Đề bài - đề kiểm tra 45 phút - đề số 3 - chương 2 - đại số 7

Bài 2:Số học sinh giỏi, khá, trung bình của khối 7 tỉ lệ thuận với 2; 5 ;6. Tổng số học sinh giỏi và khá nhiều hơn số học sinh trung bình là 45 em. Tính số học sinh giỏi, khá, trung bình của mỗi khối 7.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Đề bài
  • LG bài 1
  • LG bài 2
  • LG bài 3

Đề bài

Bài 1:Phân tích số 90 thành tổng của 3 số và ba số đó tỉ lệ nghịch với 3;4;6. Tìm ba số đó.

Bài 2:Số học sinh giỏi, khá, trung bình của khối 7 tỉ lệ thuận với 2; 5 ;6. Tổng số học sinh giỏi và khá nhiều hơn số học sinh trung bình là 45 em. Tính số học sinh giỏi, khá, trung bình của mỗi khối 7.

Bài 3:Cho hàm số \(y = - 2x\)

a) Vẽ đồ thị của hàm số.

b) Điểm \(M(0;-2)\) có thuộc đồ thị của hàm số hay không?

c) Chứng tỏ rằng ba điểm \(O; A(-1;2)\) và \(B(-2;4)\) thẳng hàng.

LG bài 1

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau\(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{e}{f} = \frac{{a + c + e}}{{b + d + f}}\)

Lời giải chi tiết:

Gọi x, y, z là ba số cần tìm. Ta có \(x + y + z = 90\)

Vì x, y, z tỉ lệ nghịch với 3,4,6 nên ta có \(3x = 4y = 6z\)

\( \Rightarrow {x \over {{1 \over 3}}} = {y \over {{1 \over 4}}} = {z \over {{1 \over 6}}} = {{x + y + z} \over {{1 \over 3} + {1 \over 4} + {1 \over 6}}} = {{90} \over {{3 \over 4}}} = 120\)

\( \Rightarrow x = {{120} \over 3} = 40;y = {{120} \over 4} = 30;\)\(\;z = {{120} \over {60}} = 20.\)

Vậy ba số cần tìm là: 40; 30; 20.

LG bài 2

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau\(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{e}{f} = \frac{{a + c -e}}{{b + d - f}}\)

Lời giải chi tiết:

Gọi x, y, z là số học sinh giỏi, khá, trung bình cần tìm; \(x,y,z \in {\mathbb N^*}\) .

Theo điều kiện của bài toán: Tổng số học sinh giỏi, khá nhiều hơn số học sinh trung bình là 45 em nên: \(x + y - z = 45\)

Vì x, y, z tỉ lệ thuận với 2; 5; 6 nên ta có: \({x \over 2} = {y \over 5} = {z \over 6} \)

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

\({x \over 2} = {y \over 5} = {z \over 6} = {{x + y - z} \over {2 + 5 - 6}}\)\(=\frac{45}1=45.\)

\(\Rightarrow x = 45.2=90;\)\(y =45.5= 225;z =45.6= 270\)

Vậy Số học sinh giỏi , khá, trung bình lần lượt là 90; 225; 270 (em)

LG bài 3

Phương pháp giải:

Đồ thị hàm số \(y = ax (a 0)\) là đường thẳng đi qua gốc toạ độ và \(A(1;a)\)

Điểm \(M(x_0;y_0)\) thuộc đồ thị hàm số \(y=ax\) nếu \(y_0=ax_0\)

Thay tọa độ các điểm A, B, O vào hàm số \(y=-2x\) để chỉ ra 3 điểm thẳng hàng.

Lời giải chi tiết:

a) Đồ thị của hàm số \(y = -2x\) là đường thẳng qua gốc tọa độ O và điểm \(I(1;-2)\) (xem hình vẽ).

Đề bài - đề kiểm tra 45 phút - đề số 3 - chương 2 - đại số 7

b) Thế tọa độ của M:\({x_M} = 0;{y_M} = - 2\) vào công thức \(y = -2x\), ta được:

\(2=(-2).0\) (sai)

Vậy M không thuộc đồ thị.

c) Thế tọa độ của A: \({x_A} = - 1;{y_A} = 2\) vào công thức \(y = 2x\) ta được:

\(-2 = (-2).(-1)\) ( luôn đúng).

Vậy A nằm trên đồ thị của hàm số \(y = -2x.\)

Tương tự đối với điểm B. Theo trên O cũng là điểm thuộc đồ thị và đồ thị là đường thẳng nên có có thể nói O; A; B thẳng hàng.