Cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp chế xuất có phải mở tờ khai

Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất được thực hiện như thế nào? Hiện nay, các khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất hoạt động rất nhiều ở Việt Nam. Đây là những khu vực chịu sự giám sát chặt chẽ về hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng cũng được hưởng ưu đãi về chính sách đầu tư cũng như mức thuế. Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất được thực hện như thế nào?

    Một trong những khu chế xuất nổi tiếng và lâu đời ở TP. Hồ Chí Minh

>>Xem thêm: Điều Kiện Để Được Mở Doanh Nghiệp Trong Khu Chế Xuất?

Doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất là gì?

Doanh nghiệp chế xuất là những doanh nghiệp chuyên trong sản xuất hàng hóa giúp cho dịch vụ phân phối hàng hóa luôn mang lại một lượng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Chính xác, doanh nghiệp chế xuất chính là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và nằm trong khu chế xuất. Tất cả các loại hàng đó đều được doanh nghiệp sản xuất không phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài và phải khai báo trực tiếp với cơ quan Hải quan để trở thành một doanh nghiệp chế xuất.

Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.

Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban quản lý khu chế xuất điều hành.

Các loại hàng hóa phải khai báo thủ tục hải quan

Theo Khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hàng hóa xuất, nhập khẩu tại chỗ phải thực hiện thủ tục hải quan bao gồm:

  • Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Một số trường hợp hàng hóa được miễn làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu vào khu chế xuất như: thực phẩm, văn phòng phẩm, giấy vệ sinh… phục vụ sinh hoạt trong khu chế xuất không nhằm mục đích sản xuất xuất khẩu.

Thực hiện thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất

Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan

Khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định hồ sơ cần chuẩn bị để khai báo hải quan vào khu chế xuất cơ bản gồm:

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư trên.
  • Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.
  • Hợp đồng mua bán.
  • Hóa đơn GTGT.Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại [Căn cứ Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 1 Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC].
  • Phiếu đóng gói hàng hóa.
  • Tên hàng hóa bằng tiếng Việt, Mã HS code của hàng hóa để phục vụ khai báo hải quan.

Nộp hồ sơ

Quy trình khai báo hải quan, kiểm tra hàng hóa

Địa điểm nộp hồ sơ hải quan: Theo Điểm a Khoản 1 Điều Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng. Để thuận tiện, thường các công ty sẽ mở tờ khai xuất khẩu và tờ khai nhập khẩu tại cùng 1 Chi cục hải quan. Ví dụ ở Khu chế xuất Tân Thuận sẽ là hải quan Khu chế xuất Tân Thuận quản lý.

Người khai hải quan phải khai trước các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này. Người khai hải quan được sửa đổi, bổ sung các thông tin đã khai trước trên Hệ thống. Thông tin khai trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.

Trường hợp chấp nhận thông tin khai trước, Hệ thống sẽ thông báo số tờ khai hải quan; trường hợp không chấp nhận, Hệ thống thông báo cụ thể lý do không chấp nhận và nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung để người khai hải quan thực hiện sửa đổi, bổ sung nội dung khai. Sau khi khai trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống để thực hiện khai chính thức tờ khai hải quan.

Khi đã có tờ khai chính thức, người khai hải quan sẽ nhận được kết quả phân luồng tờ khai hải quan [xanh, vàng hoặc đỏ]:

  • Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, hàng hóa có thể vào khu chế xuất.
  • Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
  • Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Thuế GTGT khi doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất

Xuất khẩu vào khu chế xuất được hưởng mức thuế suất 0%

Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu.Xuất khẩu vào khu chế xuất được hưởng mức thuế suất 0%Doanh nghiệp bán hàng cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất thì được áp dụng mức thuế suất là 0% theo quy định tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Tuy nhiên theo Khoản 2 điều này, để được áp dụng mức thuế suất 0%, doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất phải đảm bảo một số điều kiện nhất định:

  • Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
  • Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

Nếu doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất thiếu tờ khai hải quan thì hàng hóa bán vào khu chế xuất sẽ phải tính theo mức thuế suất là 10% và thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

Nếu doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng vẫn có tờ khai hải quan thì doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất được xuất hóa đơn với thuế suất 0% nhưng thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

Trên đây là những quy định của pháp luật về Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất. Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn được Tư vấn Luật Doanh nghiệp, có thể liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 hoặc qua website của chúng tôi để được Luật sư Doanh nghiệp tư vấn chi tiết.

Mở tờ khai hải quan là bước quan trọng trong quy trình xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, có một số trường hợp mà doanh nghiệp chế xuất [DNCX] và đối tác được lựa chọn có thực hiện thủ tục hải quan hay không. Điều này được quy định rõ ràng tại các văn bản, thông tư của Bộ tài chính.

Vậy, những trường hợp nào không bắt buộc phải thực hiện thủ tục hải quan, mở tờ khai hải quan?

Theo quy định tại Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC, Khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC và Mục 11 Công văn 18195/BTC-TCHQ, hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau đây DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:

- Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư 38;

- Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;

- Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất;

- Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;

- Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.

- Hàng hóa DNCX nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định như hàng hóa nhập khẩu không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì khi trao đổi, mua bán hàng hóa này với doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan.

- Hàng hóa DNCX mua từ nội địa và đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì hoạt động mua bán này không phải làm thủ tục hải quan.

Trường hợp DNCX mua từ nội địa các loại hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu thì phải làm thủ tục hải quan trừ trường hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của DNCX [Ví dụ: than đá sử dụng trong quá trình đốt lò phục vụ sản xuất của DNCX].

Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hóa thông thường. Riêng các trường hợp sau không cần tờ khai hải quan:

Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ, phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.

Cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và hàng hoá phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng [bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay].

Lưu ý: Đối với các trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.

Trên đây là một số trường hợp doanh nghiệp chế xuất có thể lựa chọn làm thủ tục hải quan hoặc không. Rất mong bài viết đã mang lại những thông tin, kiến thức xuất nhập khẩu bổ ích để giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa thủ tục hải quan!!!

Xem thêm:

Quy trình nhập khẩu hạt hướng dương

Quy trình cấp CO

Công ty Funny Group, tự hào là nhà cung cấp nông sản sạch nhập khẩu với nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, công ty cũng cung cấp các dịch vụ xuất nhập khẩu như: tìm kiếm nguồn hàng, tư vấn và nhận ủy thác xuất nhập khẩu. Đảm bảo cung cấp chất lượng tốt nhất về sản phẩm và dịch vụ!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.

Địa chỉ: Số 90, ngõ 167 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 090.325.6767 - 0981.167.167

Email:

Video liên quan

Chủ Đề