Cộng đồng dân cư là gì gdcd 8

Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong cùng khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gắn bó thành khối, giữa họ có sự liên kết hợp tác với nhau cùng có lợi chung.. Bài 1 trang 31 Sách bài tập [SBT] GDCD 8 – Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

Bài tập 1: Theo em, thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? Hãy nêu một số ví dụ về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

Trả lời

+ Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong cùng khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gắn bó thành khối, giữa họ có sự liên kết hợp tác với nhau cùng có lợi chung.

+ Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh phong phú, giữ trật tự an ninh, vệ sinh môi trường

Ví dụ: Mở các lớp bóng chuyền, tập thể dục cho người cao tuổi, phát động phong trào thu gom rác thải.

A. Lý thuyết

I. Khái quát nội dung câu chuyện

* Nội dung 1

   - Hiện tượng: Tảo hôn, sinh nhiều con, li hôn

      + Trẻ em không được đi học

      + Mê tín dị đoan

      + Các tệ nạn xã hội

      + Ma chay linh đình

-> Nguyên nhân sinh ra đói nghèo.

* Nội dung 2

   - Làng sạch sẽ, dùng nước sạch

   - Trẻ em được đi học, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ.

   - Ốm đến trạm xá

   - Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

   - An ninh trật tự được đảm bảo

   - Xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu

   -> Người dân yên tâm sản xuất, đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao.

=> Ý nghĩa: Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân và sự phát triển, giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc ta.

II. Nội dung bài học

2. 1 Khái niệm:

Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.

2.2 Xây dựng nếp sống văn hóa:

   - Giữ gìn trật tự an ninh

   - Vệ sinh môi trường xanh- sạch-đẹp

   - Xây dựng tình đoàn kết xóm làng

   - Bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan.

   - Phòng chống tệ nạn xã hội.

->Làm cho đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú.

Quét dọn đường làng ngõ xóm góp phần xây dựng nếp sống văn hóa.

2.3. Ý nghĩa

- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

2.4 Trách nhiệm của học sinh

- Tránh những việc làm xấu.

- Tham gia những hoạt động vừa sức mình do thôn xóm tổ chức.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Câu tục ngữ: Bán anh em xã mua láng giềng gần nói đến điều gì?

A. Xây dựng tình đoàn kết láng giềng.

B. Xây dựng gia đình văn hóa.

C. Xây dựng gia đình hạnh phúc.

D. Xây dựng nếp sống văn minh.

Câu 2: Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung được gọi là ?

A. Dân tộc.

B. Cộng đồng dân cư.

C. Cồng đồng.

D. Dân số.

Câu 3 : Các hoạt động thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hóa là?

A. Không tổ chức đám cưới linh đình, xã hoa, lãng phí.

B. Xây dựng điểm vui chơi giải trí cho trẻ em.

C. Sinh đẻ có kế hoạch.

D. Cả A,B,C.

Câu 4 : Các hoạt động không xây dựng nếp sống văn hóa là?

A. Tụ tập thanh niên đánh bài.

B. Làm theo những gì thầy bói phán.

C. Lấy chồng trước độ tuổi nhà nước quy định.

D. Cả A,B,C.

Câu 5: Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú được gọi là?

A. Xây dựng gia đình văn hóa.

B. Xây dựng gia đình hạnh phúc.

C. Xây dựng nếp sống văn hóa.

D. Xây dựng văn hóa.

Câu 6: Hằng năm vào các dịp gần tết, tại thôn M thường vận động bà con quét dọn đường làng, ngõ xóm, treo cờ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Xây dựng nếp sống văn hóa.

B. Xây dựng gia đình văn hóa.

C. Làm cho có hình thức.

D. Xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết.

Câu 7: Biểu hiện cụ thể của cộng đồng dân cư là?

A. Làng.

B. Thôn.

C. Tổ dân phố.

D. Cả A,B,C.

Câu 8: Tiêu chuẩn nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là?

A. Bài trừ mê tín dị đoan, phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.

C. Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh.

D. Cả A,B,C.

Câu 9: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm cho cuộc sống bình yên.

B. Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

C. Góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

D. Cả A,B,C.

Câu 10: Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư học sinh cần phải làm gì?

A. Tránh các việc làm xấu.

B. Tham gia những hoạt động vừa sức.

C. Bài trừ các hoạt động mê tín, dị đoan.

D. Cả A,B,C.

Câu 2: Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá [và ngược lại] ? Vì sao ?

a]   Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo ;

b]   Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường ;

c]   Bỏ trồng cây thuốc phiện ;

d]   Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường ;

đ]   Sinh đẻ có kế hoạch ;

e]   Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình ;

g]   Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm ;

h]   Tảo hôn [lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định] ;

i]   Tích cực đọc sách báo ;

k] Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm ;

l] Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép ;

m] Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý ;

n] Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm ;

o] Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong cùng khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gắn bó thành khối, giữa họ có sự liên kết hợp tác với nhau cùng có lợi chung.

Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh phong phú, giữ trật tự an ninh, vệ sinh môi trường.

Ví dụ: Lao động vệ sinh đường phố, các hoạt động tập dưỡng sinh, tập thể dục, thể thao…

Lời giải:

– Điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh , phong phú.

– Giữ trật tự an ninh.

– Vệ sinh môi trường.

Lời giải:

Học sinh cần tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng dân cư như: có lối sống lành mạnh, tránh xa văn hóa phẩm đồi trụy, bảo vệ môi trường…

Lời giải:

Em đã góp phần xây dựng cộng đồng dân cư như:

   – Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ.

   – Tránh xa những tệ nạn xã hội.

   – Đấu tranh vì những hệ tư tưởng mê tín dị đoan.

   – Vệ sinh đường phố.

A. Đoàn kết giúp đỡ nhau khi khó khăn

B. Tổ chức ghi lô đề, đánh bạc

C. Phao tin đồn nhảm, gây hoang mang dư luận

D. Vứt rác bừa bãi

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

A. Lá lành đùm lá rách

B. Tương thân tương ái

C. Đâm bị thóc, chọc bị gạo

D. Bán anh em xa mua láng giềng gần

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là cần phải giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

B. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là phải khuyến khích tục lệ ăn uống cỗ bàn trong ma chay, cưới hỏi.

C. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là phải xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng.

D. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là góp phần giữ gìn trật tự an ninh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

B. Góp phần làm cho cộng đồng dân cư thêm tốt đẹp.

C. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

D. Góp phần làm cho cuộc sống no đủ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

– Thế là tảo hôn đấy.

– Ngày xưa mẹ tớ cũng 16 tuổi lấy chồng đấy, có sao đâu. Nhà nước cũng không cấm. Vì đấy là quyền tự do hôn nhân mà – Dũng xen vào.

Câu hỏi :

1/ Theo em, bạn Dũng nói như thế đúng hay sai ?

2/ Nếu em là người chứng kiến cuộc trò chuyện đỏ, em sẽ nói với Dũng như thế nào ?

3/ Theo em, những ai có thể giúp cho Huyền và chị gái của Huyền thoát khói hoàn cảnh đó ?

Lời giải:

1/ Theo em, bạn Dũng đã sai khi nói như vậy.

2/ Em sẽ nói Dũng biết, suy nghĩ vậy là sai; chỉ khi nào đủ 18 tuổi trở lên, công việc ổn định mới nên lấy chồng.

3/ Gia đình có thể giúp Huyền thoát khỏi hoàn cảnh này.

Câu hỏi:

1/ Em có suy nghĩ gì về hiện tượng trên ?

2/ Theo em, các cơ quan chức năng địa phương cần làm gì để hạn chế những tệ nạn đó ?

Lời giải:

1/ Hiện tượng trên hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển nhân cách của thanh thiếu niên.

2/ Các cơ quan chức năng nên nào cuộc, để hạn chế sự tác động tiêu cực của các cửa hàng này.

– Sáng thứ 7 tuần này mỗi gia đình cử một người tham gia dọn vệ sinh xóm ngõ nhé.

Sáng thứ 7, tất cả mọi người trong tổ mang dụng cụ lao động ra làm vệ sinh. Chi có gia đình ông Bảy là không có ai ra lao động. Ông Bảy còn báo : “Rỗi hơi, làm vệ sinh là công việc của lao công, công nhân môi trường đô thị. Các ông các bà quét làm gì ? về nhà nghỉ đi”.

Mọi người…… ???

Câu hỏi :

1 / Em có suy nghĩ gì về câu nói cứa ông Bảy ?

2/ Nếu em là bác Tổ trưởng tổ dân phố, em sẽ nói với ông Bảy như thế nào?

3/ Em hãy đề xuất một hoạt động để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em ở.

Lời giải:

1/ Câu nói của ông Bảy hoàn toàn sai, đáng phê phán.

2/ Em sẽ giải thích cho ông hiểu về trách nhiệm của mỗi cá nhân với môi trường chung.

3/ Em sẽ vận động, tổ chức các buổi tuyên truyền tập huấn về an toàn giao thông, môi trường, chất lượng dân cư, kế hoạch hóa gia đình…

Theo em, hoạt động đền ơn đáp nghĩa có góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư không? Vì sao?

Lời giải:

Em nghĩ hoạt động ấy là một hoạt động bổ ích. Không những có thể giúp đỡ những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn mà mọi người trong khu dân cư có thể gắn bó với nhau hơn.

Lời giải:

– Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

– Không tụ tập, ồn ào.

– Tham gia các buổi tập huấn về phòng cháy chữ cháy.

1/ Trong câu chuyện này, em thấy bạn Loan băn khoăn, buồn rầu về vấn đề gì ? Ở địa phương em có những vấn đề tương tự như vậy không ?

2/ Theo em, nguyên nhân nào khiến những hủ tục đó vẫn tồn tại và phất triển ?

3/ Em có thể làm gì để góp phần xoá bỏ những hủ tục đó ?

Lời giải:

1/ Khi ông nội Loan vừa mất, cả nhà đã lo làm cỗ tưng bừng, Một bên thì buồn rầu, một bên thì lo đi ăn cỗ như trẩy hội. Hai hoàn cảnh đối lập nhau. Đó là hủ tục khiến Loan suy nghĩ.

2/ Do thiếu hiểu biết, sự cổ súy và tư tưởng lạc hậu.

3/ Em có thể lên án, báo cáo tình hình này cho chính quyền, thuyết phục và giải thích cho mọi người hiểu.

Video liên quan

Chủ Đề