Đánh giá hiệu quả đầu tư fdi năm 2024

Việt Nam hiện là một trong 20 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong khi đó, Australia cũng thuộc tốp 15 cường quốc có đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất toàn cầu. Tuy vậy, FDI của Australia tại Việt Nam trong nhiều năm qua còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 0,5% tổng nguồn vốn FDI của Việt Nam, và đứng thứ 19 trong danh sách các nước có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam và Australia đang đứng trước những cơ hội to lớn để tăng cường quan hệ đầu tư song phương. Đó là cơ hội từ tác động cộng hưởng của các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) mới giữa Việt Nam với Australia và với các đối tác thương mại khác. Đó cũng là lợi thế của Việt Nam trong việc đón đầu các dòng đầu tư đầu tư của Australia chuyển hướng khỏi Trung Quốc và một số khu vực khác dưới tác động của dịch bệnh COVID-19 và những căng thẳng thương mại gần đây…

Để có thể biến những cơ hội trên thành các dự án đầu tư cụ thể của Australia vào Việt Nam, cần nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể những vấn đề đang cản trở các nhà đầu tư Australia đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Báo cáo “Đầu tư trực tiếp của Australia tại Việt Nam: Đánh giá hiệu quả thực tế và Những giải pháp chính sách” được xây dựng dựa trên phân tích các số liệu thống kê thực tế và các Khảo sát/Điều tra doanh nghiệp Australia tại Việt Nam và tại Australia về cảm nhận/đánh giá môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam. Những phát hiện và đề xuất từ Báo cáo sẽ giúp Việt Nam tăng cường hiệu quả thu hút FDI của Australia trong thời gian tới.

Nguyên nhân chủ yếu/khách quan dẫn đến thực trạng tuy mạnh về mặt số lượng nhưng chất lượng hạn chế là do nhiều địa phương còn dễ dãi trong việc chấp nhận các dự án FDI quy mô nhỏ, không mang lại hiệu quả cho địa phương về tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách.

Chính sách đầu tư nước ngoài còn lỏng lẻo trong khâu kiểm duyệt dự án, chưa đánh giá các dự án FDI một cách rõ ràng, chặt chẽ để chọn lọc đầu tư FDI có chất lượng cao, đáp ứng theo xu hướng phát triển hiện đại. Bên cạnh đó, hiện nay cũng chưa có bộ tiêu chí đánh giá chất lượng riêng biệt dành cho doanh nghiệp FDI để từ đó có thể nhận diện một cách rõ ràng các ưu điểm và hạn chế của các doanh nghiệp FDI đối với nhiều khía cạnh của xã hội.

Từ năm 1986-2022, Việt Nam đã thu hút được khoảng 438,7 tỷ USD vốn FDI, trong đó 274 tỷ USD đã được giải ngân. Riêng năm 2022, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm (2017 - 2022). Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp phần mua vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 13,43 tỷ USD.

Khuyến nghị đề xuất

Để khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên trên, đồng thời tạo điều kiện để khu vực FDI phát triển nhanh và có hiệu quả, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước, tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, tạo điều kiện để thu hút vốn FDI một cách chọn lọc. Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, những cơ chế, chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ các chủ thể của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong cả ngắn hạn, dài hạn, và đây là nền tảng để Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư.

Cơ sở hạ tầng tốt là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Theo logic, nếu mở cửa hội nhập càng tốt, càng thu hút được đầu tư chất lượng cao. Để thu hút đầu tư việc đầu tiên phải làm là hạ tầng kết nối, hạ tầng đô thị, hạ tầng công nghiệp phải xử lý rất tốt. Hạ tầng công nghiệp là các khu công nghiệp. Và nếu cải cách thị trường trong nước càng tốt thì khả năng thu hút đầu tư nước ngoài càng cao.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả những chính sách ưu đãi đầu tư, đồng thời có sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương trong việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 20/8/2019 đề ra các mục tiêu thu hút FDI trong năm 2025 với số vốn đăng ký 150-200 tỷ USD. Về chất lượng, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao phấn đấu tăng 50%.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh phát triển xanh, phát triển bền vững, yêu cầu không chỉ là làm cách nào thu hút vốn FDI nhiều hơn, mà cần hướng tới những nguồn vốn vào Việt Nam phải thật chất lượng, theo xu thế bền vững toàn cầu. Muốn thu hút được các nguồn vốn trong lĩnh vực công nghệ cao từ Liên minh châu Âu (các quốc gia trong khu vực này đều hướng đến phát triển kinh tế số và tăng trưởng xanh) thì Việt Nam cần có những chính sách cụ thể để thu hút FDI dành riêng cho khu vực này.