Điều kiện chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm là gì

Kiểm nghiệm sản phẩm là một việc làm cần thiết để đảm bảo sản phẩm đó có chất lượng, có đủ tiêu chuẩn theo quy định hoặc có đáng tin cậy hay không? Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp còn lúng túng về điều này. Nhiều câu hỏi như kiểm nghiệm sản phẩm là như thế nào? Kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu? Phòng kiểm nghiệm thực phẩm nào là địa chỉ uy tín, là đúng quy định và phù hợp với luật định? Luật Việt Tín xin được chia sẻ với quý khách  hàng các thông tin về quy định của pháp luật về Phòng kiểm nghiệm thực phẩm.

Quy định của pháp luật về Phòng kiểm nghiệm thực phẩm?

Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

Kiểm nghiệm thực phẩm là công việc do các đơn vị kiểm nghiệm thực hiện các phương pháp: phân tích, thử nghiệm, đánh giá mức độ phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn. Sự phù hợp đó phải ứng với các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biển, chất bổ sung vào thực phẩm, dụng cụ bao bì chứa đựng thực phẩm. Từ đó có thể biết được sản phẩm thực phẩm đó có đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và môi trường hay không?

Điều kiện để phòng kiểm nghiệm thực phẩm [VILAS] được công nhận

Một phòng kiểm nghiệm thực phẩm [VILAS] được coi là phù hợp và có được chức năng kiểm nghiệm thực phẩm khi phòng kiểm nghiệm đáp ứng được các tiêu chí về: ISO/IEC 17025;2005. Tất nhiên đơn vị đó vẫn phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể như sau:

Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Phòng thí nghiệm phải trang bị được đầy đủ các máy móc, công cụ để có thể thực hiện các phương pháp thử của thực phẩm.

Lãnh đạo của phòng kiểm nghiệm cùng với nhân viên phải: 

  • Được đào tạo chuyên sâu;
  • Hiểu rõ về ISO/IEC 17025:2005;
  • Thực hiện được các thao tác của phương pháp thử.
Phòng kiểm nghiệm thực phẩm [VILAS] phù hợp và có được chức năng kiểm nghiệm thực phẩm khi phòng kiểm nghiệm cần đáp ứng được các tiêu chí ISO/IEC 17025:2005.

Một phòng VILAS đủ tiêu chuẩn sẽ có quyết định công nhận kèm theo. Tại quyết định đó sẽ ghi rõ những phương pháp thử, kiểm nghiệm mà phòng kiểm nghiệm đó có chức năng. 

Thực tế không phải phòng kiểm nghiệm nào cũng có trang thiết bị và điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo để có thể thử được hết các chỉ tiêu mà doanh nghiệp yêu cầu. Do đó, trước khi thực hiện đăng ký kiểm nghiệm thực phẩm doanh nghiệp cần phải kiểm tra các chỉ tiêu kiểm nghiệm cần đáp ứng để lựa chọn đơn vị kiểm nghiệm phù hợp và đúng tiêu chuẩn với quy định của pháp luật.

Quyền hạn, chức năng của phòng kiểm nghiệm thực phẩm

  • Phòng kiểm nghiệm cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về tiêu chuẩn nhân sự cũng như trang thiết bị theo chuẩn Việt Nam cũng như quốc tế.
  • Thực hiện xây dựng hệ thống và vận hành hệ thống theo tiêu chí ISO/IEC 17025;2005.
  • Thực hiện đăng ký hoạt động đánh giá mức độ phù hợp; hoặc chứng nhận hợp quy các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam về an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Thực hiện việc thu phí kiểm nghiệm đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý cũng như tính chính xác cho các kết quả mà phòng kiểm định đưa ra.

Hình thức hoạt động của phòng kiểm nghiệm thực phẩm

Theo quy định pháp luật hiện nay phòng kiểm nghiệm thực phẩm có hai hình thức hoạt động [ứng với 2 tư cách hoạt động] gồm: 

Phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận

Phòng kiểm nghiệm được công nhận là phòng kiểm nghiệm độc lập cần đáp ứng các tiêu chí về điều kiện và tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Hình thức này tồn tại và hoạt động khá phổ biến hiện nay nhất là đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 

Nhờ hình thức “được công nhận” mà doanh nghiệp không phải hạn chế quyền lựa chọn của mình khi có sản phẩm thực phẩm cần kiểm định. Đồng thời có thể hoàn toàn tin tưởng vào kết quả do các phòng kiểm định áp dụng công nghệ, các phép thử do các trung tâm đưa ra là hoàn toàn chính xác và bảo đảm tính pháp lý.

Ví dụ điển hình: Công ty CP Dịch vụ khoa học công nghệ Sắc ký Hải Đăng có địa chỉ tại số 2 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, Tp. HCM; Công ty CP Dịch vụ khoa học Chấn Nam địa chỉ tại 80-82-84 Thăng Long, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp. HCM; Công ty TNHH dịch vụ khoa học công nghệ Khuê Nam có địa chỉ tại 2/17 Phạm Văn Bạch, phường 15, quận  Tân Bình, Tp. HCM,…

Phòng kiểm nghiệm cần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng

Phòng kiểm nghiệm được chỉ định bởi Bộ Y Tế

Phòng kiểm nghiệm thực phẩm được chỉ định bởi Bộ Y Tế là hình thức Bộ Y Tế thực hiện chỉ định một số phòng kiểm nghiệm để tiến hành một số công việc thử nghiệm sản phẩm. Mục đích chính nhằm phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành.

Các cơ sở uy tín do Bộ y tế chỉ định như: Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc Gia địa chỉ số 65 Phạm Thận Duật, Q. Cầu Giấy, Hà Nội, Viện Dinh dưỡng có địa chỉ hoạt số 48B Tăng Bạt Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội. Viện Pasteur Nha Trang địa chỉ tại 8-10 Trần Phú, Tp Nha Trang, Khánh Hòa.

Chú ý

  • Với các trung tâm kiểm định hoạt động quyết định công nhận, doanh nghiệp cần phải kiểm tra, đánh giá xem đơn vị đó còn đủ thẩm quyền thực hiện việc kiểm định hay không.
  • Phòng kiểm định độc lập được công nhận được công nhận bởi Văn phòng Công nhận BoA.
  • Doanh nghiệp có thể truy cập vào website “//www.boa.gov.vn” và nhấp chuột vào mục “Tổ chức được công nhận” để có thể dễ dàng tra cứu. 
  • Với các trung tâm kiểm nghiệm do Bộ y tế: Chỉ định doanh nghiệp vào website của Cục an toàn thực phẩm theo địa chỉ “//vfa.gov.vn” và nhấp chuột vào mục Văn Bản để có thể tra cứu.
Kiểm nghiệm theo quy định pháp luật

Trên đây là bài viết về các quy định của pháp luật về phòng kiểm nghiệm thực phẩm. Qua đó doanh nghiệp có thể yên tâm lựa chọn các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm uy tín ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh… để có thể đánh giá tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chính xác đầy đủ. 

Mọi vướng mắc khó khăn cho việc kiểm nghiệm thực phẩm cũng như thực hiện công bố sản phẩm, công bố thực phẩm quý doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với Luật Việt Tín để được hỗ trợ đầy đủ các hồ sơ thủ tục pháp lý chính xác và uy tín!

Hotline: 0978 635 623

Email:

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề được cả Nhà nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng rất quan tâm. Một trong những điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà nhà nước đặt ra đó là phải tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm. Vậy kiểm nghiệm thực phẩm là gì? và nội dung của kiểm nghiệm an toàn thực phẩm bao gồm những gì? Sau đây, Công ty Luật giới thiệu những vấn đề cơ bản về kiểm nghiệm thực phẩm.

Kiểm nghiệm thực phẩm

– Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản.

– Kiểm nghiệm là một hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng của sản phẩm.

Vậy kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

– Từ hai khái niệm thực phẩm và kiểm nghiệm ở trên thì kiểm nghiệm thực phẩm có thể hiểu là việc kiểm soát chất lượng, đánh giá chất lượng của thực phẩm. Bao gồm kiểm nghiệm thức ăn và kiểm nghiệm đồ uống.

Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.

  • Kiểm nghiệm thực phẩm là hoạt động mang tính chuyên môn. Thực phẩm chứa các vi sinh vật có các đặc tính vật lý, hóa học riêng cần những người có khả năng chuyên môn và được đào tạo về kiểm nghiệm thực phẩm thực hiện.
  •  Kiểm nghiệm thực phẩm được tiến hành theo một quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với từng loại thực phẩm cụ thể. Do các thực phẩm khác nhau có các thành phần khác nhau, có đặc tính hóa học và vật lý khác nhau nên việc kiểm nghiệm thực phẩm phải được tiến hành theo tiêu chuẩn của từng loại thực phẩm.
  • Phương pháp kiểm nghiệm thực phẩm phong phú, đan dạng tùy thuộc vào từng loại thực phẩm, tiêu chí kiểm nghiệm và từng cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm

– Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

  • Thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm có đóng vai trò quan trọng, là việc bắt buộc trong quá trình sản xuất tại mỗi cơ sở kinh doanh sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • Khâu kiểm nghiệm sẽ đánh giá được nguyên liệu đầu vào có đạt yêu cầu và đúng chỉ tiêu chất lượng mà cơ quan thẩm quyền đã quy định hay không.
  • Việc kiểm nghiệm thực phẩm cũng là cách để thể hiện được những đặc điểm nổi trội của sản phẩm.
  • Đặc biệt kiểm nghiệm thực phẩm cũng là cách để các cơ sở kinh doanh chế biến có thể khẳng định được phương pháp sản xuất luôn là tối ưu và đạt độ an toàn thực phẩm.
  • Việc kiểm nghiệm này cũng là cách để các cơ sở kinh doanh công bố nguyên liệu thực phẩm này có đạt chất lượng để xuất khẩu hoặc có an toàn tới tay người sử dụng hay không.

– Đối với người tiêu dùng: kiểm nghiệm thực phẩm giúp người tiêu dùng được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Đối với Nhà nước: kiểm nghiệm thực phẩm đóng vai trò to lớn góp phần giúp Nhà nước thực hiện việc quản lý thực phẩm và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm bao gồm 02 loại ứng với 02 loại thủ tục đó là:

  • Kiểm nghiệm thực phẩm trước khi công bố: phục vụ cho việc công bổ sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ: căn cứ theo quy định của pháp luật, sau khi công bố sản phẩm hoặc, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ phải chịu sự giám sát của cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm định. Việc kiểm nghiệm định kỳ thông qua việc thanh tra đột xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

5.1 Quy trình kiểm nghiệm thực phẩm để công bố hoặc tự công bố

Do đơn vị tiến hành kiểm nghiệm có thể là các cơ sở kiểm nghiệm, công ty kiểm nghiệm thực phẩm khác nhau nên quy trình tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm ở mỗi cơ sở, công ty kiểm nghiệm thực phẩm khác nhau là khác nhau. 

Dưới đây là quy trình, hướng dẫn kiểm nghiệm thực phẩm để tham khảo:

  • Bước 1: Tìm kiếm, lựa chọn cơ sở tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm. Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm tương ứng với từng sản phẩm và quy chuẩn. Đối với thực phẩm nhập khẩu cần lưu ý làm thêm bước dịch nhãn sản phẩm sang tiếng Việt. 
  • Bước 2: Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm tiến hành báo giá đến tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm nghiệm
  • Bước 3: Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm và cá nhân, tổ chức có yêu cầu kiểm nghiệm thực phẩm ký hợp đồng, điền giấy tờ yêu cầu kiểm nghiệm.
  • Bước 4: Cơ sở kiểm nghiệm tiến hành lấy mẫu thực phẩm tiến hành phân tích. Việc kiểm nghiệm mẫu thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về kiểm nghiệm mẫu thực phẩm.
  • Bước 5: Trong vòng 03 đến 10 ngày, cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm trả kết quả kiểm nghiệm cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu kiểm nghiệm thực phẩm

5.2 Quy trình kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ:

Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế, việc kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ phải nêu rõ 4 tiêu chí sau:

– Chế độ kiểm nghiệm định kỳ như sau:

  • 01 [một] lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.
  • 02 [hai] lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.

– Việc lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

– Các chỉ tiêu để kiểm nghiệm định kỳ là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.

– Kết quả kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được tổ chức, cá nhân sử dụng làm kết quả kiểm nghiệm định kỳ nếu đáp ứng yêu cầu tại Khoản 3 Điều này.

Quy trình kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ có thể bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Lấy mẫu kiểm nghiệm: Các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
  •  Bước 2: Xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm: Là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Bước 3: Cơ quan kiểm nghiệm tiến hành lấy mẫu và kiểm nghiệm mẫu thực phẩm
  • Bước 4: Cơ quan kiểm nghiệm trả kết quả kiểm nghiệm thực phẩm

Kết quả kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phải là kết quả kiểm nghiệm phải đạt tiêu chuẩn VILAS 357 và tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA [tức là phòng kiểm nghiệm phải đạt các tiêu chuẩn trên và có con dấu chính thức của các tiêu chuẩn đó khi ra giấy kết quả]

Sau khi hoàn tất các bước của quá trình kiểm kiểm, cơ sở tiến hành kiểm thực phẩm phải trả kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm, qua đó xác định kết quả kiểm nghiệm thực phẩm thông qua giấy kiểm nghiệm thực phẩm hoặc phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

Thủ tục kiểm nghiệm an toàn thực phẩm với kết quả là phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm là thủ tục, giấy tờ pháp lý bắt buộc khi cơ sở sản xuất kinh doanh, sản xuất thực phẩm cần có khi thực hiện 02 hoạt động có vai trò rất lớn đối với hoạt động kinh doanh đó là:

  • Tự công bố sản phẩm: để hàng hóa kinh doanh là thực phẩm được hợp pháp
  • Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: để cơ sở kinh doanh đủ điều kiện kinh doanh, sản xuất thực phẩm

Ngoài ra, kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm sẽ giúp cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng niềm tin của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh đó, kết quả kiểm nghiệm thực phẩm sẽ giúp nhà nước có căn cứ để:

– Cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự công bố sản phẩm

– Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

– Tiến hành xử phạt đối với các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường hợp kiểm nghiệm thực phẩm định kì khi kết quả kiểm nghiệm thực phẩm không đạt các tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm.

Các tài liệu kiểm nghiệm thực phẩm, kết quả kiểm nghiệm và báo cáo kết quả thử nghiệm phải được tạo thành hồ sơ và lưu trữ.

Các cơ sở tiến hành hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu do pháp luật quy định đó là:

– Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Được thành lập theo quy định của pháp luật; có chức năng kiểm nghiệm thực phẩm hoặc Quyết định giao nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền

– Có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm: 

  • Về bộ máy tổ chức: Có ít nhất 02 kiểm nghiệm viên là cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học phù hợp với lĩnh vực đăng ký chỉ định được đào tạo và có kinh nghiệm thực tế về kiểm nghiệm trong cùng lĩnh vực từ 03 năm trở lên
  • Về năng lực kĩ thuật: Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 

– Có đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm và lĩnh vực đăng ký

– Đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

8.1 Các lưu ý khi chọn đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm ?

Khi lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm, lựa chọn các cơ sở kiểm nghiệm có đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định và nên lựa chọn các cơ sở kiểm nghiệm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định kiểm nghiệm thực phẩm để kết quả kiểm nghiệm thực phẩm có giá trị pháp lý và có uy tín.

8.2 Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm có phải là thủ tục bắt buộc không?

Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc đối với các cơ sở sản kinh doanh sản xuất, chế biên thực phẩm. Để có thể tự công bố sản phẩm và được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm [một căn cứ bắt buộc để cơ sở sản kinh doanh sản xuất và chế biến thực phẩm được phép hoạt động] thì các cơ sở kinh doanh sản xuất và chế biến thực phẩm cần phải làm thủ tục kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và được cấp  giây [phiếu] chứng nhận an toàn thực phẩm.

8.3 Nên lựa chọn công ty kiểm nghiệm thực phẩm hay lựa chọn cơ sở thuộc quản lý của các cơ quan, đơn vị nhà nước?

Việc lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm tùy thuộc vào đối tượng bạn muốn kiểm nghiệm là gì, các chỉ tiêu kiểm nghiệm và sự phù hợp với bạn [như các dịch vụ cung cấp, độ gần-xa,…] Hiện nay đã có khá nhiều công ty kiểm nghiệm thực phẩm cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm được các cơ quan nhà nước chỉ định kiểm nghiệm, có uy tín mà bạn có thể lựa chọn mà không lo vấn đề về giá trị pháp lý của kết quả kiểm nghiệm.

8.4 Kiểm nghiệm thực phẩm định kì có bắt buộc không?

Kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ là một hoạt động bắt buộc được pháp luật quy định rõ tại Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế. Ngoài ra pháp luật còn quy định về hậu quả pháp lý nếu cơ sở kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm không tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm định kì tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Trên đây là những vấn đề cơ bản về kiểm nghiệm thực phẩm, nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về vấn đề này xin vui lòng liên hệ Công ty Luật ACC để có sự trợ giúp phù hợp nhất và nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề