Có thai bao lâu bụng bắt đầu to

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Theo dõi thai máy [cử động thai] là phương pháp giúp mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe thai nhi. Vậy thai phụ có thể cảm nhận được thai máy từ tuần thứ bao nhiêu?

Thai máy hay cử động thai là khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân thai nhi có cử động mà người mẹ cảm nhận được.

Mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi vào tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Thường trong ba tháng giữa này, cử động của thai nhi thường không đều đặn, nhưng càng về sau càng đều đặn hơn. Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 27-32.

Đối với con rạ, bình thường bà mẹ mang thai có thể cảm nhận thấy thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng thời điểm trung bình từ 16 tuần và 22 tuần đối với con so.

Bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi nhận biết những cử động của bé, thai phụ cần học cách theo dõi sức khỏe thai nhi qua theo dõi cử động thai. Đây là phương thức tích cực nhất để ba mẹ cùng bác sĩ theo dõi thai nhi một cách hoàn chỉnh.

Theo dõi tình trạng của thai nhi

Số cử động trung bình mỗi ngày của thai nhi là 16 – 45 lần, khoảng cách tối đa ghi nhận giữa các lần thai máy là 50-75 phút. Mẹ có thể không cảm nhận được cử động của thai nhi trong khoảng thời gian bé ngủ. Thời gian ngủ của thai nhi thường kéo dài 20-40 phút, hiếm khi quá 90 phút.

Số lần thai máy thường cao nhất ở khoảng tuần 28 – 32, sau đó giảm chút ít đến khi sắp sinh. Ở thời điểm chuẩn bị sinh số lần thai máy trung bình trong 01 giờ khi thai hoạt động là 31.

Thai máy là biểu hiện tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Khi số lần cử động thai giảm đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Khi thai nhi không máy hay máy yếu có thể cho biết thai suy hay thai đã chết rồi.

Để giảm thiểu những tình trạng này, các bác sĩ sản khoa trên thế giới khuyến nghị các bà mẹ tự đếm cử động thai mỗi ngày, kể từ tuần 28. Thai máy cũng là cách mà thai nhi báo với bà mẹ mang thai là “con vẫn ổn”.

Mỗi ngày, bà mẹ hãy chọn cùng một thời điểm, thường là sau khi ăn tối, nghỉ ngơi tư thế nằm, và tập trung đếm số cử động thai [đá, đấm, xoay, cuộn] trong vòng 1 giờ, cùng với số thời gian để có được 10 cử động thai, và ghi lại trong 1 biểu đồ. Hãy tránh chu kỳ ngủ của thai [có thể từ 20 đến 75 phút]. Buổi tối tới đêm là lúc thai nhi hoạt động nhiều nhất.

Bà mẹ cần đi tiểu để bàng quang trống trước khi đếm cử động thai. Đặt tay lên bụng để cảm nhận những cử động của thai.

Một thai nhi khỏe mạnh là khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.

Nếu một hôm nào đó bé yên ắng, ít đạp hơn so với bình thường, mẹ có thể làm một số hoạt động sau để kích thích phản ứng của bé:

  • Chuyển từ nằm sang ngồi, đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng.
  • Ăn đồ ngọt như bánh , uống sữa
  • Mát xa nhẹ nhàng toàn thân, hoặc xoa bụng nhẹ nhàng, hoặc gõ gõ nhẹ lên bụng để gọi bé dậy.

Sau đó mẹ tiếp tục theo dõi cử động của bé. Trường hợp số lần đạp của bé ít đi đến mức chưa đến 10 lần trong 12 tiếng đồng hồ hoặc mẹ đếm số lần đạp của bé trong 1 tiếng đồng hồ sau ăn mà không đến 4 lần, thì rất có thể đây là dấu hiệu báo có sự bất thường, mẹ cần đi khám ngay lập tức để được kiểm tra.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Có nhiều mẹ bầu sẽ nge mọi người nhận xét về kích thước to nhỏ của bụng bầu khi mang thai. Những bà bầu khác lại tin rằng hình dáng bụng bầu quyết định giới tính thai nhi. Như vậy những điều gì xung quanh về kích thước bụng bầu làm gì?

1. Kích thước bụng bầu sẽ nhỏ khi mang thai con đầu lòng:

Khi đang mang thai con đầu lòng, cơ bụng của bà bầu vẫn còn nhỏ gọn. Bởi vậy những phụ nữ mang thai con so thường có bụng bầu nhỏ hơn. Sau khi bé chào đời, hệ cơ này tiếp tục phát triển khiến vòng bụng của chị em lớn hơn. Lần mang thai tiếp theo sẽ làm bụng bầu tăng kích thước nhiều hơn.

Hình dáng của bụng bầu thay đổi theo từng giai đoạn

2. Vị trí của thai nhi ảnh hưởng đến kích thước bụng bầu:

Từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi sẽ có những chuyển động liên tục trong bụng mẹ. Đến gần những tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ chuẩn bị quay đầu trong khi lưng sẽ di chuyển từ bên này sang bên kia thành bụng khiến kích thước bụng bầu có sự thay đổi.

>>> xem thêm: các mốc siêu âm thai định kỳ 

3. Nước ối làm bụng bầu thay đổi kích thước:

Trong suốt thời gian của thai kỳ thì lượng nước ối sẽ thay đổi thường xuyên, thậm chí biến đổi cả theo giờ. Trong giai đoạn đầu mang thai, cơ thể bà bầu sản sinh lượng nước ối lớn. Thể tích nước ối sẽ tăng từ 50ml khi thai nhi được 4 -8 tuần tuổi đến 1000ml khi bé được 38 tuần. Chính vì thế, kích thước bụng bầu cũng thay đổi đáng kể.

4. Thời điểm bụng bầu "nhô lên" sẽ khác nhau:

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, thời điểm bụng bầu nhô lên ở mỗi bà bầu hoàn toàn khác nhau. Nhiều bà bầu chỉ nhìn thấy bụng bầu tăng kích thước ở tam cá nguyệt thứ hai. Trong khi đó, một số chị em đã nhìn thấy bụng bầu nhô lên ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên do sự gia tăng của nước ối và lượng hơi trong bụng.

Thời điểm bụng bầu nhô lên ở mỗi bà bầu hoàn toàn khác nhau

5. Kích thước của thai quyết định kích thước bụng bầu:

Kích thước của thai nhi đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng kích thước bụng bầu. Khi cha mẹ có chiều cao lý tưởng, thai nhi sẽ trong dài người hơn. Nếu chao mẹ không có chiều cao nổi bật thì thai nhi sẽ nhỏ hơn, kích thước bụng bầu cũng nhỏ gọn hơn. 
Như vậy, bụng bầu không có bất kỳ một kích thước chuẩn nào cả. Các mẹ bầu cũng không nên lo lắng hay so sánh bụng của mình với những mẹ bầu khác. Nếu có gì bất thường hãy đến khám bác sĩ luôn.

6. Kích thước bụng bầu không liên quan đến giới tính thai nhi:

Nhiều người quan niệm rằng hình dáng bụng bầu sẽ cho biết được bạn sẽ sinh bé trai hay bé gái. Bởi thế, nếu bạn mang thai bé trai thì bụng bầu sẽ ở vị trí thấp và nhô ra trước. Nếu bạn mang thai bé gái thì bụng bầu sẽ ở vị trí cao và bè sang hai bên.
Tuy nhiên thì trên thực tế, các nhà khoa học cho biết rằng quan niệm này thực sự không chính xác. Kích thước và hình dáng bụng bầu phụ thuộc vào cùng cơ bụng vào chiều cao của bạn. Nếu như mẹ bầu có chiều cao vượt trội, bụng bầu sẽ ở vị trí nhô cao. Những mẹ bầu có chiều cao khiêm tôn thì bụng bầu sẽ bè sang hai bên.

Như vậy, bụng bầu không có bất kỳ một kích thước chuẩn nào cả. Các mẹ bầu cũng không nên lo lắng hay so sánh bụng của mình với những mẹ bầu khác. Nếu có gì bất thường hãy đến khám bác sĩ luôn.

Từ ngày 01/04 - 30/04/2022, khi mẹ bầu đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn sẽ được Giảm 35% thai sản trọn gói và:

- Tặng nâng cấp 01 ngày phòng riêng 

- Miễn phí test nhanh Covid-19 khi đi sinh

Siêu ưu đãi còn chưa đủ, mẹ còn được "bỏ túi" thêm rất nhiều quà tặng hấp dẫn không kém:

✦ Miễn phí giường gấp người nhà

✦ Tặng chụp ảnh newborn [trong giờ hành chính]

✦ Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn

✦ Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé

Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

>>> tham khảo bài viết: siêu âm 3 tháng giữa kỳ 

Phụ nữ có thai mấy tháng thì bụng to? 6 tuần bụng to chưa? Đây là những câu hỏi rất nhiều bà bầu thắc mắc, vì trong khi nhiều người có thai 2 tháng bụng to thì lại có những mẹ có thai 4 tháng, thậm chí 6 tháng bụng vẫn nhỏ. Tại sao lại như vậy?

Vậy hãy cùng Mebeaz tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Phụ nữ có thai mấy tháng thì bụng to?

Chị em thắc mắc: Có thai mấy tháng thì bụng to?

Trên diễn đàn, chị em cũng thay nhau thắc mắc về vấn đề phụ nữ có thai mấy tháng thì bụng to?

[Đoạn hội thoại trích từ 1 diễn đàn, tên nhân vật đã được thay đổi]

Thảo: Các chị cho em hỏi có thai mấy tháng thì bụng to? 6 tuần bụng đã to chưa ạ?

Dung Đinh: 6 tuần thì mới có hơn 1 tháng, bụng vẫn chưa to đâu.

Ngọc Bích: Vậy có thai 2 tháng thì bụng to chưa? Em mới đi siêu âm tuần trước, bác sĩ bảo chắc chắn có rồi nhưng sờ bụng vẫn bé xíu.

Hải Anh: Chưa đâu, mình có thai 4 tháng bụng vẫn nhỏ đây này. Chắc cái này tùy cơ địa từng người. Người chửa to, người chửa bé ấy.

Trang: Đúng đấy, chị gái em có thai 6 tháng bụng vẫn nhỏ vì dáng người cao ráo, lại mang bầu đứa đầu tiên nên không bị phát tướng nhiều.

Nhung: Vậy tóm lại có thai mấy tháng thì bụng to? Dựa vào đâu để nhận biết nhỉ?

  • Xem thêm: Phụ nữ có thai bụng cứng hay mềm?

Nghe chuyên gia giải đáp: Có thai mấy tháng thì bụng to?

Trước khi trả lời câu hỏi có thai mấy tháng thì bụng to? Chúng ta cần biết kích thước của vòng 2 khi mang thai phụ thuộc vào các yếu tố:

Do người mẹ:

– Có thai mấy tháng thì bụng to tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ [tạng người]. Những mẹ có dáng người cao ráo, thon gọn thì khi bầu bụng sẽ không lộ nhiều. Ngược lại những người thấp, tròn trịa sẵn thì khi có thai bụng nhìn rõ hơn hẳn.

– Lượng nước ối trong cơ thể mẹ cũng ảnh hưởng đến kích thước bụng bầu: Nước ối càng nhiều thì bụng càng to, đồng nghĩa với việc thai nhi được bảo vệ an toàn hơn. Còn lượng nước ối ít hơn thì bụng sẽ nhỏ hơn, nguy cơ thai nhi bị nhiễm trùng cũng tăng lên.

– Số lần mang thai: Những người mang thai lần đầu thì bụng sẽ gọn hơn so với những lần mang thai tiếp theo, bụng to hơn do tử cung bị giãn, các cơ ở bụng cũng lỏng lẻo hơn.

  • Xem thêm: Nguyên nhân vì sao có thai bụng lại cồn cào? Làm sao giải quyết?
Có thai mấy tháng thì bụng to phụ thuộc vào cơ địa cũng như số lần mang thai của từng mẹ

Do thai nhi:

Phụ nữ có thai mấy tháng thì bụng to cũng phụ thuộc vào vị trí của thai nhi trong tử cung. Nếu thai nhi nằm quay về phía bụng mẹ, đầu và mặt đối diện với lưng thì bụng sẽ to tròn. Còn nếu nằm quay mặt về phía trước, lưng dựa về phía lưng mẹ thì bụng bầu sẽ nhỏ hơn và có thể hơi nhô ra ở dưới.

Tóm lại, với câu hỏi có thai mấy tháng thì bụng to? Câu trả lời còn tùy thuộc vào cơ địa, dáng vóc của từng mẹ cũng như số lần mang thai.

Thông thường đến tháng thứ 3 là bụng mẹ đã hơi lộ, có thể dùng tay để cảm nhận bụng to dần lên. Bước sang tháng thứ 4, 5, bụng sẽ nhô lên rất rõ, dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

Tuy nhiên, các mẹ cần biết rằng kích thước bụng bầu không phải là tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển của thai nhi. Nếu vẫn ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, đi khám không có gì bất thường thì các mẹ không nên quá lo lắng.

  • Xem thêm: 5 dấu hiệu có thai ngoài dạ con mẹ cần biết
Các mẹ không nên quá lo lắng vì kích thước bụng bầu to hay nhỏ không phải tiêu chí để đánh giá sự phát triển của thai nhi

Tại sao có thai 4, 6 tháng bụng vẫn nhỏ?

Như đã nói ở trên thì có thai mấy tháng bụng to còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Vì vậy, có thai 4, 6 tháng bụng nhỏ không đồng nghĩa với việc thai nhi chậm phát triển. Điều này có thể do:

– Cơ địa của mẹ, tạng người cao ráo, thon gọn thì bụng bầu cũng sẽ không quá to.

– Do lần đầu mang thai nên nhiều mẹ có thai 4, 6 tháng bụng vẫn nhỏ.

– Nếu đi khám không có biểu hiện gì bất thường [các chỉ số về chiều cao, cân nặng của thai nhi vẫn đạt mức tiêu chuẩn] thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Có thai 6 tuần bụng to chưa?

Với những mẹ lần đầu mang thai, người lại không quá béo, thon gọn thì bụng sẽ không quá to. Vì vậy, 6 tuần có thể sẽ chưa lộ rõ bụng.

Có thai 2 tháng bụng to

Một số mẹ mang thai lần thứ 2, 3 hoặc cơ địa thừa cân, có bụng sẵn thì có thai 2 tháng bụng to cũng là điều dễ hiểu.

Kết luận: Kích thước bụng bầu ở mỗi người không giống nhau, điều này cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các mẹ không nên quá lo lắng hay để tâm đến việc có thai mấy tháng thì bụng to. Thay vào đó, hãy chú ý ăn uống, nghỉ ngơi và đi khám thai định kỳ để chắc chắn về tình hình phát triển của thai nhi nhé! 

Nguồn: Mebeaz.com

Video liên quan

Chủ Đề