Đại tá bùi tín là ai

“Bùi Tín là một nhà báo trọn đời!”, nhà báo Tường An, một người thân thiết với nhà báo Bùi Tín nói như vậy với chúng tôi vào rạng sáng ngày 11-8 từ Paris.

Như tin chúng tôi đã loan, nhà báo Bùi Tín - cựu Đại tá Quân đội nhân dân, người bất đồng chính kiến với đảng cộng sản VN, vừa qua đời vào lúc 1 giờ 25 phút sáng ngày 11-8 tại bệnh viện Andre Gregoire ở Montreuil, ngoại ô Paris hưởng thọ 91 tuổi.

Ông Bùi Tín còn một người em gái ở California, Hoa Kỳ; một người con trai ở Canada, và một người con gái ở Việt Nam.

“Giờ phút cuối ông vẫn là một nhà báo rất tận tâm”

Bà Tường An cho hay, thời gian ông Bùi Tín vào bệnh viện ngày 13-7 thì tình trạng còn tương đối ổn định, thận hoạt động khoảng 15%.

Trong 2 - 3 tuần lễ sau đó thận suy yếu chỉ còn 3% nên bác sĩ đã chuyển ông sang một bệnh viện khác để trị thận.

“Bài viết cuối cùng mà bác gửi đi là cho VOA, Tiếng Dân. Khi tôi vào nhà thương thăm bác thì bác hỏi là ‘bài của tôi được đăng chưa cô Ca Dao’.

Bác vẫn luôn nghĩ đến những bài viết của mình. Khi bác còn khỏe, mỗi khi bác viết bài là bác đưa cho tôi và luôn hỏi là cô Ca Dao đã đăng bài của tôi chưa.

Bài viết cuối cùng mà bác gửi đi là cho VOA, Tiếng Dân. Khi tôi vào nhà thương thăm bác thì bác hỏi là ‘bài của tôi được đăng chưa cô Ca Dao’.

Có lẽ đó là bài bác viết trong sự sáng suốt cuối cùng, sau đó thì sức khỏe yếu đi.

Bác cũng nằm trên giường bệnh và viết bằng tay một bài báo để cho người khác đánh máy lại, dĩ nhiên lúc đó tinh thần của bác không còn sáng nữa.

Bác viết trên một tờ giấy lau tay. Cái tờ giấy đó tôi vẫn còn giữ ở đây, chữ viết rất là hỗn loạn”, nhà báo Tường An hay còn có bút danh khác là Ca Dao nói với chúng tôi qua điện thoại.

Nữ nhà báo này khi tường thuật lại vẫn không giấu được dòng nước mắt:

“Ông nhớ rất là rõ, ông đã viết bao nhiêu bài cho báo nào, ông đã trả lời bao nhiêu cuộc phỏng vấn, ông đã đi đến những đâu ông đều nhớ hết, và ông có một sức viết phải nói là ‘kinh khủng”.

Tôi không biết ông viết cho bao nhiêu báo đài tất cả, nhưng tôi biết ông có viết cho đài VOA, ông viết rất thường - hình như một tuần ông viết 2 bài hoặc hơn nữa.

Ông có sức viết rất mạnh và ông là một nhà báo đúng nghĩa.

Cho đến giờ cuối cùng, sau khi ở nhà thương về qua nhà ông, thì trên bàn đầy những tờ giấy, ông ghi chú lại những tin ông đọc được trên Internet, để sau đó viết thành bài.”

Người viết cáo phó cho chính mình

Ông Bùi Tín sống đời tị nạn tại Pháp một mình, ông chỉ có một người con gái nuôi ở nước này nên có lẽ vì thế ông đã chuẩn bị từ lâu cho sự ra đi của mình.

“Năm 2011 bác đã viết một tâm thư cho bạn bè, rồi bác viết thư gửi cho 2 đứa con yêu quý nhất của bác một người con trai ở Canada, một người ở Việt Nam.

Bác biết là bác không có thân nhân ở đây, cho nên bác đã chuẩn bị hết: mua bảo hiểm, viết di chúc, và bác viết sẵn một tờ cáo phó, bác để trống những khoảng trống.

Bác dặn tôi khi nào bác mất, thì điền vào những chỗ trống đó.

Bác giao cho tôi nhiệm vụ là phải liên lạc với chùa Khánh Anh và bác mong ước được hỏa thiêu sẽ được đem… tạm thời tôi sẽ không nói phần tro của bác sẽ đem đi đâu, nhưng bác có ghi kỹ lưỡng những phần tro của bác, ai sẽ đem đi đâu, bác ghi lại hết”, nữ nhà báo được ông Bùi Tín tin tưởng kể lại.

Chúng ta cũng biết cái quá khứ của ông là một cựu Đại tá Quân đội thì ông cũng có nhiều người không thích ông, mặc dù ông đã đứng về phía những người chống lại độc tài cộng sản. - nhà báo Tường An

Bà Tường An giải thích, không phải vì thân thiết mà bà nói tốt cho ông Bùi Tín nhưng thật sự ông là một người rất bao dung.

“Chúng ta cũng biết cái quá khứ của ông là một cựu Đại tá Quân đội thì ông cũng có nhiều người không thích ông, mặc dù ông đã đứng về phía những người chống lại độc tài cộng sản.

Tuy nhiên, mỗi lần nói về vấn đề đó ông đều rất là độ lượng, ông nói rằng: ‘Trong chiến tranh người ta có gia đình chết nên người ta hận thù, điều đó thì cũng dễ hiểu thôi.’

Thí dụ như có người hỏi rằng ông Bùi Tín để cho những người khác nhục mạ ông như vậy, thì ông Bùi Tín nói rằng: ‘Không sao cả, bởi vì tôi tin vào những việc gì mà tôi làm là đúng và tôi tha thứ cho tất cả mọi người...’

Hàng mấy chục năm nay nói chuyện với ông và tôi không bao giờ thấy ở ông một sự hận thù, bực tức với những người không thích ông.”

“Bố đừng đi, bố đừng bỏ con!”

Khi chuyển qua bệnh viện Andre Gregoire, tình trạng của ông Bùi Tín bắt đầu xấu đi nhiều và đi vào hôn mê, tuy nhiên ông vẫn nhận ra con gái của mình ở Việt Nam.

“Tôi có gọi điện thoại về Việt Nam để cho cô con gái nói chuyện với bác. Khi mà cô ấy khóc và nói rằng:

‘Bố ơi, con là con gái bố đây, bố đừng đi, bố đừng bỏ con!’

Lúc đó cô ấy gào lên thì có vẻ như bác Bùi Tín nhận ra được vì mắt của bác lúc đó nhấp nháy và miệng của bác lúc đó cũng cứng rồi, nhưng mà phát ra được những âm thanh ‘ừ ừ’ như là ‘bố nhận ra con rồi’.

Nhà báo Bùi Tín [giữa] tại Paris, Pháp năm 2000 AFP

Và có lúc bác cũng hơi gật được đầu 1 tý, cô con gái cũng được nhìn thấy bác Bùi Tín qua điện thoại của tôi và được nhìn thấy bác lần cuối cùng cách đây 2 ngày”, theo nhà báo chuyên đưa tin về đời sống người Việt ở Pháp cho biết.

Ông Bùi Tín sinh năm 1927, có bút danh là Thành Tín, thường viết blog bày tỏ quan điểm và những phân tích về tình hình Việt Nam cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA.

Theo Wikipedia, ông từng là Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, Đại tá Quân đội nhân dân VN.

Ông là con của ông Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tháng 9 - 1990 ông Bùi Tín sang Pháp dự hội hàng năm của báo L'Humanité [Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng sản Pháp], rồi quyết định xin tỵ nạn tại Pháp, với lý do là để đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền theo cách của ông.

Tờ An ninh Thế giới từng dẫn lại một câu chuyện cho rằng từng xảy ra ở Pháp tại cuộc triển lãm Mùa xuân Việt Nam, Đại diện sứ quán Việt Nam khẳng định: “ông Bùi Tín là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không chấp nhận sự có mặt của ông ta ở tất cả các hoạt động mang tính quốc gia giữa Pháp và Việt Nam".

Bùi Tín [sinh năm 1927], bút danh: Thành Tín; là một nhân vật bất đồng chính kiến người Việt, và từng là phó tổng biên tập của báo Nhân dân, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là con của Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hoạt động cách mạng

Ông học ở Huế. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông trở thành người hoạt động chính trị về mặt báo chí. Sau đó ông gia nhập Việt Minh. Ông đã chiến đấu trên hai mặt trận: cầm súng như một người lính [ông nhập ngũ năm 18 tuổi] và viết lách như là một nhà báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam với bút danh Thành Tín. Theo các tài liệu công bố tại Hoa Kỳ, Bùi Tín có tham gia trong việc phỏng vấn các tù nhân Hoa Kỳ 1 và ngoài ra có tham dự việc lấy lời khai của John McCain.1 2 .

Bùi Tín đã có mặt ở dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975 với tư cách phóng viên chiến trường. Sau chiến tranh, ông giải ngũ, tiếp tục viết báo, làm đến Phó tổng biên tập báo Nhân dân, kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân dân Chủ Nhật.

Trong các hồi ký và bài viết của mình kể từ khi tỵ nạn tại Pháp, ông tự nhận là Đại tá và là sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam có mặt sớm nhất tại dinh Độc Lập, là người đi cùng đơn vị xe tăng đầu tiên đâm đổ cổng Dinh Độc Lập, và là người trực tiếp chấp nhận tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.3 4 Điều này được ghi nhận trong sách của các tác giả người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam, như Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman và Vietnam: A History của Stanley Karnow, nhưng mâu thuẫn với lời kể của các nhân chứng của sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975, trong đó có lời kể do chính Bùi Tín viết trong vòng vài năm sau sự kiện.

Về "quân hàm Đại tá" tại thời điểm 30 tháng 4 năm 1975, Thiếu tướng Nguyễn Công Trang của quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định rằng vào thời điểm đó Bùi Tín chỉ mang quân hàm Thượng tá.5

Về chi tiết Bùi Tín "là sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam có mặt sớm nhất tại dinh Độc Lập", lời kể của một số nhân chứng, trong đó có cả Bùi Tín, khẳng định rằng khi Bùi Tín đến Dinh Độc Lập thì tại đó đã có mặt các sĩ quan cao cấp hơn của Quân đội Nhân dân Việt Nam như Đại tá Nguyễn Công Trang, Thiếu tướng Nam Long:

  • Trong bài ghi nhanh của Bùi Tín [với bút danh Thành Tín] nhan đề Sài Gòn trong những giờ phút Lịch sử đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 2 tháng 5 năm 1975, ông thừa nhận một sĩ quan cao cấp hơn mình là Phó Chính ủy Quân đoàn 2, Đại tá Nguyễn Công Trang, đã có mặt tại dinh Độc Lập trước ông.6 Cũng thông tin này được Bùi Tín viết trong ký sự Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử xuất bản năm 19787
  • Theo bài viết xuất bản năm 1985 của nhà báo Nguyễn Trần Thiết, người đi cùng Bùi Tín trên suốt chặng đường vào dinh Độc Lập, khi ông cùng Bùi Tín vào dinh thì được Thiếu tướng Nam Long, phái viên Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Đại tá Công Trang đón tiếp.8 Còn khi Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh thì đoàn nhà báo còn đang ở sở chỉ huy quân đoàn 3 đóng tại Củ Chi.9
  • Trong hồi ký của mình5 , Thiếu tướng Nguyễn Công Trang của quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định Bùi Tín chỉ tới Dinh Độc Lập sau khi Tổng thống Dương Văn Minh từ đài phát thanh trở về.

Về việc "trực tiếp tiếp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh": Trong bài viết về sự kiện 30 tháng 4, nhà báo người Đức Borries Gallasch, người có mặt tại đài đài phát thanh và giúp các sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi âm tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh10 , tường thuật sự kiện kể từ khi chiếc xe tăng đầu tiên của Quân giải phóng Miền Nam tiến vào Dinh Độc lập cho đến khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh. Ông kể những gì mình chứng kiến về diễn biến quá trình Đại úy Phạm Xuân Thệ bắt Tổng thống Dương Văn Minh và Trung tá Bùi Văn Tùng tiếp nhận đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn. Trong toàn bài tường thuật, ông không có lời nào nhắc đến Bùi Tín.11

Trở thành nhà bất đồng chính kiến

Tháng 9 năm 1990 Bùi Tín sang Pháp dự hội hàng năm của báo L'Humanité [Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng sản Pháp], rồi quyết định xin tỵ nạn tại Pháp, với lý do là để đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền theo cách của ông. Ban đầu ông phê phán đường lối hiện hành của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mà ông cho rằng đã xa rời lý tưởng cộng sản. Dần dần, quan điểm của ông ngả sang phê phán cả chế độ cộng sản và lý thuyết xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi một sự đổi mới tự do dân chủ một cách thật sự và nhanh chóng ở Việt Nam.

Theo quan điểm của chính quyền Việt Nam, các bài viết của ông Bùi Tín thiếu khách quan, thiếu trung thực nên đã đưa ra những cách nhìn nhận và bình luận sai lệch. Do thiếu thông tin mà cũng có thể do thiếu một cái tâm sáng, nên ông đã không nhận ra, hoặc cố tình không nhận ra những điểm mới trong quan điểm, nội dung, các bước tiến hành12 .

Hai tác phẩm nổi tiếng của ông viết sau khi ra nước ngoài là Hoa xuyên tuyết và Mặt thật. Cuốn Hoa xuyên tuyết được có mặt trong nhiều danh sách tài liệu tham khảo của các dự án nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam.13

Cuộc sống khi lưu vong

Tờ An ninh Thế giới đã dẫn lại một câu chuyện từng xảy ra tại Pháp khi Bùi Tín xuất hiện tại cuộc triển lãm Mùa xuân Việt Nam do Thị trưởng Paris, Jean Tiberi, phối hợp với cộng đồng Pháp ngữ tổ chức tại Forrum des Halles – Trung tâm văn hóa Pari từ 20/3 đến 20/5/2008. Đây là hoạt động mang tính quốc gia giữa hai nhà nước. Thị trưởng Tiberi nói: “Không, phía Pháp không mời [Bùi Tín]". Đại diện sứ quán Việt Nam nói ngay: “ông Bùi Tín là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không chấp nhận sự có mặt của ông ta ở tất cả các hoạt động mang tính quốc gia giữa Pháp và Việt Nam”. Ngay lập tức, Thị trưởng Tiberi cho người đến mời Bùi Tín rút khỏi cuộc triển lãm.14 [cần dẫn nguồn]

Phát ngôn

Trong cuộc nói chuyện với ông Hà Minh Huệ, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam được tờ Công an nhân dân trích dân vào năm 2012, Bùi Tín nói:

"Mình cũng kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh chứ14 ""Họ trả mình những 2.000 USD đấy” để nói về tiền nhuận bút một bài viết bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh14 "Có, mình nhớ nước lắm. Có đêm mình mơ được về nước. Sướng quá mình vất dép đi chân trần chạy dọc theo bờ Hồ, thỉnh thoảng dừng lại đưa tay với những rặng liễu đang rủ bóng xuống mặt hồ xanh biếc. Có lần mình mơ được chạy mấy vòng quanh Hồ Tây lộng gió. Ôi những giấc mơ đó sao mà hạnh phúc. Tôi nói thật 100%"14

Xem thêm

  • Bất đồng chính kiến ở Việt Nam

Chú thích

  1. ^ a ă Hearings before the Select Committee on POW/MIA Affairs, United States Senate, 7 tháng 11 năm 1991. See transcript pages 461 ff. [1]
  2. ^ McCain, John; Mark Salter [2002]. Worth the Fighting For. Random House. ISBN 0-375-50542-3.  pp. 245–247.
  3. ^ Bui Tin [ngày 20 tháng 10 năm 1991]. “Vietnam: The Betrayal of A Revolution; Victims of Discredited Doctrine, My People Now Look to America”. The Washington Post. 
    Trích: "On the morning of 30 tháng 4 năm 1975, as Saigon fell to our forces, I was with the first tank unit to crash through the gates of the presidential palace in the South Vietnamese capital. Though I was then serving as a correspondent for our army newspaper, I was the senior officer present, and my comrades insisted that I accept the surrender from General Duong Van "Big" Minh, the last head of the defeated Saigon government. "
  4. ^ BBC Việt ngữ, Ngày 30.04.1975 trong Dinh Độc Lập
  5. ^ a ă Nguyễn Công Trang, Kỷ niệm một thời trận mạc, Nhà xuất bản. Quân đội nhân dân, 2007, phân loại DDC: 959.7043, phân loại BBK: V6[1]7-49, Thư viện quốc gia Việt Nam
  6. ^ Thành Tín, Sài Gòn trong những giờ phút Lịch sử[2], tr. 1,4, Quân đội Nhân dân, số 5028, thứ Sáu 2 tháng 5 năm 1975
  7. ^ Thành Tín, Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1978.
    Trích trang 63: "Ngày 30-4 ấy, những cuộc gặp mặt trong dinh "Độc Lập" thật thú vị...vừa bước lên thềm dinh "Độc Lập" tôi gặp ngay anh Công Trang phó chính ủy quân đoàn 2"
  8. ^ Nhiều tác giả, 30 tháng 4, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1985, tr.84, 85.
    Trích trang 85: "Thiếu tướng Nam Long, Đại tá Công Trang niềm nở tiếp các nhà báo [anh Thành Tín và tôi] ngay tại bực lên xuống ở Dinh Độc Lập. Các anh cho biết: 'Tụi chúng nó ngồi chật cả hai phòng trên gác và một phòng dưới nhà. Các anh lên đó hỏi cung."
  9. ^ Nhiều tác giả, 30 tháng 4, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1985, tr.81, 82.
  10. ^ 29 tháng 4 năm 2011-nha-bao-nuoc-ngoai-duy-nhat-tai-dinh-doc-lap-ngay-30-4 Nhà báo nước ngoài duy nhất tại dinh Độc Lập ngày 30.4,Vietnamnet, 01/05/2011 [trích tác phẩm Ho-Tschi-Minh-Stadt. Die Stunde Null. Reportagen am Ende eines dreißigjährigen Krieges, Borries Gallasch & Nayan Chanda, Rowohlt Publisher, 1975]
  11. ^ Börries Gallasch, Bruder Minh, fürchte dich nicht, SPIEGEL, số 21/1975, 19/5/1975, tr. 94-98 html PDF
  12. ^ “Một bình luận sai lệch về Nghị quyết Trung ương 4”. Người Lao động. 28 tháng 3 năm 2012. Truy cập 8 tháng 8 năm 2016. 
  13. ^ Vietnam War Bibliography: The Communist Viewpoint
  14. ^ a ă â b //antgct.cand.com.vn/Nguoi-trong-cuoc/Bui-Tin-tuoi-xe-chieu-o-Paris-314317/

[Nguồn: Wikipedia]

x

  • Dương Văn Minh
  • Hồ Chí Minh
  • Phạm Xuân Thệ

  • Hồ Tây
  • Thành phố Hồ Chí Minh

1 ^ a ă Hearings before the Select Committee on POW/MIA Affairs, United States Senate, 7 tháng 11 năm 1991. See transcript pages 461 ff. [1]

2 ^ McCain, John; Mark Salter [2002]. Worth the Fighting For. Random House. ISBN 0-375-50542-3.  pp. 245–247.

3 ^ Bui Tin [ngày 20 tháng 10 năm 1991]. “Vietnam: The Betrayal of A Revolution; Victims of Discredited Doctrine, My People Now Look to America”. The Washington Post. 
Trích: "On the morning of 30 tháng 4 năm 1975, as Saigon fell to our forces, I was with the first tank unit to crash through the gates of the presidential palace in the South Vietnamese capital. Though I was then serving as a correspondent for our army newspaper, I was the senior officer present, and my comrades insisted that I accept the surrender from General Duong Van "Big" Minh, the last head of the defeated Saigon government. "

4 ^ BBC Việt ngữ, Ngày 30.04.1975 trong Dinh Độc Lập

5 ^ a ă Nguyễn Công Trang, Kỷ niệm một thời trận mạc, Nhà xuất bản. Quân đội nhân dân, 2007, phân loại DDC: 959.7043, phân loại BBK: V6[1]7-49, Thư viện quốc gia Việt Nam

6 ^ Thành Tín, Sài Gòn trong những giờ phút Lịch sử[2], tr. 1,4, Quân đội Nhân dân, số 5028, thứ Sáu 2 tháng 5 năm 1975

7 ^ Thành Tín, Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1978.
Trích trang 63: "Ngày 30-4 ấy, những cuộc gặp mặt trong dinh "Độc Lập" thật thú vị...vừa bước lên thềm dinh "Độc Lập" tôi gặp ngay anh Công Trang phó chính ủy quân đoàn 2"

8 ^ Nhiều tác giả, 30 tháng 4, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1985, tr.84, 85.
Trích trang 85: "Thiếu tướng Nam Long, Đại tá Công Trang niềm nở tiếp các nhà báo [anh Thành Tín và tôi] ngay tại bực lên xuống ở Dinh Độc Lập. Các anh cho biết: 'Tụi chúng nó ngồi chật cả hai phòng trên gác và một phòng dưới nhà. Các anh lên đó hỏi cung."

9 ^ Nhiều tác giả, 30 tháng 4, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1985, tr.81, 82.

10 ^ 29 tháng 4 năm 2011-nha-bao-nuoc-ngoai-duy-nhat-tai-dinh-doc-lap-ngay-30-4 Nhà báo nước ngoài duy nhất tại dinh Độc Lập ngày 30.4,Vietnamnet, 01/05/2011 [trích tác phẩm Ho-Tschi-Minh-Stadt. Die Stunde Null. Reportagen am Ende eines dreißigjährigen Krieges, Borries Gallasch & Nayan Chanda, Rowohlt Publisher, 1975]

11 ^ Börries Gallasch, Bruder Minh, fürchte dich nicht, SPIEGEL, số 21/1975, 19/5/1975, tr. 94-98 html PDF

12 ^ “Một bình luận sai lệch về Nghị quyết Trung ương 4”. Người Lao động. 28 tháng 3 năm 2012. Truy cập 8 tháng 8 năm 2016. 

13 ^ Vietnam War Bibliography: The Communist Viewpoint

14 ^ a ă â b //antgct.cand.com.vn/Nguoi-trong-cuoc/Bui-Tin-tuoi-xe-chieu-o-Paris-314317/

Video liên quan

Chủ Đề