Công chức chuyên viên viên chức khác nhau thế nào năm 2024

Năm 2000, UBND TP. Hà Nội quyết định sáp nhập 3 Ban quản lý dự án thuộc Sở Giao thông công chính, trong đó có Ban quản lý dự án công trình công cộng thành Ban quản lý dự án hiện tại bà Hà đang công tác và bà Hà đang giữ chức trưởng một phòng nghiệp vụ tại Ban quản lý dự án này.

Tuy nhiên, sau khi Luật Viên chức có hiệu lực từ ngày 1/1/2012, tất cả người làm việc trong Ban quản lý dự án - đơn vị sự nghiệp đều là viên chức trừ Giám đốc Ban. Bà Hà đang là công chức, nay Phòng tổ chức cán bộ cho rằng bà chỉ là viên chức do đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp.

Bà Hà hỏi, bà đang làm việc tại Ban quản lý dự án thì được coi là công chức hay viên chức? Bà có được đăng ký tham gia thi nâng ngạch chuyên viên chính không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời vấn đề bà Hà hỏi như sau:

Để phân biệt rõ khái niệm, chức trách nhiệm vụ, quyền lợi, nghĩa vụ của công chức và viên chức cần phải đối chiếu các quy định hiện hành tại Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức và hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 08/2011/TT-BNV ngày 2/6/2011 của Bộ Nội vụ thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc cơ quan chuyên môn (Sở, Thanh tra, Văn phòng) thuộc UBND cấp tỉnh là công chức.

Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức

Tại điểm d, đ, e , khoản 1, Điều 58 Luật Viên chức quy định việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:

- Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;

- Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;

- Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.

Viên chức được thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Theo quy định trước đây, ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, viên chức. Ngạch công chức, viên chức bao gồm chuyên viên cao cấp và tương đương, chuyên viên chính và tương đương, chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên.

Hiện nay, theo quy định của Luật Viên chức, vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng của viên chức; Chức danh nghề nghiệp thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong từng lĩnh vực ngành nghề hoạt động của viên chức.

Để bảo đảm chế độ, chính sách đối với viên chức phải căn cứ vào vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp của viên chức. Theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp.

Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức được hướng dẫn tại Điều 29 Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức như sau:

- Khi chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng phải thực hiện thông qua việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp;

- Khi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

Như vậy thay vì việc thi hoặc xét nâng ngạch như trước đây, hiện nay viên chức có thể được thăng hạng viên chức từ hàng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực qua hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là công chức

Các vấn đề bà Tạ Thu Hà hỏi, bà Hà đang làm việc tại Ban quản lý dự án giao thông, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải, theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 08/2011/TT-BNV thì tại đơn vị sự nghiệp công lập này chỉ có Giám đốc Ban là công chức.

Bà Hà được tuyển dụng, bổ nhiệm công chức làm việc tại Ban quản lý dự án thuộc Sở từ năm 1999 đến nay, nhưng không phải là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp này. Nay thực hiện Luật Viên chức bà Hà được chuyển đổi thành viên chức là phù hợp quy định tại điểm d, đ, e khoản 1, Điều 58 Luật Viên chức; Quá trình cống hiến, thời gian công tác của bà trước khi chuyển sang làm viên chức được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.

Khi bà Hà có đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi hoặc xét thăng hạng theo thông báo của Hội đồng thi và xét thăng hạng. Bà Hà có thể được thăng hạng viên chức từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực qua hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp,

Việc phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và quy trình, thủ tục tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 30, Điều 31 Nghị định 29/2012/NĐ-CP.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Công chức viên chức khác nhau thế nào?

Công chức được phân chia theo “ngạch”, còn viên chức thì không được phân thành ngạch như ngạch chuyên viên, cán sự,… mà được được phân theo chức danh nghề nghiệp. Chức danh nghề nghiệp thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Chuyên viên công chức là gì?

Chuyên viên là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về một hoặc một số lĩnh vực các trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Công chức lương bao nhiêu?

Theo bảng lương này, tiền lương công chức thấp nhất là 2.430.000 đồng/tháng (tương ứng với hệ số 1.35 của công chức loại C) và tiền lương công chức cao nhất là 14.400.000 đồng/tháng (tương ứng hệ số lương 8.00 của công chức loại A3 nhóm 1).

Chuyên viên lương bao nhiêu?

Theo đó, chuyên viên chính hiện nay có thể nhận mức lương từ: 6.556.000 đồng/tháng đến 10.102.200 đồng/tháng. Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).