Có máy trường phái nghiên cứu tâm lý

Lược sử tâm lý, Trường phái tâm lý học hoạt động (Phần 1)

Các nguyên tắc cơ bản của tâm lý học được xây dựng là.

Nguyên tắc coi tâm lý là hoạt động

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của nền tâm lý học hoạt động. 

Nguyên tắc này được hiểu: Tâm lý không đóng kín bên trong mà được biểu hiện ra bên ngoài, thể hiện trong hoạt động, thông qua hoạt động, tồn tại trong hoạt động. Hoạt động tham gia hình thành tâm lý. Tâm lý và hoạt động có sự thống nhất biện chứng. Trong hoạt động mà con người phát hiện ra logic của sự vật, hiện tượng, lĩnh hội logic này, chuyển nó thành tri thức kinh nghiệm của bản thân.

Có nhiều thực nghiệm minh chứng cho luận điểm này:

  • Thực nghiệm của P.Ia.Ganpêrin trong nghiên cứu “Sự khác biệt tâm lý giữa công cụ của con người và các phương tiện hỗ trợ của động vật và ý nghĩa của sự khác biệt đó” (1937).
  • Thực nghiệm của L.I.Bôgiôvich trong công trình “Ngôn ngữ và hoạt động trí tuệ thực tiễn” (1935).
  • Thực nghiệm của A.N.Leonchiev trong “Quá trình học sinh nắm các khái niệm khoa học”.
  • Thực nghiệm về trí nhớ phụ thuộc vào cách tổ chức hoạt động của P.I.Dinchenco.

Một trong những nghiên cứu của P.I.Dinchenco như sau: Trao cho đối tượng thực nghiệm 1 tờ giấy to trên đó có vẽ 15 đồ vật và 15 bức tranh nhỏ dưới dạng phiếu rời. Những bức tranh ở tờ giấy to và phiếu rời thì khác nhau. Người ta yêu cầu một số đối tượng đặt những phiếu rời để chữ cái đầu tiên của tên đồ vật trùng với chữ cái đầu tiên các đồ vật trên tờ giấy to, các đối tượng còn lại thì xếp những phiếu rời theo mối liên hệ nào đó của chính các đồ vật được vẽ trên cả phiếu nhỏ lẫn tờ giấy to. Ví dụ như cái cưa-cái rìu, quyển sách-cái kính,… Sau khi lấy các bức tranh đi, nhiệm vụ cho các đối tượng là nhớ lại những gì đã thực hiện trên phiếu rời. Kết quả cho thấy những đối tượng chọn những phiếu rời theo chữ cái đầu tiên chỉ có thể nhớ lại những đồ vật với số lượng không đáng kể so với những đối tượng chọn những bức tranh có mối liên hệ lẫn nhau giữa các đồ vật. Sự khác biệt còn lớn hơn khi tái hiện theo cặp đồ vật.

Vậy năng lực ghi nhớ đồ vật được thể hiện trên phiếu rất khác nhau mặc dù những đồ vật đều được các đối tượng thực nghiệm chú ý đến trong khi làm cả hai bài tập.

=> Nói cách khác, đối tượng đích thực của ý thức của chủ thể phụ thuộc vào chỗ: tính tích cực của chủ thể là như thế nào và hoạt động của chủ thể là như thế nào. Một thực nghiệm khác của P.I.Dinchenco cũng đi đến khẳng định “Như vậy, hoạt động sinh ra hứng thú – đó là hoạt động mà trong đó, chỉ có phạm vi ít nhiều rõ rệt của các hành động chiếm vị trí của những hoạt động trực tiếp làm nên nội dung đầy đủ của nó.”

Đặc trưng hoạt động của các chức năng tâm lý người được cấu tạo theo nguyên tắc gián tiếp.  Điều đó có nghĩa là phản ánh tâm lý diễn ra không trực tiếp mà phải trải qua khâu trung gian là các dấu hiệu, ký hiệu do chủ thể tạo ra theo sơ đồ:

Có máy trường phái nghiên cứu tâm lý

Trong đó: 

A là kích thích.
B là phản ứng đáp lại của chủ thể.
X là khâu trung gian ( các ký hiệu, dấu hiệu).

VD: kích thích là em bé khóc dấu hiệu sẽ là tiếng khóc, em bé vùng vẫy,… phản ứng là chạy lại bồng em bé lên, vỗ về.

Theo L.S. Vygovsky : “Công cụ tâm lý- cấu thành nhân tạo. Về bản chất chúng có tính chất xã hội chứ không phải tính chất sinh học, hay là sự  thích ứng có tính chất cá nhân. Chúng hướng vào việc làm chủ các quá trình của người khác hay của bản thân minh, cũng như kỹ thuật hướng vào việc làm chủ các quá trình tự nhiên.”

Các công cụ tâm lý là: ngôn ngữ, kỹ thuật ghi nhớ, ký hiệu đại số, sơ đồ, bản vẽ,…

Trong sơ đồ đã dẫn ra ở trên, thay vào mối liên hệ A-B, ta có hai mối liên hệ A-X và X-B. Công cụ tâm lý ở con người càng nhiều thì con người càng có khả năng phản ánh chính xác hơn các tác động của hiện thực.

VD: Ngày trước thì việc truyền tin chỉ là truyền miệng và rất dễ xảy ra sai lệch. Sau này chúng ta đã có được kỹ thuật ghi chép trên giấy rồi trên máy tính/ quay hình để lưu truyền thông tin cho các thời đại sau. Những việc vụ án đã bị xử sai vì chỉ có bằng chứng lấy từ người chứng kiến và có thể dễ dàng ngụy tạo, hiện nay nhờ có điện thoại thông minh/ camera giám sát nên ta có thể biết được chính xác vụ việc xảy ra.

Nguyên tắc lịch sử và nguồn gốc xã hội của các chức năng tâm lý

Nguyên tắc lịch sử trong tâm lý học là vận dụng phạm trù phát triển vào việc nghiên cứu đời sống tinh thần của con người 

Vd: Tập tính vô tư, ít lo nghĩ xa, rộng rãi hào hiệp của người dân Nam bộ được hình thành từ việc sông nước dồi dào nguồn tài nguyên, lúa gọi dồi dào, nên không cần phải làm lụng quá cực nhọc để tích trữ phòng nạn đói như người dân Bắc và Trung Bộ. 

Các chức năng tâm lý người đều có nguồn gốc xã hội. Bản chất của các hiện tượng tâm lý người là thuộc về các điều kiện xã hội – lịch sử cụ thể. Nguyên tắc này đòi hỏi phải nghiên cứu các chức năng tâm lý trong sự vận động, phát triển của cả xã hội- lịch sử loài người nói chung, của mỗi cá nhân nói riêng từ lúc khởi đầu của nó chứ không phải nghiên cứu chúng một cách “tĩnh”, không nhìn thấy sự vận động phát triển biến đổi của nó.

Vd : Nguồn gốc xã hội: Năm 1825, tại Nurenbec (Đức), người ta đã bắt được một cậu bé 17 tuổi ,sống dưới một cống ngầm, tâm lý và ý thức của cậu chỉ bằng một đứa trẻ lên ba. 

Những đứa trẻ sói ở Ấn độ, Kamala và Amala đã được một con sói cái nuôi dưỡng trong rừng những năm 1920. Hai cô bé sinh hoạt như loài sói kể cả khi đã được đưa về sống ở trại trẻ mồ côi.

Kahn:” Khi nuôi dạy một đứa trẻ với một chú chó, bạn sẽ không kỳ vọng con chó học hành vi của người. Những đứa bé rất có thể sẽ học cách bò trên sàn và sủa như loài chó”

Ưu điểm:

  • Tâm lý học hoạt động dựa trên sự phân tích về nhận thức, hành vi, niềm tin, tác động lên những cảm xúc phức hợp của con người. Do đó, thuyết TLH hoạt động cho bạn biết bạn thực sự bạn chinh là con người trong suy nghĩ và tiềm thức của bạn. Nó phát hiện những điều vô lý trong suy nghĩ và tiềm thức của bạn, giúp bạn sửa chữa và thể hiện chính con người bạn trong đời sống thực tại.
  • Phương pháp này dùng trong việc chữa trị những chứng rối loạn về tâm lý và các trạng thái cảm xúc. Nó giúp bạn có tâm lý thoải mái và vượt qua những khó khăn trạng thái cảm xúc. Ví dụ: khi bạn mắc lỗi, bạn tự khắc nghĩ rằng:” Tôi thật vô tích sự. Tôi không thể làm được gì cho ra hồn cả”. Chính điều này sẽ làm cho trạng thái cảm xúc của bạn càng tồi tệ hơn, bạn càng né tránh thực hiện việc ấy lần nữa vì sợ sai sót. Trong khi thuyết TLH hoạt động lại khuyên bạn nên cùng với ai đó thực hiện lại công việc, để làm cho mọi việc tốt hơn, dựa trên những kinh nghiệm từ thất bại vừa qua.

Khuyết điểm:

  • Xét về mặt lý thuyết, thuyết TLH hoạt động hơi rườm rà và nặng nề
  • Thuyết tâm lý học hoạt động chưa chú trọng về mặt thời gian ứng dụng và kiểm chứng kết quả trong thực tế.

Nguyên tắc tâm lý và chức năng của não

 Tâm lý là chức năng phản ánh của một dạng vật chất có tổ chức cao là não, gắn liền với hoạt động của bộ não. Nguyên tắc này khẳng định lập trường duy vật triệt để trong tâm lý học Mác xít. Vật chất là cái có trước, tâm lý – ý thức người là cái có sau, chính là sự phản ánh hiện thức khách quan thông qua bộ não.

V.I.Lênin đã tiến hành một cuộc đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái của “chủ nghĩa duy ngã” mà đại diện là Makhơ, “thuyết thực tại ngây thơ” của Avenarius…nhà vật lý học và nhà triết học người Áo, theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan, cùng với Avarius sáng lập chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Xuất phát từ triết học duy tâm của Beccơli G. (G. Berkeley) và Hium Đ. (D. Hume), phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới bên ngoài và độc lập với ý thức (khi coi sự vật là những “phức hợp cảm giác”); bác bỏ nội dung khách quan của các khái niệm khoa học, các quy luật và tính nhân quả, cho rằng chúng là sản phẩm của trí tuệ, của tâm lý con người.

Chủ nghĩa Makhơ  lặp lại luận cứ và các diễn đạt khác nhau của Beccơli (1710) và Phíchtơ (1801), hay của  Avene (1891 – 1894), không hề làm thay đổi bản chất của chủ nghĩa duy tâm chủ quan của họ. Họ còn viện đến “Thuyết thực tại ngây thơ” của để bảo vệ triết học duy tâm chủ quan của mình. Đây là lối ngụy biện tầm thường, bởi lẽ theo V.I.Lênin: “Thuyết thực tại ngây thơ” của bất cứ một người lành mạnh nào, không qua nhà thương điên hay không qua trường đại học của những nhà triết học duy tâm, là ở chỗ thừa nhận sự tồn tại của vật, của hoàn cảnh, của thế giới không phụ thuộc vào cảm giác của chúng ta, vào ý thức của chúng ta, vào cái Tôi của chúng ta và vào con người nói chung”

Trong cuốn “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lênin kịch liệt phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Makhơ và chỉ ra rằng quan điểm duy tâm của Makhơ tất yếu dẫn đến chủ nghĩa duy ngã.

Sự phát hiện ra những yếu tố của thế giới là

1) Coi tất cả mọi cái tồn tại đều là cảm giác;

2) Gọi cảm giác là yếu tố;

3) Chia các yếu tố ra thành yếu tố vật lý và yếu tố tâm lý, – yếu tố sau phụ thuộc vào thần kinh của con người và, nói chung, phụ thuộc vào cơ thể của con người; còn yếu tố trước thì không phụ thuộc vào những cái đó;

4) Cho rằng mối liên hệ giữa yếu tố vật lý và yếu tố tâm lý không thể tồn tại tách rời nhau; chúng chỉ tồn tại cùng nhau; 

5) Chỉ có thể tạm thời không kể đến mối liên hệ này hay mối liên hệ khác;

6) Tuyên bố rằng lý luận “mới” không có “tính chất phiến diện” 

Người nhấn mạnh “thực chất của chủ nghĩa duy tâm là ở chỗ lấy cái tâm lý làm điểm xuất phát ; từ cái tâm lý suy ra giới tự nhiên và chỉ sau đó, mới từ giới tự nhiên suy ra ý thức thông thường của con người”.  

Khẳng định hai luận điểm cơ bản của những người theo lập trường duy vật:

  1. Thế giới vật lý tồn tại không lệ thuộc vào ý thức con người và đã tồn tại từ lâu trước khi có con người, và trước mọi “kinh nghiệm của con người”.
  2. Cái tâm lý, ý thức… “là sản phẩm tối cao của vật chất (nghĩa là của cải vật lý), là chức năng của khối vật chất đặc biệt phức tạp gọi là bộ óc con người.”

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, một nền tâm lý học thực sự khách quan, khoa học đã xuất hiện: Tâm lý học hoạt động lấy triết học Mác làm nền tảng.

Nền tâm lý học hoạt động một thời gian dài đã được trưởng thành và phát triển ở Liên Xô trước đây, sau này được lan rộng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhân thức rằng tri thức tâm lý học hiện có là trí tuệ của cả loài người.

Nghiên cứu các dòng phái tâm lý học khác nhau trong đó có Tâm lý học hoạt động cũng để chúng ta nhìn rõ hơn sự phát triển phong phú của trí tuệ con người về một lĩnh vực của đời sống tâm hồn. Cho ta thấy được cái hay, đúng, cái chân lý khoa học đang dần dần khám phá, thúc đẩy ta thêm phần trách nhiệm, nỗ lực đóng góp hơn nữa cho nền tâm lý học nước nhà.

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm:

  • Thuyết TLH HĐ phát hiện những điều vô lý trong tư duy và hoạt động của con người, giúp sửa chữa cũng như thể hiện chính bản thân con người trong đời sống thực tại.
  • Phương pháp này dùng trong việc chữa trị những chứng rối loạn về tâm lý và các trạng thái cảm xúc.
  • TLH hoạt động khuyên con người nên cùng với ai đó thực hiện lại công việc, để làm cho mọi việc tốt hơn, dựa trên những kinh nghiệm từ thất bại vừa qua.

Hạn chế:

  • Chưa chú trọng về mặt thời gian ứng dụng và kiểm chứng kết quả trong thực tế.
  • Xét về mặt lý thuyết, TLH hoạt động hơi rường rà, nặng nề.

Ứng dụng

Có nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận, nhiều cấp độ trong việc vận dụng Tâm lý học hoạt động vào thực tiễn giáo dục và đổi mới PPGD.

Ứng dụng trong dạy học

Bất cứ hoạt động nào được gọi là Học khi hiệu quả của nó – những tri thức, kỹ năng và thái độ mới hay những tri thức, kỹ năng, thái độ cũ có bản chất mới được hình thành ở người thực hiện hoạt động này.

Trong quá trình lên lớp. Hoạt động được chia thành nhiều dạng khác nhau:

  • Hoạt động vào bài 
  • Hoạt động giới thiệu bài mới 
  • Hoạt động chiếm lĩnh bài mới 
  • Hoạt động củng cồ 
  • Hoạt động hình thành kĩ năng 
  • Hoạt động phản hồi 
  • Hoạt động đánh giá