp một số vấn đề như viêm lợi, viêm nướu. Đặc biệt, việc ăn lạnh uống lạnh còn gây ra tình trạng ê buốt răng, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi trong khoang miệng. 

  • Rối loạn tiêu hóa: Cơ quan tiêu hóa của mẹ sau sinh cực kỳ kém. Vì vậy, việc ăn, uống nước lạnh, nước đá sau sinh sẽ gây cản trở khả năng tiêu hóa của nó. Mẹ sẽ cảm thấy đau bụng, khó tiêu khi ăn uống lạnh quá sớm sau sinh. 

  • Lạnh bụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: Một hậu quả khác chính là mẹ có thể bị lạnh bụng, nhiễm hàn khí ăn lạnh sớm sau sinh. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tử cung - cơ quan sinh sản của phụ nữ. 

Một số lưu ý khi uống nước lạnh sau khi sinh

Về cơ bản, sau khi sinh khoảng 3 tháng mẹ có thể ăn uống lạnh. Tuy nhiên, mẹ cần ăn đúng cách để bảo vệ sức khỏe được tốt nhất. Dưới đây là 3 lưu ý mẹ nên ghi nhớ mỗi khi ăn, uống nước lạnh sau sinh. 

  • Không uống buổi sáng: Thói quen uống nước vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy cực kỳ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là mẹ phải uống nước ấm. Nếu mẹ uống nước lạnh sẽ bị phản tác dụng bởi nước lạnh sẽ gây ra tình trạng co mạch niêm mạc dạ dày. Đồng thời, cơ thể vào buổi sáng thường khá yếu ớt, uống nước lạnh dễ bị mắc bệnh. 

  • Không uống khi cơ thể đang mệt: Khi vừa hoạt động mệt mỏi, uống một ly nước lạnh sẽ giúp bạn giải khát hiệu quả. Tuy nhiên, nó lại làm suy giảm năng lượng của cơ thể rất nhanh. Vì vậy, bạn sẽ càng uể oải và mất sức hơn, rất nguy hiểm. 

  • Không uống thường xuyên: Uống nước lạnh thường xuyên cực kỳ không tốt cho sức khỏe. Nó làm hệ miễn dịch của cơ thể ngày càng suy yếu, gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày. 

Như vậy, mẹ đã giải đáp được câu hỏi sau sinh kiêng nước lạnh bao lâu rồi phải không. Về cơ bản, mẹ có thể ăn, uống và sử dụng nước lạnh trong sinh hoạt sau 3 tháng sinh em bé. Tuy nhiên, việc ăn uống đồ lạnh thường xuyên không tốt cho sức khỏe của mẹ. Vì vậy, mẹ nên hạn chế tối đa việc ăn uống đồ lạnh để tốt nhất cho sức khỏe nhé. 

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nguyễn Thị Mận - Bác sĩ Sản Phụ khoa - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sinh mổ giúp bà bầu “vượt cạn” thành công, nhanh chóng và tránh đi nhiều biến cố nguy hiểm. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh mổ cần được chăm sóc hợp lý để sớm trở về với hoạt động sinh hoạt bình thường, bắt đầu từ việc vệ sinh, tắm gội, nịt bụng hay đi xe máy.

Phụ nữ sau sinh mổ có thể vệ sinh, tắm gội ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, cần chú ý dùng nước ấm và lau khô ngay sau khi tắm gội hay tiếp xúc với nước. Sang tuần thứ hai thì người mẹ có thể tắm rửa bình thường, hạn chế làm ướt vết mổ và tuyệt đối không chà mạnh lên vết mổ. Ngoài ra, đối với sinh hoạt hàng ngày thì mẹ đã có thể rửa mặt, súc miệng, chải răng mỗi ngày ngay sau sinh. Nên chọn loại bàn chải mềm, tránh làm chảy máu chân răng.

Để tránh tình trạng bí tiểu sau sinh, phụ nữ có thể tập đi tiểu từ 2 đến 3 giờ sau khi được rút ống thông tiểu. Nếu nửa ngày đầu sau khi sinh cảm thấy còn yếu, mẹ nên dùng bô để tiểu ngay tại chỗ, sang ngày thứ hai thì có thể vào nhà vệ sinh, song vẫn cần có sự theo dõi sát sao từ người thân gia đình.

Nói chung, các công việc vệ sinh, sinh hoạt nhẹ nhàng vẫn có thể làm được, tuy nhiên người mẹ sau sinh cần tập trung nghỉ ngơi nhiều để có sức khỏe chăm sóc cho bản thân và cho con.

Tìm lại vóc dáng thon thả như khi chưa sinh là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ sau sinh. Chế độ luyện tập là điều nên thực hiện, nhưng trên thực tế, việc chăm sóc con sẽ chiếm hầu hết quỹ thời gian của mẹ, đặc biệt là khi cho con bú. Chính vì rất khó để sắp xếp thời gian cho việc luyện tập, nhiều người tìm đến sự hỗ trợ của nịt bụng. Vậy phụ nữ sinh mổ bao lâu thì nịt bụng?

Nịt bụng thường có thể sử dụng sau sinh mổ kể từ tuần thứ 4 trở đi, vì lúc này sẹo mổ đã tương đối lành lặn nên không bị ảnh hưởng lớn bởi việc nịt bụng. Tuy nhiên, sinh mổ bao lâu thì nịt bụng còn tùy cơ địa của người mẹ, có người vết mổ lâu khỏi hơn nên việc dùng gen nịt bụng quá sớm là điều không nên, khi đó cần thiết phải đợi thêm một ít thời gian để cho vết mổ lành hẳn. Tuyệt đối không nên nịt bụng khi vết mổ còn chưa lành hẳn hoặc ngay sau khi mới sinh xong. Mặt khác, việc nịt bụng không chỉ chú ý đợi vết mổ lành hẳn mà cần lưu ý không được gen bụng quá chặt, dẫn đến ma sát lên vết mổ, hoặc có thể tránh vết mổ ra khi nịt bụng.

Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh không nên quá phụ thuộc vào gen nịt bụng vì nếu lạm dụng, sẽ tạo cảm giác không thoải mái, thậm chí có khả năng gây ngạt thở do máu không lưu thông tốt. Nịt bụng cho mẹ sau sinh còn cần sự cảm nhận của cơ thể, khi cảm thấy khó chịu thì cần cởi ra để đảm bảo lưu thông máu không bị cản trở.

Bên cạnh đó, cùng với gen bụng, để có thể sớm lấy lại vòng eo thon gọn như mong muốn, điều quan trọng là phải chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn và đúng cách. Từ khoảng sau sinh 6 - 8 tuần, người mẹ có thể tập luyện với những bài tập tương đối nhẹ nhàng và dần nâng cao mức độ theo thể trạng cơ thể. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để có thể đảm bảo có sữa cho con bú mà không khiến mẹ béo thêm. Hơn nữa, chính việc cho con bú cũng là cách để phụ nữ sớm tìm lại vóc dáng cân đối như khi chưa sinh.

Chính vì quan tâm đến vóc dáng nên nhiều mẹ sau sinh nhờ đến sự hỗ trợ của nịt bụng

Nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh thường lo lắng không biết sinh mổ bao lâu thì đi xe máy được. Thực tế điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tình hình sức khỏe, công việc, hoàn cảnh,... Nếu người mẹ mới vừa sinh dậy, cơ thể còn rất yếu, thậm chí chưa thể tự chăm sóc cho bản thân thì việc ra ngoài và đi xe máy là điều không nên. Khi sức khỏe chưa cho phép thì nên dành thời gian cho nghỉ dưỡng và hồi phục. Nếu có tình huống khẩn cấp hoặc cần ra ngoài đường, nên nhờ người thân hỗ trợ. Khi sức khỏe đã ổn định hơn, cảm thấy khỏe mạnh thì người mẹ có thể chạy xe ra ngoài, song cần hết sức thận trọng và chỉ nên đi gần nhà.

Mặt khác, khi ra đường thì đôi khi các tác động của môi trường như nắng gió sẽ dễ tác động đến sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, trong mọi trường hợp, phụ nữ sau sinh nên hạn chế các tình huống, nguy cơ xảy ra nguy hiểm để bảo vệ thân thể và sức khỏe.

Các bà mẹ sau sinh mổ thường có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, ví dụ như sốt, nhiễm trùng, viêm vết mổ, tự máu tại vết mổ,... Vì vậy, người mẹ cần lưu ý thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế khả năng xảy ra những biến chứng sau sinh mổ.

  • Trong ngày đầu tiên sau mổ, không nên nằm bất động một chỗ liên tục trên giường, cần xoay trở người, nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái. Sang ngày thứ hai trở đi, người mẹ nếu có thể, nên ngồi dậy và đi lại.
  • Có thể nằm sấp mỗi ngày khoảng 20 - 30 phút, sẽ giúp cho sản dịch được thoát ra dễ dàng hơn, đồng thời nên thực hiện mát-xa bụng mỗi ngày để tử cung đàn hồi tốt và đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.
  • Nên cho bé bú sớm, vì động tác cho bú cũng có tác dụng làm tăng sự co hồi tử cung, hạn chế chảy máu sau sinh mổ. Hơn nữa, khi bé được bú mẹ sớm trong 3 ngày đầu, bé sẽ được hưởng nguồn sữa non từ mẹ. Sữa non chứa rất nhiều kháng thể từ mẹ truyền qua, giúp cho bé nhanh chóng hoàn thiện hệ miễn dịch, ít bị dị ứng hay các bệnh vặt.
  • Mẹ nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn lượng thịt tăng lên, cân bằng các loại thực phẩm, nhằm giúp cho vết mổ mau liền sẹo và mẹ tăng sức đề kháng cơ thể tốt nhất.

Nên cho con bú mẹ từ sớm

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả, đó là sự theo dõi, chăm sóc tận tình của ông bố và những người thân trong gia đình, nhằm bảo vệ sức khỏe, cũng như động viên, khích lệ tinh thần cho người phụ nữ sau sinh trên chặng đường làm mẹ của mình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có chữa được không?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề